Chương X (Abhidhammatthasangaha)
1. VẤN ÐỀ DIỆT ÐỘ (Nirodhakathā)
Ðiểm tranh luận: Trước khi ngũ uẩn tìm kiếm tục sinh chưa bị diệt, ngũ uẩn vô ký sanh lên (ngũ uẩn của kiếp sống trước chưa chết, ngũ uẩn của kiếp sống sau sanh lên).
Theo chú giải: Một số tông phái như Andhakas cho rằng trước khi tiềm thức (Bhavaṅga) chuyển động để tìm đời sống mới kế tiếp, nếu một cái tâm khác với 4 uẩn vô ký và sắc uẩn chưa được sanh ra, và như vậy đời sống kế tiếp sẽ bị gián đoạn.
(1) Th: – Như vậy, có phải có 10 loại uẩn? Và 10 loại uẩn này gặp nhau trong cùng một lúc? Nếu Ngài từ khước thì quan niệm của Ngài còn chấp nhận được không? Nếu Ngài đồng ý, Ngài phải trả lời cách hiệp nhau về từng đôi một của mỗi uẩn (điều này trái ngược với chính truyền).
(2) Lý luận tương tự, nếu Ngài duy trì chỉ có 4 uẩn vô ký sanh lên, thì thay thế “9” uẩn cho “10” uẩn.
(3) Và lý luận cũng tương tự nếu Ngài duy trì chỉ có tuệ tục sinh sanh lên, thì thay thế “6” uẩn cho “9” uẩn.
(4) A.: – Khi có 5 uẩn tìm kiếm tục sinh diệt di, có phải Ðạo sanh lên không?
Th: – Vâng.
A: – Có phải một người đã chết, sự tử biệt làm cho Ðạo phát triển không?
2. VẤN ÐỀ ÐẠO VÀ SẮC PHÁP (Rūpammaggotikathā)
Ðiểm tranh luận: Sắc pháp của bậc đang tu tập Bát Thánh đạo được bao hàm trong Ðạo đó.
Theo chú giải: Các phái Mahimsāsakas, Sammitiyas và Māhasanghikas cho rằng ba chi đạo chánh ngữ, chánh nghiệp và chánh mạng thuộc phần Sắc pháp. Thực ra, ví những chi đạo này thuần túy là danh pháp mà không là sắc pháp.
(1) Th: – Ngài cũng phải thừa nhận Sắc pháp ấy (giống như những chi Ðạo) là pháp biết cảnh, có những đặc tính như sự nhớ tưởng, sự lưu tâm, sự tác ý, sự quyết định, Ngài tứ chối điều này và nói một cách chính xác thì chắc chắn quan niệm ngược lại mới hữu lý.
(2 – 3) Ba chi đạo (mà Ngài cho rằng có liên hệ với Sắc pháp) là chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng như Ngài đã thừa nhận là pháp không biết cảnh, không có những đặc tính của danh pháp đã kể trên.
(4 – 5) Nhưng Ngài lại thừa nhận năm chi đạo khác Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh tinh tấn, Chánh niệm và Chánh định – là những pháp biết cảnh và có những đặc tính danh pháp đã kể trên.
(6 – 7) Nếu Ngài xác nhận sự vắng mặt của những đặc tính danh pháp trong 3 chi đạo Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng thì Ngài cũng phải xác nhận 5 chi đạo còn lại – Chánh kiến… Chánh định – cũng không có những đặc tính danh pháp ấy.
(8) M. S. M.: – Nhưng Ngài thừa nhận rằng Chánh ngữ, Chánh nghiệp, và Chánh mạng là những chi đạo (và có những biểu hiện của Sắc pháp). Như vậy Ngài chắc chắn Sắc pháp của bậc đang tu tập Thánh đạo cũng bao hàm trong Ðạo.
3. VẤN ÐỀ CHỨNG ÐẠO VÀ NGŨ THỨC (Pancavinnanasamangimaggabhavanakathā)
Ðiểm tranh luận: Một bậc có thể chứng ngộ Ðạo trong khi đang hưởng cảnh từ ngũ thức.
Theo chú giải: Một vài tông phái như Mahāsanghikas, với sự tham khảo từ đoạn kinh “khi một người có sắc bằng nhãn, người ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng….” Nên đã có quan niệm này. Trong luận điểm này, phái Theravadins đã chỉnh đốn lại quan niệm đó.
(1) Th: – Nhưng có phải Ngài phải chấp nhận rằng:
i – Ngũ thức phát sanh do nương vào vật và đối tượng sanh khởi.
ii – Vật và đối tượng là tiền đề để ngũ thức sanh khởi.
iii – Vật là pháp bên trong, còn đối tượng là pháp bên ngoài, vật và đối tượng vẫn hiện hữu.
iv – Vật và đối tượng là hai loại khác nhau.
v – Vật và đối tượng không hưởng cảnh giống nhau.
vi – Vật và đối tượng không tác ý giống nhau.
vii – Vật và đối tượng không hòa hợp (tương ưng) với nhau.
viii – Vật và đối tượng không theo thứ tự thời gian (sanh diệt khác nhau).
ix – Vật và đối tượng không theo thứ tự liên tiếp.
x – Vật và đối tượng không cùng một lộ trình tâm thức
Nếu tất cả những điều này là sự thật, thì quan niệm của Ngài không thể nào là hữu lý được.
(2) Khảo sát tâm nhãn thức và một trong những đối tượng của Ðạo – Sự tiêu diệt (1) có phải tâm nhãn thức liên hệ đến sự “tiêu diệt” không? Nếu Ngài từ khước, Ngài tự mâu thuẫn với quan niệm của Ngài, Nếu Ngài đồng ý, có phải giáo pháp đã từng nói rằng chẳng những do nhãn và cảnh sắc, nhãn thức sanh khởi” mà còn “do nhãn và sự Tiêu diệt, nhãn thức sanh khởi”? Có phải có bài kinh như vậy không? Dĩ nhiên là không.
(3) Lại nữa, nếu quan niệm của Ngài là hữu lý, Ngài cũng phải thừa nhận rằng nhãn thức sanh lên liên hệ với quá khứ và vị lai. Nó sanh lên không phải chỉ đơn thuần do cảnh sắc mà còn có sự liên hệ với Xúc, Thọ, Tưởng, Tư, Tâm, Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân và Sắc, Thinh, Hương, Vị, Xúc. Những sự thừa nhận như trên không thể nào xảy ra được.
(4) Giờ đây, Ngài có thể thừa nhận rằng, ngũ thức sanh lên liên hệ với sự Tiêu diệt, liên hệ với quá khứ và vị lai, liên hệ đến tiến trình tâm, liên hệ đến những yếu tố giác ngộ.
Và một người đang chứng ngộ đạo khi đang hưởng ngũ thức liên hệ với bất cứ một sắc pháp nào, nhưng không phải trong suốt quá trình hưởng cảnh của ngũ thức, người đang chứng ngộ đạo không có liên hệ gì với sắc pháp đó.
(4) M.: – Nhưng có phải Ðức Thế tôn đã từng thuyết như vầy hay sao: “Này chư Tỳ kheo, vị Tỳ kheo thấy sắc bằng nhãn, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng… nghe… ngửi… nếm… đụng…”? (2)
Ở đây, chắc chắn có sự chứng ngộ đạo đối với một người đang hưởng cảnh của ngũ thức.
4. VẤN ÐỀ TÍNH CÁCH ÐẠO ÐỨC CỦA NGŨ THỨC (Pancavinnana kusalāpītikathā)
Ðiểm tranh luận: Ngũ thức là thiện hoặc bất thiện.
Theo chú giải: Trong Chú giải, không có phân tích về luận điểm này.
(1 – 3) Th: – (Giống như X, 3 (1 – 3) Ở đây lý luận về ngũ thức được giới hạn trong năm cảnh, sắc pháp có tính cách đạo đức và tinh thần liên hệ đến trí tuệ, ý chí…
(4) M.: – Nhưng có phải Ðức Thế tôn đã không từng thuyết rằng “Này chư Tỳ kheo, trong pháp và luật này, khi vị Tỳ kheo thấy sắc bằng nhãn, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng… khi nghe…”?
Do đó, chắc chắn ngũ thức là thiện và bất thiện.
5. VẤN ÐỀ NGŨ THỨC VÀ KIẾN PHƯỢC (Pancavinnānāsābhogāti kathā)
Ðiểm tranh luận: Ngũ thức cũng là kiến phược (Sabhoga) (3)
Theo chú giải: Quan niệm này của phái Mahāsangbikas. Thực ra, chỉ là tâm ý thức giới mới tạo nghiệp thiện hay bất thiện và liên hệ đến kiến phược còn ngũ thức là pháp vô ký. (Lý luận giống hệt như luận điểm trước, X.2)
6. VẤN ÐỀ NGUYÊN TẮC CỦA GIỚI LUẬT (Duthi Silehisamaññagatotikathā)
Ðiểm tranh luận: Bậc thuần thục trong đạo đang tu tập song song hai loại giới luật (Hiệp thế và siêu thế).
Theo chú giải: Từ kim ngôn của Ðức Thế tôn: “Khi một bậc thành tựu viên mãn trong giới, vị ấy đạt được giải thoát”,(4) một vài tông phái như Mahāsanghikas cho rằng một người giới hạnh đang phát triển Ðạo không phải là pháp thế gian, với giới luật của pháp thế gian mà vị này chứng đạt đồng thời cả hai giới luật thế gian pháp và xuất thế gian pháp.
(1) Th: – Như vậy, Ngài cũng phải chấp nhận rằng bậc này có cả hai phần giới luật với hai xúc, hai Thọ, hai Tưởng, hai Tụ, hai Tâm, hai Tín, hai Cần, hai Niệm, hai Ðịnh, hai Tuệ.
(2) Nếu giới của bậc này là hiệp thế thì tiến trình phát triển đạo cũng là hiệp thế.
(3 – 5) Nếu giới của bậc này là cả hai (Hiệp thế và Siêu thế) thì tiến trình ấy sẽ là cả hai, Xúc, Thọ… mà vị ấy đã trải qua cũng sẽ là cả hai hiệp thế và siêu thế – Dĩ nhiên Ngài từ khước điều này…
(4 – 6) Theo quan niệm của Ngài, Ngài cho rằng (i) Một người thuần thục Ðạo tu tập giới hiệp thế trong ba chi đạo chánh ngữ, chánh nghiệp và chánh mạng, nhưng không phải trong năm chi đạo còn lại (ii) Trong ba chi đạo có cả hai giới hiệp thế và siêu thế, nhưng năm chi đạo, sau thì chỉ là siêu thế. Theo chúng tôi quan niệm, Ngài phải thừa nhận tất cả những chi đạo đó là Bát Thánh đạo.
(7) M.: – Nhưng có phải khi Ðạo sanh lên thì Giới hiệp thế bị diệt?
Th.: – Vâng, đúng như vậy.
M.: – Có phải một người không có giới, thiếu giới, đứt giới, ô nhiễm giới lại có thể phát triển Ðạo được?
Th.: – Không, không thể nói như vậy được…
7. VẤN ÐỀ GIỚI VÀ SỞ HỮU TÂM (Sīlaṃ acetasikantikathā)
Ðiểm tranh luận: Giới có tính tự nhiên (và không là một sở hữu tâm).
Theo chú giải: Quan niệm này của phái Māhasanghikas, cho rằng khi có giới, dù giới ấy đã diệt, vẫn có sự thuần thục của giới và người hành động trở thành có giới đức. Luận điểm này tương tự với vấn đề Bố thí không là một sở hữu tâm.(XII.4).
(1) Th: – Nhưng có phải giới vừa là sắc pháp, vừa là Niết bàn, hay vừa là nhãn xứ, vừa là thân xứ (vì những pháp này là những pháp ngược lại với sở hữu tâm).
(2) Ngài không thể gọi Xúc, Thọ, Tưởng, Tư, Tín, Cần, Niệm, Ðịnh, Tuệ, là phi sở hữu tâm được. Nhưng nếu Giới không thể định danh với những pháp không phải là danh pháp thì nó phải là một sở hữu tâm vậy…
(3 – 5) Nếu giới không là một sở hữu tâm thì Ngài phải thừa nhận rằng giới cũng không có quả được nhận thức sau đó, có phải điều ngược lại thì không hữu lý chăng? Nhưng nếu giới có quả khả hỷ, thì giới cũng là một danh pháp… Sở hữu tâm vừa có quả khả hỷ được nhận thức, vừa là một danh pháp. trong sự thừa nhậnn này, Ngài cũng phải xác nhận giới cũng có cả hai đặc tính ấy. Nhưng ngược lại, Ngài lại cho rằng giới có quả khả hỷ được nhận thức, nhưng không phải là một danh pháp.
(6 – 8) Lại nữa, nếu giới không phải là một pháp thuộc về sở hữu tâm thì Ngài phải thừa nhận nó không có dị thục quả; Có phải giới không được xem là một cú pháp có quả như vậy không? Có phải Ngài cũng không quan niệm giới là phi danh pháp và không có khả năng tạo quả như Ngài đã thừa nhận trong trường hợp của một căn hoặc một trần? Lại nữa, Ngài không thể nào cho rằng những pháp phi danh pháp có quả như vậy; tuy nhiên đây là những gì Ngài nói về giới: – Giới vừa là phi danh pháp, vừa có khả năng cho quả.
(9 – 10) Với sự khảo sát về bát Thánh Ðạo, Ngài gọi ba chi Ðạo liên hệ đến giới là phi danh pháp, còn năm chi khác là danh pháp.
(11) M.: – Nhưng nếu tôi sai lầm, Ngài phải chấp nhận rằng khi hành động do giới diệt đi, người hành động trở nên bất thiện. Phải chăng Ngài từ chối điều này? Do vậy, tôi rất hữu lý khi nói rằng giới không phải là sở hữu tâm.
8. VẤN ÐỀ GIỚI VÀ TÂM (Sīlaṃ nacittānuparivattītikathā)
Ðiểm tranh luận: Giới không hành động trong sự phù hợp với tâm.
Theo chú giải: Quan niệm này của phái Māhasanghikas, tương tự như luận điểm trên.
(1 – 5) Lý luận giống như X.7
9. VẤN ÐỀ GIỚI VÀ THỌ NGUYỆN GIỚI (Samādanahetukakathā)
Ðiểm tranh luận: Giới được tăng trưởng tùy theo cách thọ nguyện.
Theo chú giải: Do sự thiếu cẩn thận khi tham khảo câu kinh “Do sự vun trồng cây trong vườn và cây có bóng mát để đem đến sự lợi ích cho nhiều người”, do đó có thể nói “Phước báu càng tăng trưởng”, nên một số tông phái như Māhasanghikas quan niệm giới cũng được tăng trưởng tự nhiên khi đời sống giới hạnh được thọ nguyện, không tùy thuộc vào ý nghiệp. Luận điển này cũng tương tự như luận điểm trước.
(1 – 4) Lý luận tương tự như 5, XII, “Giới tăng trưởng tùy theo cách thọ nguyện” thay cho “Phước có được từ sự bố thí… thọ hưởng tăng trưởng”, trong phần (3) “người bố thí” được thay thế bằng “người thực hành đời sống giới hạnh”.
10. VẤN ÐỀ BIỂU TRI VÀ GIỚI (Vannattisīlantikathā)
Ðiểm tranh luận: Những hành động biểu tri là giới.
Theo chú giải: Các phái Māhasanghikas và Sammitiyas cho rằng “thân biểu tri là thân nghiệp, khẩu biểu tri là khẩu nghiệp”, họ tin rằng những hành động như vậy có tính chất của nghiệp. Thực ra, sự biểu tri của thân và khẩu chỉ là sắc pháp, trong khi phẩm hạnh của giới không phải là như vậy.
(1) Th: – Những phẩm hạnh được gọi là giới như tránh xa sát sanh, tránh xa trộm cắp, tránh xa là hạnh trong các dục, tránh xa nói dối, tránh xa uống rượu – Có phải Ngài thừa nhận những điều này là những cách của sự biểu tri? Ngài không thể thừa nhận như vậy…
Những hành động biểu tri như cách lạy, cách ngước lên, cách chắp tay, cách tôn kính, cách dâng sàng tọa, cách cho nước rửa chân, cách cho giày, cách cho khăn choàng tắm… Có phải tất cả những điều này là giới không? Ngài đồng ý. Nhưng Ngài không thể thừa nhận chúng là ngũ giới được.
(2) M. S.: – Nhưng nếu những hành động biểu tri không phải là giới, có phải chúng là phi giới không? Nếu không chúng là giới vậy.
11. VẤN ÐỀ VÔ BIỂU TRI VÀ PHI GIỚI (Avinnattidussīlyantikakathā)
Ðiểm tranh luận: Hành động vô biểu tri là sự phạm giới.
Theo chú giải: Phái Māhasanghikas có quan niệm này vì dựa trên sự tích trữ tội (trong quá khứ) và sự kiện một tư tưởng thiện có thể bị tiêu hoại do sự xúi giục của người khác.
(1) Th: – Nhưng sự phạm giới như sát sanh, trộm cắp, tà hạnh trong các dục, nói láo, uống rượu – Có phải Ngài cho rằng những điều này là những cách thức của sự vô biểu tri không? Ngài từ khước (Như vậy chúng là biểu tri, và do đó một vài hành động bất thiện là biểu tri).
(2) Nếu một người bố thí bằng những tư tưởng bất thiện, thì bằng cách ấy, phước và tội của người này có tăng trưởng không? Nếu Ngài đồng ý. Ngài sẽ bị lúng túng khi xác nhận có hai loại tâm mâu thuẫn với nhau có trong cùng một lúc. Và nếu Ngài đồng ý, Ngài cho rằng có thiện và bất thiện, hèn hạ và cao thượng, tâm mờ đục và tâm trong sáng hiện hữu trong cùng một lúc. Trong khi đó, Ðức Thế tôn đã từng tuyên bố chúng rất xa với nhau như trời và đất…
(3) Tương tự như vậy, đối với tất cả những biểu hiện tốt của một người hành động bằng những tư tưởng bất thiện.
(4) M.: – Nhưng Ngài có thừa nhận rằng một hành động bất thiện được thực hiện bằng nguyện thọ trì giới không? Do đó, rất hữu lý khi nói rằng vô biểu tri của tư tưởng thiện có thể là hành động bất thiện.
Chú thích:
(1) Compendium 67; 216
(2) A. i 113
(3) Xem VIII. 9. &1.
(4) S. i. 133, 165.
Hits: 296