GG : KINH SÀLETYYAKA – Kinh Trung bộ – Nikaya

II. NỘI DUNG KINH SÀLETYYAKA

1. Các Bà-la-môn làng Sàlà, Kosala, lần đầu được yết kiến đức Thế Tôn, đặt câu hỏi về nhân quả, nghiệp báo, “Do nhân gì duyên gì, một số loài hữu tình sau khi thân hoại mạng chung phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục? một số loài hữu tình được sanh vào thiện thú, thiên giới, đời nầy?

Đức Thế Tôn dạy :

– Do ba ác nghiệp về thân, lời và ý (thập ác nghiệp) phi pháp, phi chánh đạo, loài hữu tình sau khi mạng chung sanh về cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.

– Do ba nghiệp về thân, lời và ý (thập thiện nghiệp) chánh pháp, chánh đạo mà loại hữu tình sau khi mạng chung được sanh về thiện thú, thiên giới, cõi đời nầy.

2. Có hai điểm giáo lý khá đặc biệt được thuật lại trong bản kinh nầy:

2.1. Về ba nghiệp ý : tham, sân, si, kinh dạy rõ rằng:

– Về tham : tham lam tài vật của kẻ khác, nghĩ rằng: “mong tài vật của kẻ khác thành của mình”

– Về sân : tâm khởi hại niệm rằng: “mong hữu tình nầy bị giết, bị tàn sát, bị tàn hại “

– Về si : có tà kiến, điên đảo kiến như sau: “Không có bố thí, không có kết quả của bố thí, không có tế lễ, không có cúng dường, các hành vi thiện, ác không có kết quả, không có đời nầy, không có đời sau, không có mẹ, không có cha, không có các loài hoá sanh v.v…”

Ngược lại là thiện về ý nghiệp.

2.2. Một người tinh tấn hành mười nghiệp thiện nêu trên nếu khởi mong ước, sau khi chết sẽ sanh về một trong các cõi trời Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới, sự kiện ấy xảy ra.

Tham khảo : https://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung-gg-041-42.htm

Hits: 71

Trả lời