Nhận thức sai lầm về việc con người sinh ra vốn để ăn thịt


Những cuộc nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học chứng minh rằng trên phương diện sinh lý, con người khác với động vật ăn thịt. Các cuộc thí nghiệm dựa vào hai yếu tố: cấu trúc của cơ thể con người theo giải phẫu sinh lý học và thứ hai là tiến trình tiêu hóa của rau và thịt trong cơ thể của con người.

Dưới đây là 9 lý do vì sao có sự khác biệt giữa cấu tạo sinh lý của con người và động vật ăn thịt:

(1) Răng của loài người được cấu tạo môt cách đặc biệt giống như răng của các loài động vật ăn thảo mộc, dùng để nghiền và nhai nát các thức ăn. Loài người và loài động vật ăn thảo mộc không có răng cửa và răng nanh bén nhọn và đủ sức mạnh như loài động vật ăn thịt, nhưng có răng hàm và xương quai hàm để nhai theo cử động chiều ngang và qua lại.

Ðộng vật ăn thịt có răng nanh rất bén nhưng không có răng hàm và xương quai hàm. Do đó khi ăn thịt, chúng chỉ xé và nuốt trọng luôn chớ không nhai. Tất cả loài linh trưởng, họ hàng gần nhất của loài người cụ thể là loài vượn dùng răng nanh để cắn vỏ trái cây, vỏ hạt cứng và tự vệ, chúng hoàn toàn không dùng răng để xé thịt. Răng nanh của loài linh trưởng chỉ dài gấp 2 lần răng cửa, đối với loài ăn thịt răng nanh dài gấp 6,8 lần chiều dài răng cửa.

(2) Bàn tay của con người khác với bàn tay (chân) của loài động vật ăn thịt có những móng nhọn vuốt, sắc bén (dùng để chụp mồi bắt thịt).

(3) Dung dịch acid trong dạ dày con người và loài động vật ăn rau cỏ có nồng độ thấp, thích ứng với việc tiêu hóa các thức ăn rau quả; không giống như loài động vật ăn thịt có nồng độ acid rất cao (độ pH thấp) thích ứng cho sự tiêu hóa nhanh chất thịt.

(4) Hệ thống ruột của con người và loài động vật ăn rau quả rất dài nhằm thích hợp với sự tiêu hóa hoàn toàn loại thực phẩm rau đậu. Trái lại, loài động vật ăn thịt như cọp và sư tử có đường ruột rất ngắn cho phép bài tiết nhanh chóng những chất thải ra ngoài trong tiến trình chuyển hóa thực phẩm. Nếu như con người ăn thịt, những chất thải sẽ không được bài tiết ra ngoài nhanh chóng do đường ruột rất dài, vì thế sẽ gây nên nhiều chứng bệnh liên quan đến bộ phận tiêu hóa như ung thư biểu bì, ung thư ruột, thường thấy rất phổ thông trong số những người không ăn chay.

(5) Những người ăn chay và loài động vật ăn rau quả ra mồ hôi làm mát cơ thể, không giống như loài động vật ăn thịt phải thở mạnh (thở hỗn hển) để làm mát cơ thể.

(6) Loài người uống từng hớp nước, không giống như loài thú ăn thịt liếm nước bằng lưỡi.

(7) Những người ăn chay và loài động vật ăn rau quả đáp ứng được nhu cầu Vitamin C từ nguồn dinh dưỡng chay. Tất cả loài động vật ăn thịt tự tạo ra Vitamin C cho chúng.

(8) Con người giống như loài động vật ăn rau quả có bàn tay nắm lại được và sử dụng khéo léo không giống loài ăn thịt, không có bàn tay khéo léo.

(9) Những người ăn chay và loài động vật ăn rau cỏ không nuốt chửng thức ăn, khác với loài ăn thịt nuốt gọn thực phẩm.

Những người ăn chay thường ít bị ung thư đường ruột, buồng trứng và tinh hoàn so sánh với người ăn thịt. Họ cũng ít bị các chứng bệnh kinh niên khác như cao áp huyết, tiểu đường, sạn mật, mập phì và các chứng bệnh tâm thần như nghiện rượu…

Vì thực phẩm chay không có chất cholesterol, trái với thịt có nhiều cholesterol. Chế độ dinh dưỡng chay thường có loại chất béo không bão hòa giúp hạ lượng cholesterol, trái với chất béo bão hòa chứa trong thịt thường làm gia tăng lượng cholesterol trong máu. Theo sự hiểu biết thông thường thì lượng cholesterol cao gây nguy hiểm đến chứng bệnh tim mạch.

Người dân bộ tộc Hunza ăn chay trường và sống thọ nhất thế giới

Tiêu thụ thực phẩm rau, quả, ngũ cốc và hạt đậu chứa đầy đủ chất đạm, chất béo, chất khoáng, chất carbohydrates, chất xơ và vitamins cần thiết, là điều ưu tiên của chúng ta nhằm bảo vệ lâu dài sức khỏe và sống đời an vui cùng là ngăn ngừa các căn bệnh kinh niên như bệnh tim, cao áp huyết, đột quỵ, tiểu đường và ung thư, thường hay xảy ra nơi những người ăn thịt.

Nếu ăn chay hợp cách, với lòng thanh tịnh hoan hỷ, phát triển tâm từ bi đến tất cả chúng sinh sẽ tạo ra một từ trường an lành, mát mẻ, từ đó gây ra ít bệnh tật, mang lại lợi ích cho thân tâm. Đặc biệt, trong những ngày Tết đoàn tụ sum vầy gia đình, năng lượng an lành ấy sẽ cùng cộng hưởng để cả gia đình được sống trong bầu không khí đầm ấm, hòa hợp và thanh tịnh.

(Nguồn: “Có phải loài người sinh ra để ăn thịt?”

Nguyên tác: “Is man created to eat meat?

Tác giả: Tiến sĩ Dr. D.P. Atukorale)



Nguồn : Source link

Hits: 19

Trả lời