Ba phẩm hạnh cần thiết cho một hành giả
Quán đỉnh là sự tinh túy, giúp cho chúng ta trở lại nhận lấy Tam thân. Thân của chúng ta là biểu tượng của Hóa thân, khẩu là biểu tượng của Báo thân, và ý là biểu tượng của Pháp thân. Khi đón nhận quán đỉnh Tam thân của chư Phật giúp chúng ta trở lại với Tam thân. Nó là sự thực hành tinh túy của cả Đại Thừa Phật giáo và Kim Cương Thừa Phật giáo.
Quán đỉnh về ba đức đại Bồ tát trong Kim Cương Thừa là đức Văn Thù sư lợi Bồ tát, Quán Thế Âm Bồ tát và đức Vajrapani, còn gọi là đức Đại Lực Đại Thế Chí Bồ tát, tượng trưng cho phẩm hạnh của chư Phật, phẩm hạnh của thân khẩu ý giác ngộ của chư Phật, hay có thể nói tâm chúng ta có ba phẩm hạnh, gọi là bi, trí, dũng. Từ bi là biểu tượng của Bồ tát Quán Thế Âm, trí tuệ là biểu tượng của đức Văn Thù Sư Lợi, và dũng lực là biểu tượng của đức Đại Lực Đại Thế Chí bồ tát. Như vậy, đây là ba phẩm hạnh cần thiết cho một hành giả tu tập đạt đến giác ngộ, đó là bi trí dũng mà các phật tử đón nhận sự gia trì quán đỉnh từ ba vị đại bồ tát.
Chúng ta có thể thấy đây là ba đại Bồ tát riêng biệt như biểu tượng riêng của đức Quán Thế Âm hay biểu tượng riêng của Bồ tát Văn Thù, biểu tượng riêng của đức Vajrapani, đức Đại lực Đại Thế Chí. Nhưng nếu muốn là một hành giả thực hành Phật pháp, nên hiểu rằng ba đại Bồ tát này vốn không tách rời, không riêng biệt, các Ngài là sự hợp nhất, là phẩm hạnh của tâm giác ngộ, là tinh túy của tâm giác ngộ với ba biểu tượng của bi trí và dũng ngay nơi tự tánh giác ngộ của mỗi chúng ta.
Không ai có thể tạo nên số phận cho chúng ta
Tất cả các phật tử, để có một chính kiến đúng đắn chúng ta phải hiểu rằng các Ngài là những đại bồ tát, không phải là những vị Chư thiên để có thể ban phúc giáng họa cho chúng ta. Trong thế giới này, không ai là người có thể tạo nên số phận cho chúng ta, không ai có thể tạo nên hạnh phúc hay khổ đau cho chúng ta. Ngay cả chư Phật, Bồ tát, các Ngài cũng không tạo dựng nên khổ đau hay hạnh phúc. Vậy ai là người tạo nên khổ đau, hạnh phúc ? Ai là người tạo nên số phận của chúng ta ? Đức Phật đã dạy rằng không ai khác là tự chúng ta, mỗi chúng ta là kỹ sư xây dựng cuộc đời mình, khổ đau hay hạnh phúc hoàn toàn phụ thuộc vào chính bản thân mình, gọi là nghiệp. Những hành động chúng ta tạo bởi thân khẩu ý, nếu là thiện gọi là thiện nghiệp, nếu là bất thiện gọi là bất thiện nghiệp. Như vậy do những nghiệp chúng ta đã tạo ra trong quá khứ hay trong đời này mà chúng ta lãnh hưởng cuộc sống hạnh phúc hay khổ đau. Chúng ta không nghĩ sai lầm rằng cầu xin chư Phật, bồ tát mang lại hạnh phúc khổ đau cho chúng ta.
Quán đỉnh chính là tinh túy của cả Đại Thừa Phật giáo
Cho nên quán đỉnh không được giảng dạy trong Đại Thừa Phật giáo. Chúng ta không thấy nhắc đến về nghĩa của quán đỉnh. Chúng ta thường được học về quán đỉnh trong Kim Cương Thừa Phật giáo. Nhưng thật ra, tinh túy của quán đỉnh nằm ở Đại Thừa Phật giáo. Bởi trong quán đỉnh, chúng ta đón nhận được năng lượng gia trì từ Tam thân thanh tịnh : Pháp thân, Báo thân, Hóa thân. Đó là năng lượng gia trì từ ba đại bồ tát của từ bi, trí lực và dũng mãnh. Tất cả sự gia trì này giúp cho thành công, giúp cho chúng ta có từ bi trí tuệ, dũng mãnh. Nhờ ba phẩm hạnh này, tất cả công hạnh thế gian, xuất thế gian đều có thể thành tựu. Cho nên quán đỉnh chính là tinh túy của cả Đại Thừa Phật giáo.
(Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa khai thị trong Pháp hội Đại Bi Quan Âm tại Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên ngày 16/03/2018)
Nguồn : Source link
Hits: 45