Thành phố cổ Kaushambi cũng đã từng là một thành phố lớn và quan trọng trong nhiều thế kỷ. Tọa lạc cạnh bờ sông Yamuna cách 51km về hướng tây nam của thành phố Allahabad ngày nay. Đức Phật đã viếng thăm thành phố này vào năm thứ 9 sau khi ngài thành đạo.
Có một câu chuyện kể rằng, lúc bấy giờ ở tại Kaushambi nọ một gia đình thuộc giai cấp Bà La Môn có một người con gái xinh đẹp và cha mẹ nàng muốn kén một chàng rể quý xứng đáng cho nàng. Một hôm lúc ông đang làm lễ cúng tế thần thì gặp đức Phật đi lại, say mê trước hình dáng trang nghiêm và tốt đẹp của đức Phật nên ông rất lấy làm vừa lòng và muốn chọn đức Phật làm rễ của gia đình. Lúc ấy đức Phật cũng quán sát và thấy ông có nhân duyên lớn được độ nên tìm cách tế độ cho hai ông bà này. Hai bên gặp nhau quả là một duyên tốt lành cho cả hai.
Ông Bà La Môn khi ấy bèn nói đức Phật đứng chờ ông một chút và ngay tức thì ông chạy nhanh về nhà để dẫn vợ và kêu cô con gái cưng ra xem mặt chàng rễ quý.
Lúc ấy đức Phật cố ý dẫm chân thật sâu trên mặt đất rồi đi qua một ngôi nhà khác nên khi cặp vợ chồng già đến nơi họ không tìm thấy đức Phật. Vợ ông là một người biết xem tướng nên sau khi quán sát dấu chân Phật, bà biết đây không phải là một người tầm thường và là một người đã thoát ly ái dục. Bà lúc ấy im lặng không muốn nói gì thêm với chồng mình và để chờ xem sự việc diễn tiến ra sao.
Sau một hồi tìm kiếm hai vợ chồng thấy đức Phật đang đI từ xa và ông ta dẫn người con gái đến rồi đề nghị gả cho ngài. Đức Phật mỉm một nụ cười hiền từ và nói lên một bài kệ về trạng thái ngài chế ngự dục vọng như sau:
“Đã nhận thấy ái dục, bất mãn và tham vọng.
Ta không thích thú gì trong dục lạc của ái tình.
Thể xác đầy ô trược này là chi?
Ta chẳng bao giờ muốn sờ đến nó, dầu là chỉ sờ bằng chơn”Ạ.
Nghe đến đây hai vợ chồng Bà La Môn đắc quả A Na Hàm nhưng cô con gái Magandhiya con ông bà không hiểu nên rất lấy làm tức giận vì nghĩ rằng đức Phật chưỡi mắng nàng nên nén giận trong lòng và thề sẽ tìm cách trả thù sau này.
Quả thật do sắc đẹp tuyệt trần của cô nên về sau cô đã được làm thứ hậu của nhà vua Udena và một dịp khi đức Phật cùng chúng tăng đến nơi này để hoằng đạo, cô cho người mắng chưởi và xua đuổi đức Phật ra khỏi thành phố. Những người được mướn thuê làm công việc này khi gặp ngài đi đâu họ cũng đi theo và chưởi rủa ngài như vầy:
“Ông là tên ăn trộm, đồ khờ dại ngu si, ông là người điên cuồng, đồ con lạc đà, đồ bò, đồ lừa. Ông là người ở địa ngục chui lên, đồ súc sanh. Ông sẽ không mong gì được lên nhàn cảnh. Hình phạt và cảnh nổi khổ đau là tất cả những gì ông có thể mong đợi.
Ngài A Nan cảm thấy rất bực mình vì những lời chưởi rủa nhục mạ cứ mãi đi theo sau nên thỉnh ý đức Phật đi sang một làng bên.
– Này A nan, ta nên đi đâu bây giờ?
– Bạch đức Thế tôn, chúng ta sẽ đi đến một thị trấn khác.
– Nếu ở nơi ấy người ta cũng chưỡi rủa và nhục mạ thì ta sẽ đi
đâu?
– Bạch đức Thế tôn, chúng ta lại đi đến một nơi khác nữa.
– Này A Nan không nên nói như vậy. Nơi nào gặp chuyện khó khăn thì chính nơi ấy ta phải dàn xếp cho ổn thỏa. Và chỉ khi giàn xếp xong ta mới có quyền đi nơi khác.
Và ngài dạy thêm rằng, những người này chỉ mắng chưởi trong bảy ngày mà thôi và đến ngày thứ tám họ sẽ im. Mọi chuyện khó khăn xảy ra cho đức Phật không thể kéo dài quá bảy.Về hướng đông của tịnh xá và ngay giữa một khu rừng xoài, có một bức nền thành xưa; đây là nơi Bồ tát Vô Trước đã tạo ra bộ luận Hiển dương Thánh giáo.
Khoảng 8 hay 9 lý về hướng tây nam của thành phố là nơi ở của một con rồng hung ác. Sau khi hàng phục xong con rồng này, đức Phật đã cho in bóng ngài lại đây. Mặc dầu nơi đây thường được mọi người biết đến, tuy nhiên khi ấy không còn dấu vết nào để lại.
Cạnh bên là một ngôi tháp do vua A Dục xây dựng cao khoảng 200 feet. Gần đó là những dấu vết nơi đức Phật thường đi qua đi lại và ở đây cũng có tháp Xá lợi tóc và móng tay của ngài. Những đệ tử đức Phật thường bị khổ sở bởi các căn bịnh đau đớn hành hạ, nhưng khi cầu nguyện nơi này thì đều được chữa khỏi.
Khi giáo pháp đức Phật ở những nơi khác suy đồi thì nơi này Phật pháp vẫn còn hưng thịnh, vì thế từ những người có dòng tộc cao sang cho đến người hạ tiện khi ai đến đây cũng không khỏi khởi niềm cảm xúc, rung động ngay cả đến rơi lệ khi họ trở về xứ�.
Ngày nay thành phố này có tên là Kausam, cũng là một ngôi làng nhỏ nằm cạnh bờ sông Yamuna. Các di tích về Phật giáo ở nơi này ngày nay cũng chẳng còn gì ngoài một trụ đá của vua A Dục và một số nền móng các chùa viện, đền tháp khi xưa.
Đến Kaushambi
Đây là một nơi xa vắng, không tiện đường với tất cả các thánh tích khác và khó đi. Tuy nhiên để viếng thăm Kaushambi này khách hành hương có thể đi đến thành phố Allahabad bằng xe lửa hoặc máy bay. Từ đó có thể lấy xe buýt hoặc thuê Taxi đi đến Kaushambi. Đoạn đường này mất khoảng hai tiếng xe. Khi đi thăm các thánh tích khác, người ta phải trở ra thành phố chính Allahabad lấy xe hoặc tàu để đi các nơi khác.
Ngủ lại đêm
P.W. D. Inspection House, Kaushambi, Allahabad.
Tourist Bungalow, 35 M.G. Marg, Allahabad.
Hits: 27