II. NỘI DUNG KINH DẤU CHÂN VOI
Một số quan điểm tán thán Như Lai và trí tuệ giải thoát của Như Lai mà kinh ngắn Dấu Chân Voi ghi lại, tiêu biểu là:
1. Du sĩ Vacchàyana tán thán: “Này Tôn giả (Jànussoni) tôi là ai mà có thể tán thán Sa môn Gotama, Bậc Tối thượng được tán thán trong các Bậc được tán thán, Bậc Tối thượng giữa chư Thiên và loài Người”.
Du sĩ Vacchàyana chỉ có thể tán thán Thế Tôn gián tiếp qua sự chứng kiến các nhà bác học lỗi lạc thuộc hàng quý tộc, lãnh đạo và thường dân đã quy ngưỡng Thế Tôn, như chỉ phỏng đoán có một con voi lớn đi qua khi thấy các dấu chân voi để lại.
2. Một số nhà bác học gia chủ sau khi nghe Đức Thế Tôn giảng Pháp, đã chân chính xuất gia, tinh cần tu tập và thành tựu phạm hạnh. Các vị này khi chứng ngộ giải thoát đã thốt lên: “Thực sự chúng ta gần bại vong, hoại diệt. Xưa kia chúng ta không phải là Sa môn lại tự xem là Sa môn, không phải là hàng Bà la môn lại tự xem là Bà la môn, không phải là A la hán lại tự xem là A la hán. Nay chúng ta mới thực sự là Sa môn. Nay chúng ta mới thực sự là Bà la môn. Nay chúng ta mới thực sự là A la hán. Và Thế Tôn là Bậc Chánh Đẳng Giác”.
Đức Thế Tôn dạy Bà la môn Jànussoni về sự việc như thế nào là phán đoán chính xác về sự có mặt của một con voi đực lớn, qua dấu chân voi được mục kích, qua dấu chân để lại trên mặt đất, cộng với sự kết hợp của ngà voi lớn để lại trên các thân cây, cành, lá, men theo các dấu vết ấy cho đến khi thật sự trông thấy con voi đực lớn xuất hiện trước mắt. Cũng thế, qua kết quả thành tựu Giới học, Định học, Tuệ học của hàng Tỷ kheo, vẫn chưa nhận ra sự xuất hiện của Như Lai, cho đến khi tự mình đoạn tận lậu hoặc, thấy rõ con đường đưa đến sự đoạn tận lậu hoặc, lúc đó mới có thể nhận ra các dấu vết để lại của Như Lai. Như Lai là Bậc Chánh Đẳng Giác
Tham khảo : https://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung-gg-027.htm
tiểu Kinh ví dụ dấu chân voi-Thiền và Đời Sống kỳ 188-Trung Bộ Kinh 27
Hits: 104