Ngọc Lâm Thông Tú ( Ngọc Lâm quốc sư)

Ngọc Lâm Thông Tú

Bách khoa toàn thư mở WikipediaBước tới điều hướngBước tới tìm kiếmThiền sư Ngọc Lâm Thông Tú

Thiền sư Ngọc Lâm Thông Tú (zh: 玉林通琇, ja: Gyokurin Tsūshū, 1614-1675), thiền sư Trung Quốc nổi tiếng, thuộc Tông Lâm Tế. Sư là pháp tử của Thiền sư Thiên Ẩn Viên Tu, dưới sư có hơn 20 đệ tử ngộ đạo và nối pháp, nổi bật nhất là Thiền sư Ngưỡng Khê Hành Sâm. Người đời tôn kính thường gọi sư là Ngọc Lâm Quốc sư.

Mục lục

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Thiền sư Trung Quốc
Bồ-đề-đạt-ma đến Huệ NăngBồ-đề-đạt-maHuệ KhảTăng XánĐạo TínHoằng NhẫnPháp DungHuệ Năng,Thần TúHuệ AnHành TưHoài Nhượng
Huyền GiácHuệ TrungThần HộiNgưu Đầu ThiềnPháp DungTrí NhamTuệ PhươngPháp Trì , Trí OaiTuệ TrungHuyền TốĐạo KhâmÔ KhòaNhánh Thanh Nguyên Hành TưHi ThiênĐạo NgộDuy Nghiễm
Bảo ThôngThiên NhiênSùng Tín , Đàm ThạnhĐạo Ngô
Đức ThànhVô HọcĐức SơnThiện Hội
Thạch SươngLương GiớiNghĩa TồnNham ĐầuThuý NhamVân MônHuệ LăngHuyền SaNhánh Nam Nhạc Hoài NhượngMã TổHoài HảiNam TuyềnHuệ Hải
Pháp Thường , Trí TạngBảo TriệtTriệu ChâuQuy Sơn
Hoàng BáVô Ngôn ThôngHuệ TịchNghĩa Huyền
Trí NhànChí CầnLâm Tế tôngLâm TếHuệ NhiênHưng HoáĐại GiácHuệ Ngung ,Diên ChiểuTỉnh NiệmThiện ChiêuQuy TỉnhThạch SươngHuệ GiácPháp ViễnHoàng Long pháiHuệ NamTổ TâmChân TịnhNgộ TânDuy ThanhDương Kì pháiDương KìThủ ĐoanPháp DiễnViên NgộPhật NhãnPhật GiámĐạo NinhĐại HuệThiệu LongĐức QuangĐàm Hoa , Hàm Kiệt Tổ TiênHuệ KhaiSư Phạm Tổ KhâmNguyên DiệuTrung PhongThiên NhamThời UỷChính TruyềnMật VânViên TuViên TínĐạo MânThông TúThông DungTào Động tôngĐộng SơnTào SơnĐạo ƯngLong NhaĐạo PhiQuán ChíDuyên QuánCảnh HuyềnNghĩa ThanhĐạo KhảiTử ThuầnTự GiácPháp ThànhChính GiácThanh LiễuNhất BiệnHuệ HuyTông GiácTrí GiámMinh QuangNhư TịnhHành TúĐức CửVân TụPhúc DụTuệ KinhViên TrừngNguyên LaiNguyên KínhNguyên HiềnMinh TuyếtMinh PhươngĐạo BáiĐạo ThịnhĐạo NgânTịnh ChuTịnh NộtTịch OánhĐại TâmTịnh PhùTrí GiáoHưng ThùHưng LongQuy Ngưỡng tôngLinh HựuHuệ TịchTrí NhànLinh VânQuang DũngTây ThápVăn HỉHuệ ThanhTư PhúcToàn PhóThanh NhượngVân Môn tôngVăn YếnBa LăngTrừng ViễnTrí MônTuyết ĐậuThảo ĐườngNghĩa HoàiPhật ẤnTông BảnHoài ThâmPháp Nhãn tôngSư BịQuế SâmVăn ÍchĐức ThiềuDiên ThọĐạo TếVĩnh An , Văn ThắngKhông tông pháiTrí NghĩHàn SơnThập ĐắcPhong CanBố ĐạiĐạo Tế , Hám SơnThiền sư niTổng TrìLiễu NhiênTrí ThôngDiệu TốngCư sĩPhó Đại SĩBạch Cư DịVương DuyBàng Cư SĩBùi HưuTrương Chuyết Tú TàiTô Đông Pha

Sư họ Dương, quê ở huyện Giang ÂmThường Châu, tỉnh Giang Tô. Năm 19 tuổi, sư theo Thiền sư Thiên Ẩn Viên Tu cạo tóc xuất gia, thọ giới cụ túc và tham Thiền dưới sự hướng dẫn của vị này. Một hôm, sư xem công án “hớp một hơi hết sạch nước Tây Giang” liền đại ngộ và trình kệ tỏ ngộ với Thiền sư Viên Tu:

Không như vạn pháp nó là ai?

Không phải là ai chớ vội khai

Hữu ý kiếm tìm thành cách trở

Vô tâm hoà hợp chẳng còn hai

Ngài bảo sư: “Ta chẳng hỏi ông không giống vạn pháp, chỉ cần ông thể hội được công án ” uống  một hơi hết sạch nước Tây Giang” mà thôi”. Ngay lời nói này, sư nghe liền triệt ngộ, phất tay áo bước ra khỏi phương trượng. Sau đó, Thiền sư Thiên Ẩn Viên Tu phú pháp cho sư nối tông Lâm Tế, ngài rất hài lòng về sở ngộ của sư.

Sau khi bản sư Viên Tu thị tịch, sư kế tiếp trụ trì, thăng tòa thuyết pháp tại chùa Báo Ân ở Võ Khang, tỉnh Triết Giang. Sư tùy căn cơ giáo hóa, môn đệ đến tham học đông.

Năm thứ 15 niên hiệu Thuân Trị nhà Thanh (1658), sư nhận chiếu chỉ của Thế Tổ Thuận Trị mời vào cung thuyết pháp tại điện Vạn Thiện. Vua ngưỡng mộ tài đức, đạo hạnh và ban sư hiệu là Đại Giác Thiền sư. Ít lâu sau, sư trở về ẩn cư tại núi, giao lại cho đệ tử là Thiền sư Ngưỡng Khê Hành Sâm tiếp tục hoằng pháp ở Bắc Kinh, đó là sự mở đầu cho dòng pháp của sư lưu hành ở nơi này.

Năm 1659, vua nhà Thanh tặng cà-sa và ban hiệu cho sư là Đại Giác Phổ Tế Thiền sư.

Năm 1660, vua thỉnh sư làm bản sư truyền giới Bồ Tát và sắc phong sư danh hiệu Đại Giác Năng Nhân Phổ Tế Quốc sư(大覺普濟能仁國師).

Năm 1665. sư đến ẩn cư tại phía tây núi Thiên Mục, tỉnh Triết Giang và xây chùa Thiền Nguyên. Tại đây sư tiếp tục truyền bá Thiền tông và hình thành nên dòng pháp Sư Tử Chính Tông thuộc Tông Lâm Tế.

Ngày 10, tháng 8, năm thứ 14 niên hiệu Khang Hi (1675), sư an nhiên ngồi kiết già thị tịch tại am Từ Vân ở Hoài An, tỉnh Giang Tô, hưởng thọ 62 tuổi, hạ lạp 43 năm. Môn đệ xây tháp thờ tại Đông Ô, phía tây núi Thiên Mục.

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Ngữ lục[sửa | sửa mã nguồn]

  • Ngọc Lâm Tú Quốc Sư Ngữ Lục (玉林琇國師語錄) 12 quyển.
  • Ngọc Lâm Thiền sư Niên Phổ (2 quyển), đệ tử nối pháp là Thiền sư Siêu Kỳ soạn.

Truyện[sửa | sửa mã nguồn]

  • Ngọc Lâm Quốc Sư-Thoát Vòng Tục Lụy,Tác giả: HT Tinh Vân, Phật Quang Sơn Đài Loan. Dịch Việt: HT Thích Quảng Độ

Phim ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tái Thế Tình Duyên (Thoát Vòng Tục Lụy), do Phật Quang Sơn Đài Loan sản xuất.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Fo Guang Ta-tz’u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz’u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch’u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
  • Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
  • Phật Tổ Đạo Ảnh, quyển 1, Thiền Sư Hư Vân biên soạn, đệ tử Đại Sư Tuyên Hóa hiệu đính.

Hits: 225

Trả lời