Chương XVII (Abhidhammatthasangaha)
1. VẤN ÐỀ A-LA-HÁN VÀ SỰ TÍCH TRỮ PHƯỚC BÁU (Atthi Arahato Puññupacayotikathā)
Ðiểm tranh luận: Có sự tích trữ phước báu trong trường hợp của một vị A-la-hán.
Theo chú giải: Quan niệm này của phái Andhakas, cho rằng một vị A-la-hán vẫn có thể bố thí tài vật đến chư tăng, đảnh lễ bảo tháp và làm những hành động thiện khác, nên bậc này vẫn còn tích trữ phước báu.
(1) Th: – Nếu bậc A-la-hán vẫn còn tích trữ phước báu thì Ngài cũng phải cộng nhận rằng những bậc này cũng có thể tích trữ tội lỗi.
(2) Tương tự, Ngài cũng phải công nhận rằng bậc A-la-hán vẫn còn tạo nghiệp thiện và nghiệp đưa đến bất động nghiệp (cõi vô sắc), bậc này vẫn tạo nghiệp tái sanh vào cõi này hay cõi khác, tự báo thân (sanh mạng) này hay khác, thành bậc trưởng giả, thành người có nhiều hậu thuẫn, thành bậc triệu phú, thành người thừa kế, thành người có nhiều tài sản ở cõi Chư thiên hay nhân loại…
(3) Hơn nữa, Ngài cũng phải thừa nhận rằng với nghiệp của bậc này, bậc A-la-hán chất chứa nghiệp hoặc để gánh nặng xuống, đoạn tận (nghiệp) hay chấp thủ nghiệp, làm nghiệp phân tán hay tập trung nghiệp. Nếu bậc A-la-hán không tùy thuộc những điều này thì bậc này đặt gánh nặng xuống, đã làm phân tán, đã làm tiêu tan đi và như thế, thì luận điểm của Ngài không thể chấp nhận được.
(4) A: – Nhưng bậc A-la-hán không thể có hành động bố thí y phục, bát, vật thực, thuốc men trị bệnh, hay đồ ăn thức uống sao? Bậc này không thể nào đảnh lễ bảo tháp, trong hoàn toàn bảo tháp và cúng dường, hương hoa trên bảo tháp sao? Vị này có thể nào không cung kính trước bảo tháp hay sao? Ngài chấp nhận điều này. Nhưng tất cả những hành động này đều có khuynh hướng tích trữ phước.
2. VẤN ÐỀ A-LA-HÁN VÀ SỰ CHẾT BẤT ÐẮC KỲ TỬ (Natthi Arahato Akālamaccūtikathā)
Ðiểm tranh luận: Bậc A-la-hán không thể (nào có cái) chết bất đắc kỳ tử.
Theo chú giải: Quan niệm này của phái Rājagirikas và Siddhatthikas, do sự hiểu không cẩn thận bài kinh dưới đây (đoạn 5). Họ cho rằng một vị A-la-hán phải thọ lãnh những dị thục quả từ tất cả nghiệp trước khi chứng quả, do đó không thể chết bất đắc kỳ tử được.
(1) Th: – Thế thì, có phải không có người giết bậc A-la-hán không? Ngài cho rằng có người giết bậc A-la-hán.
(2) Bất cứ một người nào đoạt mạng sống của một vị A-la-hán, có phải người này giết bậc A-la-hán lúc còn sống hay khi đã chết? Nếu giết lúc còn sống (vị A-la-hán chết bất đắc kỳ tử) thì Ngài không thể nào duy trì luận điểm mà Ngài đưa ra. Nếu giết khi đã chết, thì không có người sát nhân và như thế sự chấp nhận trên của Ngài là sai lầm.
(3) Lại nữa, chấp nhận rằng, thuốc độc vũ khí, hay lửa có thể vào thân của vị A-la-hán. Nếu vậy, thật rõ ràng là vị A-la-hán có thể chết bất đắc kỳ tử.
(4) Nhưng nếu Ngài từ khước, thế thì không có người nào sát nhân.
(5) R. S.: – Nhưng có phải Ðức Thế tôn đã từng nói rằng: “Này Chư Tỳ kheo, Ta tuyên bố không thể có sự tiêu diệt của nghiệp lực… Chính nghiệp ấy sẽ cho quả trong đời này hoặc trong đời sau.” (1) Thế là không có sự chết bất đắc kỳ tử đối với một vị A-la-hán.
3. VẤN ÐỀ TẤT CẢ ÐỀU DO NGHIỆP (Sabbamidamkammatotikathā)
Ðiểm tranh luận: Tất cả đều do nghiệp.
Theo chú giải: Quan niệm này của Rājagirikas và Siddhatthikas, căn cứ vào đoạn kinh dưới đây (ph.4) Họ cho rằng nghiệp luân hồi, phiền não luân hồi và quả luân hồi đều do nghiệp.
(1) Th. – Thế thì Ngài cho rằng nghiệp tự do cũng là do nghiệp? và có phải Ngài bao hàm rằng: “tất cả những vật này đơn thuần là quả của nghiệp đã qua?” Ngài phải chấp nhận như thế, điều mà lẽ ra Ngài phải từ khước.
(2) Lại nữa, bằng luận điểm của Ngài, Ngài bao hàm rằng: tất cả những điều mà (không phải từ nghiệp) sanh lên từ quả của nghiệp. Nếu Ngài từ khước, thì phải từ khước luôn lập luận đầu tiên của Ngài. Nếu Ngài đồng ý, Ngài phải bao hàm rằng, một người sát sanh không phải là do nghiệp, nhưng là quả của nghiệp, Ngài dồng ý chứ gì? Thế thì sát sanh chính tự nó là quả? Ngài đồng ý chăng? thế thì quả của nghiệp cũng cho quả: Ngài từ khước à? thế thì nghiệp này không có quả và người sát sanh cũng không có quả của nghiệp….
(3) Lý luận này được áp dụng tương tự cho những hành vi bất thiện như trộm cắp, nói láo, nói lời đâm thọc, nói lời phi thời, nói lời hung dữ, khoác lác, cướp giựt, đón đường vắng, tà dâm, phá hủy nhà cửa trong làng mạc hay tỉnh thành… Tương tự như thế cũng áp dụng cho những hành động thiện: bố thí vật dụng đến chư tăng. Nếu bất cứ điều nào được hành động như là quả của nghiệp và tự nó cũng cho quả. Thế thì quả của nghiệp chính tự nó cũng sinh ra quả hay bất cứ hành động nào thiện hay bất thiện, cũng không có quả của nghiệp.
(4) R. S.: – Nhưng có phải Ðức Thế tôn đã từng thuyết rằng: “Do nghiệp đời luân chuyển; do nghiệp chúng sanh trôi lăn trong kiếp sống. Tất cả chúng sanh bị ràng buộc bởi nghiệp như cái khía của bánh xe đang chạy in trên mặt đường… làm sao có thể nói không có nghiệp trên đời” (2) Thế là chắc rằng tất cả đều do nghiệp chứ gì?
4. VẤN ÐỀ KHỔ ÐẾ VÀ LỤC NHẬP (Indriyabbhakathā)
Ðiểm tranh luận: Sự khổ là tất cả những gì bị ràng buộc với cảm giác.
Theo chú giải: Khổ đế (Dukkha) được hiểu theo hai nghĩa: bị ràng buộc với Quyền và không bị ràng buộc. Theo nghĩa đầu, liên quan đến sự thống khổ, chịu đựng; theo nghĩa sau, khổ bao hàm khả năng khó chịu đựng với định luật vô thường với sự sanh diệt của định luật đó. Nhưng phái Hetuvadins không phân biệt được hai ý nghĩa này nên cho rằng chỉ đơn thuần cảm giác khổ tạo thành khổ đế, nếu hiểu theo lời dạy của Ðức Thế tôn thì toàn bộ đời sống (ngũ uẩn) đều nằm trong sự chi phối của Khổ.
(1) Th.: – Nhưng tự ý Ngài cho rằng: Chỉ những pháp nào bị ràng buộc với cảm giác mới là vô thường, là hữu vi và là hữu duyên, bị hư hoại, tan rã, thay đổi. Nhưng có phải tất cả những điều trên không thích hợp với phi cảm giác hay sao? nếu Ngài đồng ý, Ngài đã bác bỏ luận điểm mà chính Ngài đưa ra.
(2) Ngài cho rằng, điều mà lẽ ra Ngài không được chấp nhận, pháp gì không bị ràng buộc với cảm giác là vô thường… Tuy pháp đó không là khổ. Nhưng nếu Ngài gọi pháp nào bị ràng buộc với cảm giác “Tương tự như thế là vô thường, hữu duyên… Có phải Ngài cũng không nói rằng: “Ðây không phải là khổ”? Nếu Ngài từ khước (bằng chính luận điểm của Ngài đưa ra mà Ngài phải từ khước) thế thì Ngài cũng không được mâu thuẫn khi nói rằng: “Pháp nào không ràng buộc với cảm giác thì pháp đó là đau khổ?”
(3) Có phải Ðức Thế tôn đã từng nói rằng, bất cứ cái gì vô thường đều là đau khổ? Và có phải phi cảm giác cũng không phải vô thường hay sao?
(4) H.: – Ngài từ khước từ sự chính xác của lý luận mà tôi đưa ra. Nhưng bằng cách này, Ngài cho rằng người nào giữ phẩm hạnh cao thượng, trong Phật giáo thấu hiểu rằng: Pháp nào bị ràng buộc với cảm giác là khổ đế và pháp nào không bị ràng buộc với cảm giác cũng là khổ đế.
Th. – Không thể nói như vậy.
H.: – Hơn nữa, Ngài thừa nhận điều này: khổ đế là pháp nào bị ràng buộc với cảm giác với Tuệ nhãn, khổ này sẽ không sanh, lại nữa dù cho bị ràng buộc với cảm giác hay không bị ràng buộc với cảm giác. Ngài từ khước… Nhưng tôi vẫn cho rằng lập luận của tôi là hữu lý.
5. VẤN ÐỀ KHỔ ÐẾ VÀ THÁNH ÐẠO (Thapetvāriyamaggantikathā)
Ðiểm tranh luận: Trừ ra thánh đạo, các pháp hữu vi khác đều có thể gọi là “Khổ”.
Theo chú giải: Quan niệm này của phái Hetuvadins, vì Thánh đạo được Ðức Thế tôn tuyên bố trong Tứ đế như: “Con đường đưa đến sự diệt khổ”.
(1) Th. – Thế thì, Ngài gọi Tập đế là Khổ đế sao? Nếu Ngài từ khước, Ngài không thể nào duy trì luận điểm mà Ngài đưa ra. Nếu Ngài đồng ý, có phải Ngài cho rằng chỉ có 3 đế? Nếu Ngài từ khước, lập luận của Ngài không đứng vững. Nếu Ngài đồng ý, có phải Ngài không đi ngược lại với lời dạy của Ðức Thế tôn về Tứ Ðế: Khổ – Tập – Diệt – Ðạo?
(2) Thế thì, nếu Ngài chấp nhận rằng khổ tập cũng là khổ đế trong ý nghĩa nào mà Ngài khẳng định như thế về thế này?
H.: – Theo ý nghĩa vô thường.
Th. – Nhưng Thánh đạo, có phải vô thường không?
H.: – Vâng.
Th. – Thế thì Thánh đạo cũng là Khổ sao?
Ngài cho rằng đạo là vô thường nhưng không là Khổ đế, trong khi đótập là cả hai vô thường là khổ (điều này Ngài không thể nào duy trì được…)
(3) H.: – Nhưng nếu “Ðạo là con đường đưa đến sự diệt khổ” thì tôi vẫn duy trì rằng: tất cả pháp hữu vi khác đều là khổ, thánh đạo thì ngoại lệ.
6. VẤN ÐỀ TĂNG BẢO VÀ SỰ THỌ DỤNG PHƯỚC BÁU (Navattabbam Sangho dukkhinampatigganhātīti kathā)
Ðiểm tranh luận: Không nên nói rằng Tăng bảo thọ nhận của bố thí.
Theo chú giải: Quan niệm này của phái Vetulyakas, tin rằng Tăng bảo, trong ý nghĩa tột cùng, chỉ là đạo và quả, do đó Tăng bảo không được gọi là thọ nhận bất cứ vật gì.
(1) Th: – Nhưng có phải Tăng bảo không là bậc cúng dường, đáng thọ nhận, đáng chắp tay, là phước điền cao thượng của chúng sanh?
Thế thì làm thế nào có thể sai lầm được khi nói rằng Tăng bảo thọ nhận của bố thí?
(2) Có phải Ðức Thế tôn đã từng tuyên bố về sự bố thí cao thượng nhất đối với 4 đôi, 8 chúng sao?
(3) Và có phải không có những vị thánh là phước điền của nhân loại hay sao?
(4) Sau hết có phải Ðức Thế tôn đã từng thuyết rằng: “Sự bố thí cao thượng nhất là cúng dường đến Tăng bảo, bậc có định tối thượng. Ssự bố thí ấy to lớn như đại địa chất nước mưa từ các đám mây lớn”…? Thế thì, chắc chắn Tăng bảo thọ nhận của bố thí.
(5) M.: – Nhưng Ðạo có thể thâu nhận (của bố thí chăng). Có thể quả thâu nhận…?
7. VẤN ÐỀ TĂNG BẢO VÀ SỰ BỐ THÍ TRONG SẠCH (Na Vattadham Sangho dukkhinam Visodhetitikathā)
Ðiểm tranh luận: Không nên nói rằng Tăng bảo là phước điền của bố thí.
Theo chú giải: Quan niệm này của phái Vetulyakas, họ cũng cho rằng Tăng bảo được hiểu theo ý nghĩa Ðạo Quả nên không thể là phước điền của sự bố thí.
(1 – 2) Lý luận giống như trên (XVII 6 (1,2).
(3) Và có phải có người nào cúng dâng đến chư tăng, để được lợi ích?
(4) Nhưng có phải Ðạo, Quả là phước điền của chúng sanh?
8. VẤN ÐỀ TĂNG BẢO VÀ SỰ ÐỘ THỰC (Navattabhamsangho bhunajatitikathā)
Ðiểm tranh luận: không nên nói rằng tăng bảo còn “thích thú”, “ăn uống”.
Theo chú giải: Quan niệm này cũng của phái Vetulyakas.
(1) Th: – Nhưng Ngài phải thừa nhận có những người dâng thực phẩm đến chư tăng cả hai: thường nhựt và trong những trường hợp đặc biệt, cả hai; cơm nấu với sữa hay nước uống.
(2) Hơn nữa, Ðức Thế tôn đã chế định những bữa ăn hợp thời và phi thời.(3)
(3) Có phải Ðức Thế tôn đã chế định về 8 loại thứ uống: “Nước trái xoài, trái trâm, trái hột, chuối không hột, trái nhãn, trái thị, nước củ sen và nước thanh trà” (4) Thế thì, làm thế nào Ngài có thể duy trì quan điểm Ngài đưa ra.
(4) M: – Nhưng có phải Ðạo hay Quả, cũng ăn và uống… được hay sao?
9. VẤN ÐỀ TĂNG BẢO VÀ QUẢ CỦA SỰ BỐ THÍ (Navattabhamsanghassadinnammahapphalantikathā)
Ðiểm tranh luận: Không nên nói rằng: “Bố thí đến Chư tăng là đem đến sự lợi ích to lớn”.
Theo chú giải: Quan niệm này cũng của phái Vetulyakas.
(1 – 2) Th: – Lý luận như phần trên (XVII 6, 12).
(3) Nhưng có phải Ðức Thế tôn đã từng thuyết rằng: “Bố thí đến Ðức Thế tôn và Ðến Chư Tăng, trong sự bố thí này, cúng dường đến chư tăng cũng như cúng dường đến như lai vậy”? (5)
(4) Lại nữa, Ðức Thế tôn đã từng thuyết với Ðức Ðế Thích rằng: “Người nào bố thí cho người đã đắc 4 Ðạo và 4 Quả gọi là bố thí đến tăng thì sẽ được nhiều quả báu to lớn, vì bậc này có đầy đủ giới hạnh, định tuệ. Quả của sự bố thí này sẽ nhiều rộng như biển cả… Người nào bố thí rồi hướng đến Tăng thì sẽ được quả vị lớn, lợi ích lớn… Người đó tạo nghiệp phước đức lớn mà bậc trí tuệ không chê trách và sau khi chết được tái sanh vào cõi an vui…”? (6) Thế thì bố thí đến chư tăng đem lại sự lợi ích to lớn.
10. VẤN ÐỀ ÐỨC PHẬT VÀ QUẢ (CỦA SỰ) BỐ THÍ (Navattabbambuddhassadinnammahapphalantikathā)
Ðiểm tranh luận: Không nên nói rằng: “Cúng dường Ðức Phật là đem đến sự lợi ích to lớn”.
Theo chú giải: Quan niệm này của phái Vetulysakas, cho rằng đức Phật sống ở thế gian này bằng cách hóa hiện nên không có sự hưởng thọ bất cứ vật gì, vì vậy không có sự cúng dường thực sự đem đến sự lợi ích đến cho Ngài.
(1) Th: – nhưng có phải Ðức Thế tôn là thầy của Chư thiên và nhân loại, bậc Chí Thượng, Chí tôn của Chư thiên và loài người không ai so sánh được, không ai bì kịp, không ai bằng với Ngài: Thế thì làm thế nào dâng cúng đến Ngài lại không có Quả báu lớn?
(2) Có một người nào tương đương với Ngài về giới, định Tuệ…?
(3) Và có phải Ðức Thế tôn đã từng thuyết rằng: “Trên đời này hay đời khác, không thể tìm được bất cứ người nào hơn hoặc bằng, có thể sánh kịp với Như lai, Như lai là bậc đáng cúng dường là phước điền tối thượng”. Thế là chắc chắn rằng cúng dường đến Phật là đem đến sự lợi ích to lớn, Quả vị lớn.
11. VẤN ÐỀ SỰ BỐ THÍ TRONG SẠCH (của sự bố thí) (Dakkhināvisuddhikathā)
Ðiểm tranh luận: Bố thí chỉ được trong sạch về phần người cúng dường và không trong sạch về phần người thọ nhận.
Theo chú giải: Quan niệm này của phái Uttarāpathakas.
(1) Th: – Nhưng người thừa nhận của bố thí có phải không thành bậc đáng cúng dường, đáng cung kính, là phước điền tối thượng của Chư thiên và Nhân loại?
(2) Có phải Ðức Thế tôn đã từng tuyên bố về 4 đôi 8 chúng là bậc đáng cúng dường hay sao?
(3) Và có phải không có người nào bố thí đến bậc Dự lưu, Nhất lai, Bất lai, A-la-hán, mà được quả báu to lớn? Thế thì, làm thế nào Ngài có thể duy trì luận điểm mà Ngài đưa ra?
(4) U.: – Nhưng nếu sự bố thí trong sạch về phần người nhận, có phải Người này không làm cho người khác trở nên trong sạch hay sao? Có phải một người không làm cho môt người khác hạnh phúc hay đau khổ? Có phải một người gieo nhân rồi người khác hưởng quả chăng?
Th: – Nhưng có phải Ðức Thế tôn đã từng tuyên bố: “Này Ananda, có bốn cách bố thí trong sạch. Thế nào là bốn?
– Bố thí trong sạch về phía người cho, không trong sạch về phía người nhận.
– Bố thí trong sạch về phía người nhận, không trong sạch về phía người cho.
– Bố thí trong sạch về cả hai phía.
– Bố thí không trong sạch về cả 2 phía.” (7)
Do vậy, chắc chắn sai lầm khi nói rằng: “Sự bố thí chỉ trong sạch về phía người cho mà không trong sạch về phía người nhận”.
Chú thích:
(1) A. v292
(2) Sn. câu 654
(3) Vin I 38.
(4) Vin. 132.
(5) M. iii 253.
(6) Vimāna Vatthu, 34, 25, 27
(7) D. iii 231; M. iii 256; A. ii 80.
Hits: 296