BÁT THẮNG XỨ
Bát thắng xứ là tám nơi an trú tối thắng, còn gọi là bát trừ nhập, Bát thắng xứ là tám giai đoạn quán sát sắc xứ (sắc và tướng) ở cõi dục để chế phục trừ bỏ tâm tham. Thắng xứ nghĩa là chỗ y cứ để phục phiền não và dẫn khởi nhận thức Phật giáo.
Nội hữu sắc tưởng quán ngoại sắc thiểu thắng xứ: Trong tâm có sắc tướng trong nội tâm, thì nên quán ít sắc để trừ sắc tướng trong nội tâm, nếu quán nhiều sắc e thức khó giữ gìn.
Nội hữu sắc tưởng quán ngoại đa sắc thắng xứ: Bên trong có sắc tưởng tham dục cần phải diệt trừ do tu quán đã dần dà thuần thục, nên có thể quán nhiều sắc ở bên ngoài hơn.
Nội vô sắc tưởng, ngoại sắc thiểu thắng xứ: Pháp quán dần dần được thắng diệu trong tâm đã không còn sắc tưởng, lại quán ít sắc xứ mà thắng nó.
Nội vô sắc tưởng, quán ngoại sắc đa thắng xứ: Tức là chế phục được nhiều phần sắc ái giống như trước.
Nội vô sắc tưởng quán ngoại sắc thanh thắng xứ:
Nội vô sắc tưởng quán ngoại sắc hoàng thắng xứ:
Nội vô sắc tưởng quán ngoại sắc xích thắng xứ:
Nội vô sắc tưởng quán ngoại sắc bạch thắng xứ:
Từ 5, 6. 7, 8 ở trên trong tâm đã không còn sắc tưởng lại quán sắc xanh, vàng, đỏ, trắng bên ngoài để chế phục mà thắng nó, dùng để đối trị tham dục.
Tám pháp này đều lấy thiện căn có tham làm tự tánh, bốn loại trước đều dựa vào sơ thiền và nhị thiền. Bốn loại sau đều dựa vao tứ thiền mà không nương vào tam thiền, vì cõi trời tam thiền vui nhiều nên tâm bị trì trệ.
Bát thắng xứ và bát giải thoát có quan hệ với nhau. Luận Câu Xá quyển 22 có nói: Trong bát thắng xứ có sơ thiền và nhị thiền giống như sơ giải thoát, hai loại kế như nhị giải thoát, bốn loại sau như đệ tam giải thoát nếu như thế thì bát thắng xứ có khác gì bát giải thoát.
Trước tu giải thoát chỉ có thể buông bỏ, sau tu thắng xứ mới có thể chế phục các duyên tùy chỗ ưa thích mà quán, thì hoặc loạn không thể khởi lên được. Tức tu giải thoát thì đối với các duyên chỉ có thể theo lớp mà trừ bỏ đến xả tâm tham là hết, nhưng chưa được tự tại nên lại phải tu bát thắng xứ mới có thể chế phục được các duyên khiến phiền não bặt dứt không khởi, đây chế phục nội cảnh mà được tự tại.
Theo PHDS của Thích Nữ Đức Trí
Tài liệu giảng giải
Tám thắng xứ (aṣṭāvabhibhvāyatanāni):[3] trong có tướng sắc ngoài quán sắc ít, hoặc tốt hoặc xấu, ấy là thắng tri thắng quán về sắc, ấy gọi là thắng xứ đầu. Trong có sắc tướng ngoài quán sắc nhiều, hoặc tốt hoặc xấu, ấy là thắng tri thắng quán về sắc, ấy gọi là thắng xứ thứ hai, thắng xứ thứ ba, thứ tư cũng như vậy, chỉ do ở trong không sắc, tướng ngoài quán sắc, là khác. Cùng với trong cũng không sắc tướng, ngoài quán các sắc xanh, vàng, đỏ, trắng, ấy là tám thứ thắng xứ.
[1] T. 29: Câu xá luận (Abhidharma-kośa-śāstra-俱舍論), quyển 5, tr. 25a.[2] T. 2: Tăng nhất a-hàm kinh (增壹阿含經), quyển 7, hoả diệt phẩm (火滅品), tr. 579a13.[3] T. 26: Tập di môn túc luận (集異門足論), quyển 19, tr. 445b22-c18; T. 27: Đại tỳ bà sa luận (Abhidharma-mahāvibhāsā-śāstra-大毘婆沙論), quyển 141, tr. 727a11-14.
* Trang 10 *
Trong có sắc tướng ngoài quán sắcít là Nội thân không hoại, thấy ngoại duyên phần ít, là duyên ít nên gọi ít, vì quán đạo chưa tăng trưởng nên quán một ít nhân duyên, chứ quán nhiều sợ khó nhiếp tâm. Ví như nai chưa điều phục không nên thả xa.
Hoặc tốt hoặc xấu là, kẻ sơ học buộc tâm trong quán duyên, hoặc ở giữa hai chân mày, hoặc ở trên, hoặc ở đầu chót mũi, quán tướng bất tịnh trong thân, trong thân có tướng bất tịnh mà quán ra ngoài các sắc, do nghiệp báo thiện gọi là tốt, do nghiệp báo bất thiện gọi là xấu.
* Lại nữa, hành giả như theo thấy lãnh thọ mà quán ngoại duyên các thứ bất tịnh, ấy gọi là sắc xấu, còn hành giả hoặc thời quên ức niệm, sanh tịnh tướng, quán tịnh sắc, ấy gọi là sắc xấu.
* Lại nữa, hành giả buộc tâm vào một chỗ trong tự thân, quán sắc trong Dục giới có hai thứ: Một là hay sanh dâm dục, hai là hay sanh sân nhuế. Sắc hay sanh dâm dục là tịnh sắc, sắc hay sanh sân nhuế là bất tịnh sắc, thế gọi là xấu. Đối với trong duyên tự tại, thắng tri thắng kiến, hành giả đối với sắc đoan chánh hay sanh dâm dục mà không sanh dâm dục, đối với sắc xấu hay sanh sân nhuế mà không sanh sân nhuế, chỉ quán thấy sắc do bốn đại nhân duyên hòa hợp sanh, như bọt nước không bền chắc. Ấy gọi là hoặc tốt hoặc xấu.
Thắng xứ là hành giả ở trong quán môn bất tịnh, dù có các kiết sử dâm dục, sân nhuế đến đều không theo nó, ấy gọi là thắng xứ, vì là thắng các giặc phiền não ở trong bất tịnh mà
* Trang 11 *
điên đảo cho là tịnh v.v…
Hỏi: Hành giả làm sao trong có sắc tưởng ngoài quán sắc?
Đáp: Tám thắng xứ ấy, sâu vào định tâm điều như thì có thể được. Hành giả hoặc thời thấy nội thân bất tịnh, cũng thấy ngoại sắc bất tịnh. Bất tịnh quán có hai cách: Một là ba mươi sáu vật các thứ bất tịnh,[1] hai là trừ da thịt trong ngoài ngũ tạng, chỉ quán tướng xương trắng như mã não như tuyết, quán ba mươi sáu vật gọi là xấu, quán như mã não, như tuyết ấy gọi là tốt. Khi hành giả quán trong ngoài, tâm tán loạn, khó vào thiền, thì trừ tướng tự thân, chỉ quán sắc bên ngoài. Như trong A-tỳ-đàm nói: Hành giả do quán được giải thoát, thấy thân này chết, chết rồi đưa đến gò mả, hoặc lửa đốt, hoặc trùng ăn, đều đã mất hết, bấy giờ chỉ thấy trùng và lửa, không thấy thân. Ấy gọi là trong không tướng sắc ngoài quán sắc. Hành giả đúng như lời dạy quán thân là người xương nếu tâm tán loạn ra ngoài, thì thu nhiếp trở lại vào trong quán duyên người xương. Vì cớ sao? Người ấy ban đầu tập thực hành, vì chưa thể quán duyên vi tế, nên gọi là quán sắc ít, khi quán đạo của hành giả càng sâu xa tăng trưởng, thì lấy một người xương ấy quán khắp cõi Diêm-phù-đề đều là người xương. Ấy gọi là quán sắc nhiều, do trở lại nhiếp niệm quán một người xương, do đó gọi là thắng tri thắng kiến.
* Lại nữa, tùy ý vượt thắng được tướng nam nữ, tướng tịnh khiết của trong ngũ dục, nên gọi là thắng xứ. Ví như người dũng kiện cỡi ngựa đánh giặc, phá được giặc gọi là
[1] Tham khảo T. 2: Tăng nhất a-hàm kinh (Ekottara-āgama-增一阿含經), quyển 25, quyển 27, quyển 49; T. 4: Đại trang nghiêm luận kinh-(Sūtrālaṃkāra-śāstra-大莊嚴論經), quyển 5; T. 4: Bách dụ kinh (百喻經), quyển 4; T. 4: Xuất diệu kinh (出曜經), quyển 1, quyển 5, 17.
* Trang 12 *
thắng, lại chế ngự được con ngựa, cũng gọi là thắng. Hành giả cũng như vậy, có thể đối với tướng bất tịnh, quán ít đến nhiều, quán nhiều trở lại ít, ấy gọi là thắng xứ, cũng có thể phá giặc ngũ dục, ấy cũng gọi là thắng xứ.
Bên trong chưa thể hoại thân, bên ngoài quán sắc hoặc nhiều hoặc ít, hoặc tốt hoặc xấu, ấy là thắng xứ đầu và thứ hai. Bên trong hoại thân không sắc tướng, bên quán ngoại sắc hoặc nhiều hoặc ít, hoặc tốt hoặc xấu, ấy là thắng xứ thứ ba thứ tư. Nhiếp tâm sâu vào trong định, hoại nội thân, quán ngoại sắc thanh tịnh, duyên xanh quán sắc xanh, duyên vàng, đỏ, trắng quán sắc vàng, đỏ, trắng, ấy là bốn thắng xứ sau cùng.
Hỏi: Bốn thắng xứ sau cùng ấy với bốn xứ xanh, vàng, đỏ, trắng trong mười nhất thiết xứ có gì sai khác?
Đáp: Nhất thiết xứ xanh v.v… có thể duyên khắp tất cả vật khí đều xanh, còn thắng xứ này hoặc nhiều hoặc ít tùy ý quán, không để tâm khác chiếm đoạt, quán vượt thắng duyên ấy, gọi là thắng xứ. Ví như chuyển luân Thánh vương thắng khắp cả bốn thiên hạ, còn vua Diêm-phù-đề chỉ thắng một thiên hạ mà thôi. nhất thiết xứ thắng khắp hết thảy cảnh duyên, còn thắng xứ chỉ quán một ít sắc mà thắng được, chứ không thể thắng khắp hết tất cả cảnh duyên.
Như vậy, lược nói tám thắng xứ.
Hits: 182