Vi Diệu Pháp – Bộ Nhơn Chế Định

Phần Xiển Minh (Abhidhammatthasangaha)

NAMO TASSA BHAGAVATO ARAHATO SAMMĀSAMBUDDHASSA

KÍNH LỄ ÐỨC THẾ TÔN, BẬC ỨNG CÚNG, CHÁNH BIẾNTRI

XIỂN MINH PHẦN MỘT CHI (EKANIDDESO)

[17] – Thế nào là hạng thời giải thoát (puggalo samayavimutto)?

Ở đây có hạng người an trú do thân đắc được tâm giải thoát lúc đúng thời đúng dịp; và khi dùmg trí tuệ quán thấy thì một số lậu hoặc được đoạn tận. Ðây gọi là hạng người thời giải thoát.

[18] – Thế nào là hạng người phi thời giải thoát (puggalo asamayavimutto)?

Ở đây có hạng người không được an trú do thân đắc được tâm giải thoát lúc đúng thời đúng dịp, nhưng khi dùng trí tuệ quán thấy thì một số lậu hoặc được đoạn tận. Ðây gọi là hạng người phi thời giải thoát.

Tất cả thánh nhơn đều là bậc phi thời giải thoát trong thánh giải – thoát.

[19] – Thế nào là hạng người di động pháp (puggalo kuppadhammo)?

Ở đây có hạng người đắc thiền sắc hoặc thiền vô sắc hay nhập thiền, nhưng người ấy chẳng phải đắc không vất vả, chẳng phải đắc không khó khăn, chẳng phải đắc không khổ cực, chẳng được nhập thiền xuất thiền ở đâu lúc nào bao lâu như ý muốn; sự kiện này có xảy ra là khi người ấy dễ duôi thì các thiền chứng đó có thể bị biến hoại. Ðây gọi là hạng người di-động pháp.

[20] – Thế nào là hạng người bất động pháp (puggalo akuppadhammo)?

Ở đây có hạng người đắc thiền sắc hay thiền vô sắc hoặc nhập thiền, người ấy đắc không vất vả, đắc không khó khăn, đắc không khổ cực, nhập thiền xuất thiền ở đâu lúc nào bao lâu như ý muốn; không có sự kiện các thiên chứng đó của người ấy bị biến hoại do dễ duôi. Ðây gọi là hạng người bất động pháp.

Tất cả thánh nhơn đều là bậc bất động pháp trong thánh giải thoát.

[21] – Thế nào là hạng người suy-thối pháp (puggalo parihānadhammo)?

Ở đây có hạng người đắc thiền sắc hay thiền vô sắc hoặc nhập thiền, người ấy chẳng phải đắc không vất vả, chẳng phải đắc không khó khăn, chẳng phải đắc không khổ cực, chẳng được nhập thiền xuất thiền ở đâu lúc nào bao lâu như ý muốn; sự kiện này có xảy ra là người ấy có thể thối hóa bởi các thiền ấy khi đã dễ duôi đây gọi là hạng người suy-thối pháp.

[22] – Thế nào là hạng người bất suy pháp (puggalo aparihānadhammo)?

Ở đây có hạng người đắc thiền sắc hay thiền vô sắc hoặc nhập thiền, người ấy đắc không vất vả, đắc không khó khăn, đắc không khổ cực, nhập thiền xuất thiền ở đâu lúc nào bao lâu như ý muốn; không có sự kiện người ấy thối hóa bởi các thiền ấy khi đã dễ duôi. Ðây gọi là hạng người bất suy pháp.

Tất cả thánh nhơn đều là bậc bất suy pháp trong thánh giải thoát.

[23] – Thế nào là hạng người khả tư cố (puggalo cetanābhabbo)?

Ở đây có hạng người đắc thiền sắc hay thiền vô sắc hoặc nhập thiền, người ấy chẳng phải đắc không vất vả, chẳng phải đắc không khó khăn, chẳng phải đắc không khổ cực, chẳng được nhập thiền xuất thiền ở đâu lúc nào bao lâu như ý muốn; nếu chú tâm (anusanceteti) thì không bị hoại các thiền chứng đó, bằng như không chú tâm thì bị hoại các thiền chứng đó. Ðấy gọi là hạng ngưới khả tư cố [Cetanābhabbo, có khả năng thiền nhờ chú tâm]

[24] – Thế nào là hạng người khả bảo trì (anurakkhanābhabbo)?

Ở đây, có hạng người đắc thiền sắc hay vô sắc hoặc nhập thiền, người ấy chẳng phải đắc không vất vả, chẳng phải đắc không khó khăn, chẳng phải đắc không khổ cực, chẳng được nhập thiền xuất thiền ở đâu lúc nào bao lâu như ý muốn; nếu phòng hộ (anurakkhati) thì không bị hoại các thiền đó, bằng như không phòng hộ thì bị hoại các thiền đó. Ðây gọi là hạng người khả bảo trì [Anurakkhanābhabbo, có khả năng thiền nhờ phòng hộ]

[25] – Thế nào là hạng người phàm phu (puthujjano)?

Ðối với hạng người nào ba pháp triền chưa đoạn tận và cũng không thực hành để đoạn trừ các pháp ấy. Ðây gọi là hạng người phàm phu.

[26] – Thế nào là hạng người chuyển tộc (Gotrabhū)?

Sẽ bước vào tánh pháp thánh do nhờ pháp chuyển tiếp (samanantura) nào, thì người đang có phát ấy đây gọi là hạng người chuyển tộc.

[27] – Thế nào là hạng người úy kiêng (bhayūparato)?

Bảy hạng hữu học (sekkhā) và hạng phàm nhân có giới, là người úy kiêng (bhayūparato) [úy kiêng: là tránh điều ác do tâm sợ hãi.].

Bậc A-la-hán là hạng vô úy kiêng (abhayūparato) [vô úy kiêng: là bỏ điều ác không do sợ hãi, vị A-la-hán không làm ác do Pháp tánh đã thanh tịnh.]

[28] – Thế nào là hạng người vô khả đắc (abhabbāgamano)?

Những hạng người mà bị nghiệp chướng, bị phiền não chướng, bị quả chướng, không có niềm tin, không có hoài bão, thiếu trí, ngu đần, không có khả năng dự vào phần chánh cố-định trong các thiện pháp. Ðây gọi là những hạng người vô khả đắc.

[29] – Thế nào là hạng người khả đắc (bhabbāgamano)?

Những hạng người mà không bị nghiệp chướng, không bị phiền não chướng, không bị quả chướng, có đức tín, có hoài bão, có trí tuệ, không ngoan (anelā), có khả năng dự vào phần chánh cố định trong các thiện pháp. Ðây gọi là những hạng người khả đắc.

[30] – Thế nào lá hạng người định phần (niyato)?

Năm hạng người tạo nghịch vô gián [tội nghịch vô gián (anantarika) là giết cha, giết mẹ, giết A-la-hán, trích máu phật, chia rẻ Tăng.] và người tà kiến [ở đây chỉ cho thập vô kiến (naṭṭhikadiṭṭhi) không tin cha mẹ có ăn v.v…] là hạng cố định [sáu hạng ác nhận thấy nhất định sanh đọa sau khi chết], tám hạng thánh nhân [ariyapuggala, là bổn hạng thánh đạo và bốn hạng thánh quả] cũng là hạng cố định [các bậc thánh hữu học nhất định không còn sanh đọa thú, bậc A-la-hán nhất định không còn tái sanh]. Những hạng người khác là hạng vô định phần (aniyato).

[31] – Thế nào là hạng người tiến hành (patipannako)?

Bốn hạng thánh đạo, là hạng người tiến hành.

Bốn hạng thánh quả, là hạng người trụ quả (phaleṭṭhito).

[32] – Thế nào là hạn người đồng thời tận (Samasīsī)?

Ðối với hạng người nào lậu hoặc đoạn tận và mạng sống đoạn tận cùng lúc không trước không sau. Ðây là hạng người đồng thời tận.

[33] – Thế nào là hạng người trụ kiếp (thitakappī)?

Ðây là hạng người đang tiến hành để chứng đắc quả dự lưu, gặp lúc thiêu hủy kiếp (trái đất), cho đến khi nào người ấy chưa chứng quả dự lưu, thì khi ấy kiếp (trái đất) chưa thể bị thiêu cháy được. Ðây gọi là hạng người trụ kiếp.

Tất cả hạng người đạo (maggasamangī) cũng gọi là hạng trụ kiếp.

[34] – Thế nào là hạng người thánh (ariyo)?

Tám hạng thánh nhân là người thánh.

Những hạng người còn lại gọi là phi thánh (anāriya).

[35] – Thế nào là hạng người hữu học (sekho)?

Bốn người đạo và ba người quả (thấp), là hạng người hữu học.

Bậc A La Hán (quả) là người vô học (asekho) những hạng người còn lại là người phi hữu học phi vô học.

[36] – Thế nào là hạng người tam minh (tevijjo)?

Bậc thành tựu ba minh (vijjā) gọi là hạng người tam minh.

[37] – Thế nào là hạng người lục thông (chalabhiñño)?

Bậc thành tựu sáu diệt-trí (abhiññā), gọi là hạng người lục thông.

[38] – Thế nào là hạng người Chánh đẳng giác (sammāsambuddho)?

Ở đây có hạng người tự mình giác ngộ tứ đế đối với pháp chưa từng nghe, trong ấy đắc được nhất-thiết-trí (sabbaññuta) và khả năng tuệ lực (balavasībhāva). Ðây là hạng người Chánh đẳng giác.

[39] – Thế nào là hạng người độc giác (paccekasambuddha)?

Ở đây có hạng người tự mình giác ngộ tứ đế đối với pháp chưa từng nghe, nhưng hạng này không đắc được nhất-thiết-trí và khả năng tuệ lực. Ðây gọi là hạng người độc giác.

[40] – Thế nào là hạng người câu phần giải thoát (ubha-tobhāgavimutto)?

Ở đây hạng người thân chứng đắc an trú trong bát giải thoát (attha vimokkhe) (1) và dùng trí tỏ ngộ nên các lậu hoặc của vị ấy được tận diệt. Ðây gọi là hạng người câu phần giải thoát.

[41] – Thế nào là hạng người tuệ giải thoát (paññāvimutto)?

Ở đây có người thân không chứng đắc an trú trong bát giải thoát, nhưng với trí tỏ ngộ nên các lậu hoặc của vị ấy được tận diệt. Ðây gọi là hạng người tuệ giải thoát.

[42] – Thế nào là hạng người thân chứng (kāyasakkhī)?

Ở đây có người thân chứng đắc an trú trong bát giải thoát, nhưng người ấy khi với trí tỏ ngộ chỉ có một số lậu hoặc được tận diệt thôi. Ðây gọi là hạng người thân chứng.

[43] – Thế nào là hạng người kiến đắc (diṭṭhippatto)?

Ở đây có người hiểu như thật rằng “đây là khổ” hiểu như thật rằng “đây là khổ tập”, hiểu như thật rằng “đây là khổ diệt”, hiểu như thật rằng “đây là khổ diệt hành lộ”; Các pháp Như Lai tuyên thuyết đã được người ấy nhận định, thẩm sát bằng trí; Nhưng người ấy khi với trí tỏ ngộ chỉ có một số lậu hoặc được tận diệt thôi. Ðây gọi là hạng người kiến đắc.

[44] – Thế nào là hạng người tín giải thoát (saddhāvimutto)? Ở đây có người hiểu như thật rằng: “Ðây là khổ”, hiểu như thật rằng: “đây là khổ tập”, hiểu như thật rằng: “đây là khổ diệt”, hiểu như thật rằng “đây là khổ diệt hành lộ”; các pháp Như Lai tuyên thuyết, đã được người ấy nhận định nhưng người ấy khi với trí tỏ ngộ chỉ có một số lậu hoặc được tận diệt thôi. Tuy nhiên không phải như hạng kiến đắc (diṭṭhippatta). Ðây gọi là hạng người tín giải thoát.

[45] – Thế nào là hạng người tùy pháp hành (dhammānusārī)?

Ðối với hạng người tiến hành tác chứng quả dự lưu mà tu triển thánh đạo có khuynh hường tuệ quyền (paññindriyaṃ), tuệ hướng đạo (paññāvāhiṃ), tuệ tiên – phuông (paññāpubbanramaṃ) thì đây gọi là hạng người tùy pháp hành.

Người đang tiến hành tác chứng quả dự lưu, là người tùy pháp hành (dhammā-nusārī); còn người đã trú trong bậc quả là người kiến chí (diṭṭhippatto).

[46] – Thế nào là hạng người tùy tín hành (saddhānusārī)?

Ðối với hạng người tiến hành tác chứng quả dự – lưu mà tu triển thánh đạo có khuynh hướng tín quyền (saddhindriyaṃ), tín hướng đạo (saddhāvāhiṃ), tín tiên – phuông (saddhāpubbangamam), thì đây gọi là hạng người tùy tín hành.

Người đang tiến hành tác chứng quả dự lưu là người tùy tín hành; còn người đã trú trong bậc quả, là người tín giải thoát (saddhāvimutto).

[47] – Thế nào là hạng người cực thất lai (sattakkhattutaramo)?

Ở đây có hạng người dự lưu (sotāpanno) do đoạn tận ba triền phược, chắc chắn không rợi đọa xứ, nhất định thành tựu giác ngộ, vị ấy còn dong ruổi luận hồi trong cỏi chư thiên và nhân loại bảy lần nửa mới chấm dứt khổ. Ðây gọi là hạng người cực thất lai.

[48] – Thế nào là hạng người gia-gia (kolankolo)?

Ở đây có hạng người dự lưu do đoạn tận ba triền phược, chắc chắn không rơi đọa xứ, nhất định thành tựu giác ngộ, vị ấy còn dong ruổi luân hồi qua hai hoặc ba gia chủng (kula) nữa mới chấm dứt khổ. Ðây là hạng người gia-gia .

[49] – Thế nào là hạng người nhất chủng sanh (ekabījī)?

Ở đây có hạng người dự lưu do đoạn tận ba triền phược, chắc chắn không rơi đọa xứ, nhất định thành tựu giác ngộ, vị ấy chỉ sanh lại cõi đời một lần nữa rồi chấm dứt khổ. Ðây gọi là hạng người nhất chủng sanh

[50] – Thế nào là hạng người nhất lai (sakadāgāmī)?

Ở đây có người do đoạn tận ba triền phược, giảm thiểu tham – sân – si, thành bậc nhất – lai,chỉ trở lại đời này một lần rồi chấm dứt khổ. Ðây gọi là hạng người nhất lai.

[51] – Thế nào là hạng người bất lai (anāgāmī)?

Ở đây có hạng người do đoạn tận năm hạ phần triền phược, thành hạng hóa sanh thiên sẽ níp – bàn tại đấy, trừ cõi đó không còn trở lui nữa. Ðây gọi là hạng người bất lai

[52] – Thế nào là hạng người trung bang bất hoàn (antarāparinibbāyī)?

Ở đây có hạng người do đoạn tận năm hạ phần triền phược, thành hạng hóa sanh thiên sẽ níp – bàn tại đấy, từ cõi đó không còn trở lui nữa; vị ấy sẽ trừ các thượng phần triền phược, phát sanh thánh đạo vào tuổi thọ giữa thời hoặc chưa đến nửa đời. Ðây gọi là hạng người trung bang bất hoàn.

[53] – Thế nào là hạng người sanh bang bất hoàn (upahaccaparinibbāyī)?

Ở đây có người do đoạn tận năm hạ phần triền phược, thành hạng hóa sanh thiên sẽ níp – bàn tại đấy, từ cõi đó không còn trở lui nữa; vị ấy sẽ trừ các thượng phần triền phược, phát sanh thánh đạo vào tuổi thọ đã quá nửa đời hay sắp chết. Ðây gọi là hạng người sanh bang bất hoàn.

[54] – Thế nào là hạng người vô hành bang bất hoàn (asankhāraparinibbāyī)?

Ở đây có người do đoạn tận năm hạng phần triền phược, thành hạng hóa thiên, sẽ níp-bàn tại đấy, từ cõi đó không còn trở lui nữa; vị ấy sẽ trừ các thượng phần triền phược, phát sanh thánh đạo bằng cách không cần trợ dẫn. Ðây gọi là hạng người vô hành bang bất hoàn.

[55] – Thế nào là hạng người hửu hành bang bất hoàn (sasankhāraparinibbāyī)?

Ở đây có người do đoạn tận năm hạ phần triền phược, thành hạng hóa sanh thiên, sẽ níp – bàn tại đấy, từ cõi đó không còn trở lui nữa; vị ấy sẽ trừ các thượng phần triền phược, phát sanh thánh đạo bằng cách cần có trợ dẫn. Ðây gọi là hạng người hữu hành bang bất hoàn.

[56] – Thế nào là hạng người thượng lưu sắc cứu cánh thiện thú (uddhamsoto akaniṭṭhagāmī)?

Ở đây có người do đoạn tận năm hạ phần triền phược, thanh hạng hóa sanh thiên sẽ níp bàn tại đấy, từ cõi đó không còn trở lui nữa; vị ấy chết từ cõi vô phiền sanh đến cõi vô-nhiệt, chết từ cõi vô nhiệt, sanh đến cõi thiện hiện, chết từ cõi thiện hiện, sanh đến cõi thiện kiến, chết từ cõi thiện kiến, sanh đến cõi sắc cứu cánh, sẽ trừ các thượng phần triền phược, phát sanh thánh đạo trong cõi sắc cứu-cánh. Ðây gọi là hạng người thượng lưu sắc cứu cánh thiện thú.

[57] – Thế nào là hạng người dự lưu (sotāpañño) tiến hành chứng quả dự lưu (sotāpattiphalasacchikiriyāyapatipanno)?

Hạng người đang tiến hành để trừ ba triền phược, là người tiến thánh chứng quả dự lưu; đối với người nào ba triền phược đã được trừ, đây gọi là hạng người dự lưu.

Hạng người đang tiến hành để giảm thiểu dục tham và sân độc, là người tiến hành chứng quả nhất lai; đối với người nào dục tham và sân độc đã được giảm thiểu, đây gọi là hạng người nhất lai.

Hạng người đang tiến hành để hoàn toàn trừ dục tham và sân độc, là người tiến hành chúng quả bất lai; đối với người nào mà dục tham và sân độc đã hoàn toàn trừ, đây gọi là hạng người bất lai.

Hạng người đang tiến hành để hoàn toàn trừ sắc ái vô sắc ái, ngã mạn phóng dật và vô minh, là người tiến hành chứng quả ưng-cúng; đối với người nào mà sắc ái, vô sắc ái, ngã mạn, phóng dật và vô minh đã được hoàn toàn đoạn trừ, đây gọi là hạng người ưng cúng.

DỨT PHẦN XIỂN MINH MỘT CHI

XIỂN MINH PHẦN HAI CHI (DUKANIDDESO)

[58] – Thế nào là hạng người sân giận (kodhano)?

Trong ấy sự sân giận là thế nào? tức là sự hiền giận, cách hiềm hận, thái độ hiềm hận, sự thù hằn, cách thù hằn, thái độ thù hằn, cách sân độc, thái độ sân độc, sự đối lập, sự phản đối, sự hung dữ, sự lỗ mãng sự bất bình của tâm. Ðây gọi là sự sân giận. Ðối với hạng người nào sự sân giận này chưa đoạn trừ thì đấy gọi là hạng người sân giận.

Thế náo là hạng người oán giận (upanāhī)?

Trong ấy sự oán hận là thế nào? Trước là sân giận, sau đến oán hận, chi là sự kết oán, thái độ kết oán, tính cách kết oán, sự lưu lại, giữ lại, duy trì, tích tụ, cột chặt, chấp cứng sân giận như vậy đó. Ðây gọi là sự oán hận. Ðối với hạng người nào sự oán hận này chưa đoạn trừ thì đẩy gọi là hạng người oán hận.

[59] – Thế nào là hạng người quỷ quyệt (makkhī)?

Trong ấy sự quỷ quyệt là thế nào? chi là sự gian xảo, cách gian xảo, thái độ gian xảo, tính cách độc kế, hành động độc kế. Ðây gọi là sự quỷ quyệt. Ðối với hạng người nào sự quỷ quyệt này chưa đoạn trừ thì đấy gọi là hạng người quỷ quyệt.

– Thế nào là hạng người hiểm độc (palāsī)?

Trong ấy sự hiểm độc là thế nào? chi là sự ác hiểm, cách ác hiểm, thái độ ác hiểm, dẫn đến hiềm thù, nguyên nhân đấu tranh, tranh chấp, không cởi mở. Ðây gọi là sự hiểm độc. Ðối với hạng người nào sự hiểm độc này chưa đoạn trừ thì đấy gọi là hạng người hiểm độc.

[60] – Thế nào là hạng người ganh tỵ (issakī)?

Trong ấy sự ganh tỵ là thế nào? chi là sự ganh gổ, tính cách ganh gổ, thái độ ganh gổ, sự ganh ghét, tính cách ghen ghét, thái độ ganh ghét đối với lợi lộc, lễ kính trọng vọng, tôn vinh, đãnh lễ, cúng dường cho người khác; đây gọi là sự ganh tỵ. Ðối với hạng người nào sự ganh tỵ nầy chưa đoạn trừ, thì đấy gọi là hạng người ganh tỵ.

– Thế nào là hạng người bỏn xẻn (maccharī)?

Trong ấy sự bỏn xẻn là thế nào? năm sự bỏn xẻn là bỏn xẻn chỗ ở, bỏn xẻn gia tộc, bỏn xẻn lợi lộc, bỏn xẻn thanh danh, bỏn xẻn pháp, sự kiện như vậy là sự bỏn xẻn, tính cách bỏn xẻn, thái đô bỏn xẻn, sự bón rít, sự keo kiết, sự hà tiện, sự không nhiếp tâm. Ðây gọi là sự bỏn xẻn. Ðối với hạng người nào sự bỏn xẻn này chưa đoạn trừ, thì đấy gọi là hạng người bỏn xẻn.

[61] – Thế nào là hạng người lường gạt (satho)?

Trong ấy sự lường gạt là thế nào? ở đây có kẻ là người gian trá, mưu mẹo; sự chi là cách gian trá, thái độ gian trá, tình trạng gian trá, thái độ nhám nhúa, tính cách nhám nhúa, thái độ quỷ quyệt, tính cách khôn lanh. Ðây gọi là sự xảo trá. Ðối với hạng người nào sự xảo trá này chưa đoạn trừ thì đây gọi là hạng người lường gạt

– Thế nào là hạng người xảo trá (māyāvī)?

Trong ấy sự xảo trá là thế nào? ở đây có kẻ sau khi hành thân ác hạnh, hành khẩu ác hạnh, hành ý ác hạnh có nguyện vọng xấu xa vì nhân che dấu ác hạnh ấy; nó muốn rằng “mong đừng ai biết ta”, nó suy nghĩ rằng “mong đừng ai biết ta”, nó nói rằng “mong đừng ai biết ta”, nó hành động rằng “mong đừng ai biết ta” sự kiện nào như vậy là sự xảo quyệt, tính cách xảo quyệt, trá hình lừa phỉnh phỉnh gạt, giả vờ, dối quanh, dối trá, dối gạt, dấu diếm, che đậy, hành động tinh vi, hành động mờ ám, khỏa lấp, sở hành xấu. Ðây là sự xảo trá. Ðối với hạng người nào sự xảo trá này chưa đoạn trừ. Ðây gọi là hạng người xảo trá.

[62] – Thế nào là hạng người vô tàm (ahiriko)?

Trong ấy sự vô tàm là thế nào? sự mà không hổ thẹn với điều đáng hổ thẹn, không hổ thẹn với việc phạm các ác bất thiện pháp. Ðây gọi là sự vô tàm, người hiệp với sự vô tàm này làm hạng người vô tàm.

– Thế nào là hạng người vô úy (anottappa)?

Trong ấy sự vô úy là thế nào? sự mà không sợ hãi với điều đáng sợ hãi, không sợ hãi với việc phạm các ác bất thiện pháp. Ðây gọi là sự vô úy, người mà hiệp với sự vô úy này là hạng người vô úy .

[63] – Thế nào là hạng người nan giáo (dubbaco)?

Trong ấy sự nan giáo là thế nào? là khi được nhắc nhở đúng pháp lại có sự khó dạy, thái độ khó dạy, tính cách khó dạy, lập trường chống đối, thái độ phản đối, tính cách bất cần, thái độ bất cần, thái độ bất kính, thái độ bất tuân. Ðây gọi là sự nan giáo. Người hiệp với sự nan giáo này là hạng người nan giáo.

– Thế nào là hạng người hữu ác hữu (pāpamitto)?

Trong sự hữu ác là thế nào? những hạng người nào vô tín ngưỡng, ác giới, thiểu học, bỏn xẻn, thiểu trí; sự mà giao du, giao hiếu, kết giao, cộng sự, cộng tác, thân thiện, tương thân, xu hướng theo hạnh người ấy. Ðây gọi là sự hữu ác hữu. Người nào hiệp với sự hiệp hữu ác hữu này thì là hạng người hữu ác hữu.

[64] – Thế nào là hạng người bất phòng môn quyền (indriyesu aguttadvāro)?

Trong ấy sự không phòng hộ môn quyền là thế nào? Ở đây có kẻ khi mắt thấy sắc rồi chấp tướng chung, chấp tướng riêng; do nhân nào mà sự tham ưu ác bất thiện pháp có thể xâm nhiễm người sống không thôi thúc nhãn quyền thì nó lại không phòng ngừa nhân ấy, không hộ trì nhãn quyền, không thu thúc nhãn quyền, khi tai nghe tiếng… (trùng) … khi mũi ngửi mùi… (trùng)… khi lưỡi nếm vị… (trùng)… khi thân chạm cảnh xúc… (trùng) … khi ý suy nghĩ cảnh pháp rồi chấp tướng chung, chấp tướng riêng, do nhân nào mà sự tham ưu ác bất thiện pháp có thể xâm nhiễm người sống không thu thúc ý quyền thì nó không phòng ngừa nhân ấy, không hộ trì ý quyền, không thu thúc ý quyền. Sự mà không gìn giữ sáu quyền này, không chăm giữ, không bảo vệ, không thu thúc. Ðây gọi là sự không phòng hộ môn quyền. Người hiệp với sự không phòng hộ môn quyền này gọi là hạng người bất phòng hộ môn quyền.

– Thế nào là hạng người bất tri độ vật thực (bhojaneamattaññū)?

Trong sự bất tri độ vật thực là sao? Ở đây có kẻ không quán tưởng, không khéo nghĩ, nó dùng vật thực để nô đùa, để đam mê, để bồi dưỡng, để tô điểm; trong việc ấy, sự mà không tri túc, không tiết độ, không quán tưởng trong vật thực, đây gọi là sự bất tri độ vật thực. Người hiệp với sự bất tri độ vật thực này, gọi là hạng người bất tri độ vật thực.

[65] – Thế nào là hạng người thất niệm (mutthassati)?

Trong ấy sự thất niệm là sao? sự mà không ức niệm, không nhớ theo, không nhớ ra, không nhớ lấy, không nhớ được, tình trạng không ghi nhận, tình trạng lơ đểnh, tình trạng quên lảng, đây gọi là sự thất niệm. Người hiệp với sự thất niệm này, gọi là hạng người thất niệm.

– Thế nào là hạng người vô giác tỉnh (asampajāno)?

Trong ấy sự vô giác tỉnh là sao? sự mà không biết không thấy không lảnh hội, không liểu ngộ, không thực chứng, không thông suốt, không nhiếp thu, không thấm nhuần, không xét đoán, không phản khán, không phản tỉnh, thiếu trí, khờ khạo, không lương tri, si muội, si mê, si ám, vô minh, vô minh bộc, vô minh phối, vô minh tùy miên, vô minh đột khởi, vô minh then chốt, si bất thiện căn, đây gọi là sự vô giác tỉnh. Người hiệp với sự vô giác tỉnh này gọi là hạng người vô giác tỉnh.

[66] – Thế nào là hạng người giới lụy (silavipanno)?

Trong ấy giới lụy là sao? là thân hành quá đáng, khẩu hành quá đáng, thân khẩu hành quá đáng, đây gọi là giới lụy; Tất cả giới trì xấu xa cũng là giới lụy người hiệp với giới lụy này là hạng người giới lụy.

– Thế nào là hạng người kiến lụy (diṭṭhivipanno)?

Trong ấy định kiến lụy là sao? là cho rằng: “Không có sự bố thí, không có sự cúng dường, không có tế lễ, không có quả dị thục quả các nghiệp tốt xấu, không có đời này, không có đời sau, không có mẹ, không có cha, không có loài hữu tình hóa sanh, trong đời này không có các vị Sa-môn bà-la-môn chánh hướng, chánh hạnh là những vị đã tự mình với thắng trí thắng đạt, rồi tuyên bố đời này và đời sau kiến nào như vậy là thiên kiến, kiến chấp, kiến trù lâm, kiến hí luận, kiến tranh chấp, kiến triền, chấp trước, cố chấp, thiên chấp, khinh thị, sái đường, tà đạo, tà tánh, ngoại đạo xứ, nghịch chấp, đây gọi là kiến lụy; Tất cả tà kiến đều là kiến lụy. Người hiệp với kiến lụy này là hạng người kiến lụy.

[67] – Thế nào là hạng người nội triền (ajjhattasaññojano)?

Ðối với hạng người nào năm hạ phần triền phược chưa đoạn trừ; đây gọi là hạng người nội triền.

– Thế nào là hạng người ngoại triền (bahiddhāsaññojano)? Ðối với hạng người nào năm thượng phần triền phược chưa đoạn trừ; đây được gọi là hạng người ngoại triền.

[68] – Thế nào là hạng người vô sân (akkodhano)?

Trong ấy sự sân giận là sao? Chi là sự hiềm hận, cách hiềm hận, thái độ hiềm hận, sự thù hằn, cách thù hằn, thái độ thù hằn, sự sân độc, cách sân độc, thái độ sân độc, sự đối lập, sự phản đối, sự hung dữ, sự lổ mảng, sự bất bình của tâm. Ðây gọi là sự sân giận. Ðối với hạng người nào sự sân giận này đã được đoạn trừ, đây gọi là hạng người vô sân.

– Thế nào là hạng người vô hận (anupanāhī)?

Trong ấy sự sân hận là sao? Trước là sân giận, sau đến oán hận; chi là sự kết oán, thái độ kết oán, tính cách kết oán, sự lưu lại, giữ lại, duy trì tích tụ, cột chặt, chấp cứng sân giận như vậy đó. Ðây gọi là sự hận. Ðối với hạng người nào sự hận này đã được đoạn trừ, đây gọi là hạng người vô hận.

[69] – Thế nào là hạng người bất quỷ quyệt (amakkhī)?

Trong ấy sự quỷ quyệt là sao? Chi là sự gian xảo, cách gian xảo, thái độ gian xảo, tính cách độc kế, hành động độc kế. Ðây gọi là sự quỷ quyệt. Ðối với hạng người nào sự quỷ quyệt này đã được đoạn trừ, đây gọi là hạng người bất quỷ quyệt.

– Thế nào là hạng người vô hiểm độc (apalāsī)?

Trong ấy, sự hiểm độc là sao? Chi là sự ác hiểm, cách ác hiểm, thái độ ác hiểm, dẫn đến hiềm thù, nguyên nhân đấu tranh, tranh chấp, không cởi mở. Ðây gọi là sự hiểm độc. Ðối với hạng người nào sự hiểm độc này đã đoạn trừ, đây gọi là hạng người vô hiểm độc.

[70] – Thế nào là hạng người vô tật (anissukī)?

Trong ấy, tật (issā) là sao? Chi là sự ganh gổ, tính cách ganh gổ, thái độ ganh gổ, sự ganh ghét, tính cách ganh ghét, thái độ ganh ghét đối với lợi lộc, lễ kính, trọng vọng, tôn vinh, đảnh lễ, cúng dường cho người khác, đây gọi là tật. Ðối với hạng người nào tật này được đoạn trừ, đấy gọi là hạng người vô tật.

– Thế nào là hạng người vô lận (amaccharī)?

Trong ấy, Lận là sao? Có năm sự bỏn xẻn là bỏn xẻn chỗ ở, bỏn xẻn gia tộc, bỏn xẻn lợi lộc, bỏn xẻn thanh danh, bỏn xẻn pháp, sự kiện nào như vậy là sự bỏn xẻn, tính cách bỏn xẻn, thái độ bỏn xẻn, sự bón rít, sự keo tiết, sự hà tiện, sự không nhiếp tâm, đây gọi là Lận. Ðối với hạng người nào Lận này đã được đoạn trừ thì gọi là hạng người vô Lận.

[71] – Thế nào là hạng người bất lường gạt (asatho)?

Trong ấy, sự lường gạt là sao? Ở đây có kẻ là người gian trá, mưu mẹo; sự chi là cách gian trá, thái độ gian trá, tình trạng gian trá, thái độ nhám nhúa, tính cách nhám nhúa, thái độ quỷ quyệt, tính cách khôn lanh, đây gọi là sự lường gạt. Ðối với hạng người nào, sự lường gạt này đã được đoạn trừ thì đấy gọi là hạng người bất lường gạt.

– Thế nào là hạng người bất xảo trá (amāyāvī)?

Trong ấy, sự xảo trá là sao? Ở đây có kẻ sau khi hành thân ác hạnh, hành khẩu ác hạnh, hành ý ác hạnh có nguyện vọng xấu xa vì nhân che dấu ác hạnh ấy: nó muốn rằng “Mong đừng ai biết ta”; nó suy nghĩ rằng “Mong đừng ai biết ta”; nó hành động rằng “Mong đừng ai biết ta”; sự kiện nào như vậy là xảo quyệt, tính cách xảo quyệt, trá hình lừa phỉnh, phỉnh gạt, giả vờ, dối quanh, dối trá, dối gạt, dấu diếm, che đậy, hành động tinh vi, hành động mờ ám, khỏa lấp sở hành xấu, đây là sự xảo trá. Ðối với hạng người nào sự xảo trá này đã được đoạn trừ thì đây gọi là hạng người bất xảo trá.

[72] – Thế nào là hạng người hữu tàm (hirimā)?

Trong ấy tàm là thế nào? Sự mà hổ thẹn với điều đáng hổ thẹn, hổ thẹn với việc phạm các bất thiện pháp, đây gọi là Tàm. Người hiệp với tâm này, là hạng người hữu tàm.

– Thế nào là hạng người hữu úy (ottappī)?

Trong ấy, úy là sao? Sự mà sợ hãi với điều đáng sợ hãi, sợ hãi với việc phạm các pháp bất thiện pháp, đây gọi là úy.

[73] – Thế nào là hạng người dị giáo (suvaco)?

Trong ấy sự dễ dạy là sao? là khi được nhắc nhở đúng pháp mà có sự dễ nói, dễ bảo, có thái độ dễ dạy, lập trường không chống đối, không giữ đối lập, hay lưu ý đến, quan tâm đến, có sự tôn trọng, có sự vâng thuận, đây gọi là sự dễ dạy. Người hiệp với sự dễ dạy này là hạng người dị giáo.

– Thế nào là hạng người hữu thiện hữu (kalyānamitto)?

Trong ấy sự có bạn lành là sao? những người nào có đức tin, có giới hạnh, đa văn, có xả thí, có trí tuệ, sự mà giao du, giáo hiếu, kết giao, cộng sự, công tác, thân thiện tương thân, xu hướng theo những hạng người ấy, đây gọi là sự có bạn lành. Người hiệp với sự có bạn lành này là hạng nguời hữu thiện hữu.

[74] – Thế nào là hạng người phòng hộ môn quyền (indriyesu guttadvāro)?

Trong ấy sự phòng hộ môn quyền là sao? Ở đây có người khi mắt thấy sắc không chấp tướng chung, không chấp tướng riêng; do nhân nào mà sự tham ưu ác bất thiện pháp có thể xâm nhiễm người sống không thu thúc nhãn quyền, thì họ phòng ngừa nhân ấy, hộ trì nhãn quyền, thu thúc nhãn quyền, khi tai nghe tiếng… (trùng) … khi mũi ngửi mùi (trùng)… khi lưỡi nếm vị… (trùng)… khi thân chạm cảnh xúc… (trùng)… khi ý suy nghĩ cảnh pháp không chấp tướng chung, không chấp tướng riêng; do nhân nào mà sự tham ưu ác bất thiện pháp có thể xâm nhiễm người sống không thu thúc ý quyền thì họ phòng ngừa nhân ấy, hộ trì ý quyền thu thúc ý quyền; sự mà gìn giữ sáu quyền này, chăn giữ, bảo vệ, thu thúc, đây gọi là sự phòng hộ môn quyền. Người hiệp với sự phòng hộ môn quyền này, là hạng người phòng – hộ môn – quyền.

– Thế nào là hạng người tri độ vật thực (bhojanemattaññū)?

Trong ấy sự tri độ vật thực là sao? Ở đây có vị khéo quán tưởng thọ dùng vật thực không phải để nô đùa, chẳng phải để đam mê, chẳng phải để bồi dưỡng, chẳng phải để tô điểm mà chỉ để duy trì nuôi sống thân này, để ngăn sự tổn hại, để hỗ trợ phạm hạnh, nghĩ rằng: “Như thế ta diệt trừ cảm thọ cũ và sẽ không để phát sanh cảm thọ mới, do phương tiện này ta sẽ vô tội và lạc trú” trong sự kiện ấy, sự mà tri túc, tiết độ, quan tưởng đối với vật thực, đây gọi là sự tri độ vật thực. Người hiệp với sự tri độ vật thực này là hạng người tri độ vật thực.

[75] – Thế nào là hạng người trú niệm (upatthitassati)?

Trong ấy niệm là sao? Chi là sự ức niệm, tùy niệm, tưởng niệm, nhớ lại, thái độ nhớ lại, thái độ ghi nhận, thái độ không lơ đảng, thái độ không lảng quên, niệm là niệm quyền, niệm lực, chánh niệm. Ðây gọi là Niệm. Người hiệp với niệm này là hạng người trú niệm.

– Thế nào là hạng người tỉnh giác (sampajāñño)?

Trong ấy sự tỉnh giác là sao? chi là sự hiểu rõ, sự biết rõ, sự lựa chọn, sự cân nhắc, sự trạch pháp, sự tham khảo, sự phân định, sự khảo sát, sự thông thái, sự rành rẽ, sự khôn ngoan, sự sáng suốt, sự suy xét, sự nghiên cứu, sự minh mẫn, sự mẫn tiệp, sự hồi quang, sự chiếu kiến, sự lương tri, sự sắc xảo, trí tuệ quyền, tuệ lực, tuệ như vũ khí, tuệ như lâu dài, tuệ như ánh sáng, tuệ như hào quang, tuệ như đèn, tuệ như báu vật, vô si, trạch pháp, chánh kiến, đây gọi là sự tỉnh giác. Người hiệp với sự tỉnh giác này là hạng người tỉnh giác .

[76] – Thế nào là hạng người giới thành (silasampañño)?

Trong ấy sự thành tựu giới là sao? tức là thân hành không quá đáng, khẩu hành không quá đáng, thân khẩu hành không quá đáng, đây gọi là sự thành tựu giới. Tất cả sự thu thúc giới đều là sự thành tựu giới. Người hiệp với sự thành tựu giới này là hạng người giới thành.

– Thế nào là hạng người kiến thành (ditthisampañño)?

Trong ấy sự thành tựu kiến là sao? tức là hiểu rằng: “Có sự bố thí, có sự cúng bái, có sự tế lễ, có quả dị thục của các nghiệp tốt xấu, có đời này, có đời sau, có mẹ, có cha, có loài hữu tình hóa sanh, trong đời vẫn có các hạng sa-môn Bà-La-Môn chánh hướng, chánh hạnh, là những vị đã tự mình với thắng trí chứng đạt rồi tuyên bố đời này và đời sau”; kiến nào như vậy là sự hiểu rõ, sự biết rõ… (trùng)… vô sỉ, trạch pháp, chánh kiến, đây gọi là sự thành tựu kiến. Người hiệp với sự thành tựu kiến này là hạng người Kiến thành.

[77] – Thế nào là hạng người khó có trong đời (puggalā dullabhā lokasmim)?

Người mà thi ân (pubbakārī) và người mà báo đáp ân nghĩa (kataññū katavedī). Ðây là hạng người khó có trong đời.

[78] – Thế nào là hai hạng người khó thỏa mãn (duttappāyā)?

Người mà được của rồi cất của (laddhaṃ laddhaṃ nikkhipati) và người mà được của rồi phí của (laddhaṃ laddhaṃ visajjeti). Ðây là hai hạng người khó thỏa mãn.

[79] – Thế nào là hai hạng người dễ thỏa mãn (sutappayā)?

Người được của mà không cất của (laddhaṃ laddhaṃ na nikkhipati) và người được của mà không phí của (laddhaṃ laddhaṃ na visajjeti).

[80] – Ðối với hai hạng người thế nào, các lậu tăng trưởng (āsavā vaddhanti)?

Người mà ray rứt sự không đáng ray rứt (nakukkuccāyitabbaṃ kukkuccāyati);

Và người mà không ray rứt sự đáng ray rứt (kukkuccāyitabbamna kukkuccāyati) đối với hai hạng người này các lậu tăng trưởng.

[81] – Ðối với hai hạng người thế nào, các lậu không tăng trưởng (àsavà na vaddhanti)?

Người mà không ray rức sự không đáng ray rức (nakukkuccāyitabbaṃ na kukkuccāyati) và người mà ray rức sự đáng ray rức (kukkuccāyitabbaṃ kukkuccāyati); đối với hai hạng người này các lậu không tăng trưởng.

[82] – Thế nào là hạng người khuynh hướng xấu (hīnadhimutto)?

Ở đây có hạng người ác giới, ác tánh, nó lại giao du, cộng tác, thân cận với người khác cũng ác-giới ác-tánh. Ðây gọi là hạng người khuynh hướng xấu.

– Thế nào là hạng người khuynh hướng tốt (panitādhimutto)?

Ở đây có hạng người giới hạnh thiện tánh, người ấy giao du, cộng tác, thân cận với người khác cũng giới hạnh thiện tánh. Ðây gọi là hạng người khuynh hướng tốt.

[83] – Thế nào là hạng người toại chí (titto)?

Chư vị Ðộc giác và chư thinh văn A La Hán của Ðức Như Lai là hạng đã toại chí (tittā).

Ðức chánh-đẳng-Giác là hạng đã toại chí và giúp toại chí (titto ca tappetā ca).

DỨT XIỂN MINH PHẦN HAI CHI.

XIỂN MINH PHẦN BA CHI (TIKANIDDESO)

[84] – Thế nào là hạng người không hy vọng (nirāso)?

Ở đây có hạng người ác giới, ác tánh, sở hành bất tịnh đáng nghi ngờ, hành vi che đậy, phi sa môn tự nhận là sa môn, phi phạm hạnh tự nhận là phạm hạnh, nội tâm hôi hám, dục nhiễm, tánh tình bẩn thiểu. Người ấy nghe đồn rằng: “có Tỳ – khưu tên vậy do đoạn tận các lậu-hoặc, ngay trong hiện tại tự mình với thắng trí, đã chứng đã đắc và an trú vô lậu tâm giải thoát tuệ giải thoát”. Ðối với người ấy không nghĩ được như vậy: “Khi nào thì ta mới do đoạn tận các lậu hoặc, ngay trong hiện tại tự mình với thắng trí chứng đắc và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát”. Ðây gọi là hạng người không hy vọng.

– Thế nào là hạng người có hy vọng (āsaṃso)?

Ở đây có hạng người giới hạnh, thiện tánh, người ấy nghe đồn rằng: “Có vị Tỳ kheo tên vậy do đoạn trừ các lậu hoặc nghe trong hiện tại tự mình với thắng trí đã chứng đắc là an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Ðối với người ấy sẽ nghĩ như vậy: khi nào đây ta cũng sẽ do đoạn trừ các lậu hoặc, ngay trong hiện tại tự mình với thắng trí, chứng đắc và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Ðây gọi là hạng người có hy vọng.

– Thế nào là hạng người hết hy vọng (vigatāso)?

Ở đây có hạng người do đoạn trừ các lậu hoặc, ngay trong hiện tại tự mình với thắng trí, đã chứng đắc và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát; người ấy dù nghe đồn rằng: “Có vị Tỳ – khưu tên vậy do đoạn trừ các lậu hoặc, ngay trong hiện tại tự mình với thắng trí đã chứng đắc và an trú tâm giải thoát, tuệ giải thoát” ở người ấy không nghĩ như sau: “Khi nào đây ta cũng sẽ do đoạn trừ các lậu hoặc, ngay trong hiện tại tự mình với thắng trí chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát”, vì cớ sao? bởi vì sự hy vọng giải thoát trước khi chưa giải thoát, hy vọng ấy đã kết thúc. Ðây gọi là hạng hết hy vọng.

[85] – Trong ấy thế nào là ba hạng người dụ như bệnh nhân (gilānupamā)?

Có ba hạng bệnh nhân là:

Ở đây có một hạng bệnh nhân dù được thực phẩm thích hợp hay không được thực phẩm thích hợp; dù được dược phẩm thích hợp hay không được dược phẩm thích hợp: dù được người khán hộ (upaṭṭhākaṃ, người chăm nom, săn sóc bệnh nhân) thích hợp hay không được người khán hộ thích hợp thì cũng không khỏi bệnh ấy.

Ở đây lại có một hạng bệnh nhân dù được thực phẩm thích hợp hay không được thực phẩm thích hợp, dù được dược phẩm thích hợp hay không được dược phẩm thích hợp, dù được người khán-hộ thích hợp hay không được người khán-hộ thích hợp thì cũng dứt khỏi bệnh này.

Ở đây lại có một hạng bệnh nhân khi được thực phẩm thích hợp, chẳng phải không được khi được dược phẩm thích hợp, chẳng phải không được, khi được người khán – hộ thích hợp, chảng phải không được thì sẽ dứt khỏi bệnh ấy.

Chính ở điểm mà có hạng bệnh nhân sẽ dứt khỏi bệnh ấy khi được thực phẩm thích hợp, không phải không được khi được dược phẩm thích hợp, không phải không được khi được người khán-hộ thích hợp, không phải không được, vì dựa vào hạng bệnh nhân này mà đức Thế-Tôn mới chuẩn cho thực phẩm người bệnh, chuẩn cho được phẩm người bệnh chuẩn cho người khán hộ bệnh nhân. Lại nữa, dựa theo hạng bệnh nhân này mà các bệnh nhân khác cần được chăm sóc.

[86] – Có ba hạng người dụ như bệnh nhân có mặt trong đời xuất hiện như vầy:

– Thế nào là ba hạng?

Ở đây có hạng người dù được gặp đức Như-Lai hay không được gặp đức Như-Lai, dù được nghe pháp luật Như-Lai thuyết hay không được nghe pháp luật Như-lai thuyết, cũng không bước vào qui luật chánh phần các thiện pháp (niyāmaṃ kusalesu dhammesu sammattaṃ).

Lại nữa, ở đây có hạng người dù được gặp đức Như-lai hay không được gặp đức Như-lai, dù được nghe pháp luật Như-lai thuyết, hay không được nghe pháp luật Như-lai thuyết thì vẫn bước vào qui luật chánh phần các thiện pháp.

Lai nữa, ở đây có hạng người khi gặp đức Như-lai, không phải không được, khi được nghe pháp luật Như-lai thuyết không phải không được; thì mới bước vào qui luật chánh phần các thiện pháp.

Chính ở điểm mà có hạng người khi được gặp đức Như-lai, không phải không được, khi được nghe pháp luật Như-lai thuyết, không phải không được, thì mới bước vào qui luật chánh phầncác thiện pháp; dựa theo hạng người này nên Ðức Thế-Tôn mới chuẩn cho việc thuyết pháp: và lại nữa dựa theo hạng người này mà giáo pháp cần được thuyết giảng.

Ðây là ba hạng người dụ như bệnh nhân, có mặt, xuất hiện trong đời.

[87] – Thế nào là hạng người thân chứng (kāyasakkhī)?

Ở đây có người thân chứng đắc an trú trong bát giải thoát; người ấy với trí tỏ ngộ, chỉ có một số lậu hoặc được tận diệt thôi. Ðây gọi là hạng người thân chứng.

– Thế nào là hạng người kiến đắc (diṭṭhippatto)?

Ở đây có người hiểu như thật rằng “đây là khổ” hiểu như thật rằng “đây là khổ tập”, hiểu như thật rằng “đây là khổ diệt”, hiểu như thật rằng “đây là khổ diệt hành lộ”, các Như lai tuyên thuyết đã được người ấy nhận định, thẩm sát bằng trí; nhưng người ấy khi với trí tỏ ngộ chỉ có một số lậu hoặc được tận diệt thôi. Ðây gọi là hạng người kiến đắc.

– Thế nào là hạng người tín giải (saddhāvimutto)?

Ở đây có người hiểu như thật rằng “đây là khổ”… (trùng)… các pháp Như-lai tuyên thuyết, đã được người ấy nhận định, thẩm sát bằng trí, nhưng người ấy khi với trí tỏ ngộ chỉ có một số lậu hoặc được tận diệt thôi tuy nhiên không phải như hạng người kiến đắc (diṭṭhippatto). Ðây gọi là hạng người tín giải thoát.

[88] – Thế nào là hạng người phẫn ngữ (gūthabhānī)?

Ở đây có người hay nói dối, khi đến chỗ nhóm họp, hoặc đến tại hội chúng, hoặc đến giữa quyến thuộc, hoặc đến giữa quan quyền, hoặc đến giữa hoàng gia, bị buộc hỏi cung rằng “hãy lại đậy gã kia, mi biết gì hãy nói ra điều ấy!”. Hắn không biết lại nói là “tôi biết” hoặc biết lại nói “tôi không biết”, hoặc không thấy lại nói “tôi thấy” hoặc thấy lại nói “tôi không thấy” như thế vì nhân tự nó hay vì nhân người khác hay vì nhân chút ít lợi lộc mà thành ra nói dối. Ðây gọi là hạng người phẫn ngữ.

Tế nào là hạng người hoa ngữ (pupphabhāṇī)?

Ở đây có người bỏ lời nói dối, tránh lời nói dối, khi đến chỗ nhóm họp, hoặc đến tại hội chúng, hoặc đến giữa quyến thuộc, hoặc đến giữa quan quyền, hoặc đến giữa hoàng gia, bị buộc hỏi cung rằng: “hãy lại đây gã kia mi biết gì hãy nói điều ấy!” hắn không biết thì nói “tôi không biết!” hắn biết thì nói “tôi biết”, hắn không thấy thì nói “tôi không thấy”, hắn thấy thì nói “tôi thấy” như thế không thành nói dối vì nhân tự mình hay nhân người khác hay nhân chút ít lợi lộc. Ðây gọi là hạng người hoa ngữ.

– Thế nào là hạng người mật ngữ (Madhubhānī)?

Ở đây có hạng người phát ngôn như là lời nói không thô lỗ, êm tai, dễ thương, rót vào tim, nhã nhặn, được quần chúng ưa thích, được quần chúng vừa lòng. Ðây là hạng người mật ngữ.

[89] – Thế nào là hạng người tâm như ung nhọt (arukūpamacitto)?

Ở đây có hạng người phẫn nộ, nhiều hiềm hận; khi bị nói đến chút ít cũng tức tối, phẫn nộ, sân hận, sừng sộ, biểu lộ sự phẫn nộ, sân hận và bực tức, ví như mụn nhọt làm mủ khi miếng cây hay miếng sành đánh trúng liền chảy mủ nhiều hơn; cũng thế, ở đây có người phẫn nộ, nhiều hiềm hận; khi bị nói đến chút ít cũng bị tức tối, phẫn nộ, sân hận, sừng sộ, biểu lộ sự phẫn nộ, sân hận và bực tức. Ðây gọi là hạng người tâm như ung nhọt.

– Thế nào là hạng người tâm như điển chớp (vijjūpamacitto)?

Ở đây có hạng người hiểu như thật rằng “Ðây là khổ”, hiểu như thật rằng “Ðây là khổ tập”, hiểu như thật rằng “đây là khổ diệt”, hiểu như thật rằng “đây là khổ diệt hành lộ”; ví dụ như một người có mắt trong đêm tối mù mịt lúc rực lên ánh chớp thì có thể thấy các cảnh vật; cũng thế ở đây có hạng người hiểu như thật rằng “đây là khổ”, hiểu như thật rằng “đây là khổ tập”, hiểu như thật rằng “đây là khổ diệt”, hiểu như thật rằng “đây là khổ diệt hành lộ”. Ðây gọi là hạng người tâm như điển chớp [tức là chỉ cho bậc Tu-đà-hườn đạo, Tu- đà-hàm đạo và A-na-hàm đạo. Vào sát na tâm đạo đang sanh vị ấy thấy Niết bàn, nhưng đời sống sau đó vẫn còn chút ít phiền não.]

– Thế nào là hạng người tâm như lôi sấm (vajirūpamacitto)?

Ở đây có hạng người do đoạn trừ các lậu hoặc, ngay, ngay trong hiện tại đã tự mình với thắng trí chứng đắc và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát; cũng như khi sét đánh không có thứ gì không bị bể dù là ngọc ma-ni hay tảng đá; cũng thế ở đây có hạng người do đoạn trừ, các lậu hoặc, ngay trong hiện tại tự mình với thắng trí đã chứng đắc và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Ðây gọi là hạng người tâm như lôi sấm [chỉ đạo cho bậc A-la-hán khi tâm tứ đạo sanh khởi liền đoạn, tận hoàn toàn, các phiền não không dư sót]

[90] – Thế nào là hạng người mù mắt (andho)?

Ở đây đối với một hạng người không có con mắt, con mắt mà nhờ đó đạt được tài sản chưa đạt được hay gia tăng tài sản đã đạt được; không có con mắt, con mắt mà nhờ đó biết được pháp thiện và pháp bật thiện, biết được pháp tội lỗi và vô tội lỗi, biết được pháp hạ liệt và cao thượng, biết được pháp thành phần đen và thành phần trắng. Ðây gọi là hạng người mù mắt.

– Thế nào là hạng người một mắt (ekacakkhu)?

Ở đây với một hạng người có con mắt, con mắt mà nhờ đó đạt được tài sản chưa đạt được hay gia tăng tài sản đã đạt được; nhưng không có con mắt, con mắt mà nhờ đó, biết được pháp thiện và pháp bật thiện, biệt được pháp tội lỗi và vô tội lỗi, biết được pháp hạ liệt và cao thượng, biết được pháp thành phần đen và thành phần trắng. Ðây gọi là hạng người một mắt.

– Thế nào là hạng người hai mắt (dvicakkhu)?

Ở đây với một hạng người có con mắt, con mắt mà nhờ đó đạt được tài sảnchưa đạt đưôc hay gia tăng tài sản đã đạt được? Lại cũng có con mắt, con mắt mà nhờ đó biết được pháp thiện và pháp bất thiện, biết được pháp tội lỗi và vô tội lỗi, biết được pháp hạ liệt và cao thượng, biết được pháp thành phần đen và thành phần trắng. Ðây gọi là hạng người hai mắt.

[91] – Thế nào là hạng người trí tuệ lật úp (avakujjapañño)?

Ở đây có hạng người đi đến chùa, thường xuyên gần gũi các Vị Tỳ-Khưu để nghe pháp; các vị Tỳ-khưu thuyết pháp cho người ấy, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện có nghĩa văn, trình bày viên mản thanh tịnh. Họ ngồi tại chỗ ngồi ấy không tác ý đến đoạn đầu, không tác ý đến đoạn giữa, không tác ý đến đoan cuối của lời pháp ấy, khi đứng dậy khỏi chỗ ngồi ấy cũng khôngtác ý đến đoạn đầu, không tác ý đến đoạn giữa, không tác ý đến đoạn cuối của lời pháp ấy; ví như cái nồi úp xuống, nước đổ trên nồi ấy chảy tràn ra chứ không đọng chứa lại, cũng thế ở đây có hạng người đi đến chùa, thường xuyên gần gũi các vị Tỳ-khưu để nghe pháp, các vị Tỳ-khưu thuyết pháp cho người ấy, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện có nghĩa, có văn trình bày pham hạnh viên mản thanh tịnh. Họ ngồi tại chỗ ngồi ấy không tác ý đến đoạn đầu, không tác ý đến đoạn giữa, không tác ý đến đoạn cuối của lời pháp ấy, khi đứng dậy khỏi chỗ ngồi ấy cũng không tác ý đến đoạn đầu, không tác ý đến đoạn giữa, không tác ý đến đoạn cuối của lời pháp ấy. Ðây gọi là hạng người trí tuệ lật úp.

– Thế nào là hạng người trí tuệ bắp vế (ucchaṅgapañño)?

Ở đây có người đi đến chùa, thường xuyên gần gũi các vị Tỳ-khưu để nghe pháp, các vị Tỳ-khưu thuyết pháp cho người ấy, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa văn, trình bày phạm hạnh viên mản thanh tịnh; Họ ngồi tại chỗ ngồi ấy cũng tác ý đến đoạn đầu, tác ý đến đoạn giữa, tác ý đến đoạn cuối của lời pháp ấy, nhưng khi đứng dậy khỏi chỗ ngồi ấy thì không còn tác ý đến đoạn đầu, không còn tác ý đến đoạn giữa, không còn tác ý đến đoạn cuối của lời pháp ấy nữa; ví như có người trên bắp vế (đang ngồi) đươc chất đầy các thức ăn sai khác như hạt mè, hạt thóc, kẹo viên (modakā) quả táo (badāra), người ấy khi đứng dậy khỏi chỗ ngồi đó vì sơ ý (satisammosanā mutthassatitāya, thất niệm, quên, không chú ý, sơ ý) nên làm đổ vải hết; cũng thế, ở đây có người đi đến chùa, thường xuyên gần gũi các vị tỳ – khưu để nghe pháp, các vị Tỳ-khưu thuyết pháp cho người ấy, sơ thiện, hậu thiện, có nghĩa có văn, trình bày phạm hạnh viên mản thanh tịnh; Họ ngồi tại chỗ ngồi ấy cũng tác ý đến đoạn đầu, tác ý đến đoạn giữa, tác ý đến đoạn cuối của lời pháp ấy, nhưng khi đứng dậy khỏi chỗ ngồi ấy thì không còn tác ý đến đoạn đầu, không còn tác ý đến đoạn giữa không còn tác ý đến đoạn cuối của lời pháp ấy nữa. Ðây gọi là người trí tuệ bắp vế.

– Thế nào là hạng người trí tuệ rộng lớn (puthupañño)?

Ở đây có hạng người đi đến chùa, thường xuyên gần gũi các vị tỳ-khưu để nghe pháp; các vị tỳ-khưu thuyết pháp cho người ấy, sơ thiện, trung thiện hậu thiện có nghĩa có văn, trình bày phạm hạnh viên mãn thanh tịnh; họ ngồi tại chỗ ngồi ấy cũng tác ý đến đoạn đầu tác ý đến đoạn giữa, tác ý đến đoạn cuối của lời pháp ấy; đứng dậy khỏi chỗ ngồi ấy cũng tác ý đến đoạn đầu, tác ý đến đoạn giữa, tác ý đến đoạn cuối của lời pháp ấy; ví như một cái bình lật ngữa, nước đổ vào bình ấy được chứa đọng lại không có chạy tràn ra, cũng thế ở đây có hạng người đi đến chùa, thường xuyên gần gũi các vị Tỳ-khưu để nghe pháp; các vị Tỳ-khưu thuyết pháp cho người ấy, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa có văn, trình bày phạm hạnh viên mãn thanh tịnh; Họ ngồi tại chỗ ấy cũng tác ý đến đoạn đầu, tác ý đến đoạn giữa,tác ý đến đoạn cuối của lời pháp ấy dù đứng dậy khỏi chỗ ngồi ấy cũng tác ý đến đoạn đầu, tác ý đến đoạn giữa tác ý đến đoạn cuối của lời pháp ấy. Ðây gọi là hạng người trí tuệ rộng lớn.

[92] – Thế nào là hạng người chưa ly tham các dục và các hữu (kāmesu ca bhavesu ca avītarāgo)?

Bậc Dự-lưu và bậc Nhất-lai. Ðây gọi là hạng người chưa ly tham các dục và các hữu.

– Thế nào là hạng người ly tham-dục chưa ly tham-hữu (kāmesu vītarāgo bhavesu avītarāgo)?

Bậc bất-lai. Ðây gọi là hạng người ly tham dục chưa ly tham hữu.

– Thế nào là hạng người ly tham các dục và các hữu (kāmesu ca bhavesu ca vītarāgo)?

Bậc A-la-hán. Ðây gọi là hạng người ly tham các dục và các hữu.

[93] – Thế nào là hạng người dụ như chữ viết trên đá (pāsānalekhū pamo puggalo)?

Ở đây có hạng người thường hay phẫn nộ, mà sự phẫn nộ ấy ngấm ngầm (anuseti) lâu dài; ví như chữ viết trên đá được tồn tại lâu, không dễ chóng bị tẩy xóa bằng gió hay nước; cũng thế ở đây có người thường hay phẫn nộ mà sự phẫn nộ ấy ngấm ngầm lâu dài. Ðây gọi là hạng người dụ như chữ viết trên đá.

– Thế nào là hạng người dụ như chữ viết trên đất (pathavīlekhūpamo puggalo)?

Ở đây có hạng người hay phẫn nộ, nhưng sự phẫn nộ ấy không ngấm ngầm lâu dài; ví như chữ viết trên đất, không tồn tại lâu, mau chóng bị gió hay nước tẩy xóa, cũng thế ở đây có người hay phẫn nộ, nhưng sự phẫn nộ ấy không ngấm ngầm lâu dài. Ðây gọi là hạng người dụ như chữ viết trên đất.

– Thế nào là hạng người dụ như chữ viết trên nước (udakalekhūpamo)?

Ở đây có hạng người dù bị nói một cách gắt gao, bị nói một cách ác độc, nói một cách bất nhả (amanāpena) vẫn dễ dãi (saṃsandati), vẫn hài hòa (sandhīyati) vẫn vui vẻ; ví như chữ viết trên nước mau chóng bị xóa tan, không tồn tại lâu, cũng thế có người dù bị nói một cách gắt gao, bị nói một cách độc ác, bị nói một cách bất nhả, vẫn dễ dãi, vẫn vui vẻ, vẫn hài hòa. Ðây gọi là hạng người dụ như chữ viết trên nước.

[94] – Trong ấy thế nào ba hạng người dụ như vải bố (potthakūmamā puggalā).

Ba thứ vải bố là:

Có thứ vải bố mới tinh nhưng xấu sắc, thô xúc (dukkasamphasso) (1) và ít giá trị.

Có thứ vải bố loại trung cũng xấu sắc, thô xúc và ít giá trị.

Có thứ vải bố cũ kỹ và xấu sắc, thô xúc và ít giá trị. Người ta dùng vải bố cũ kỹ làm giẻ chùi nồi (ukkhaliparimajjanam) hay đem ném bỏ nó vào đống rác.

[95] – Cũng vậy có ba hạng người nầy dụ như vải bố xuất hiện trong hàng Tỳ-khưu.

Ba hạng người như thế nào?

Một vị tân Tỳ-khưu nếu là ác giới, ác tánh thì đây là sự xấu sắc của vị ấy; ví như tấm vải bố kia xấu sắc, hạng người này ví dụ như thế. Những ai giao du, giao thiệp, hầu cận, xu hướng tri kiến với vị ấy, điều đó khiến họ bất hạnh đau khổ lâu dài, đây là sự thô xúc của vị ấy, ví như tấm vải bố kia có sự thô xúc, hạng người nầy ví dụ như thế, lại nữa, vị ấy thọ nhận của những ai về y phục, vật thưc, sàng tọa, được phẩm trị bệnh thì khiến cho họ không được quả báo lớn, không được lợi ích lớn, đây là sự ít giá trị của vị ấy; ví như tấm vải bố kia ít giá trị, hạng người này ví dụ như thế.

Một vị trung Tỳ-khưu nếu là… (trùng)…

Một vị trưởng lão Tỳ-khưu nếu là ác giới, ác tánh thì đây là sự xấu sắc của vị ấy; ví như tấm vải bố kia xấu sắc, hạng người này ví dụ như thế. Những ai giao du, giao thiệp, hầu cận, xu hướng tri kiến với vị ấy, điều đó khiến họ bất hạnh đau khổ lâu dài, thì đây là sự thô xúc của vị ấy, ví như tấm vải bố kia có sự thô xúc, hạng người này ví dụ như thế. Lại nửa, vị ấy thọ nhận của những ai về y phục, vật thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, thì khiến cho họ không được quả báo lớn, không được lợi ích lớn, đây là sự ít giá trị của vị ấy, ví như tấm vải bố kia ít giá trị, hạng người này ví dụ như thế. Nếu một vị trưởng lão Tỳ – khưu như vậy đó thảo luận giữa tăng chúng ắt chư Tỳ-khưu quở vị ấy như sau: “có ích gì lời nói ngu si, dốt nát của ông chứ! ông tưởng rằng cần ông nói lắm sao?” vị ấy liền phẫn nộ bất bình và thốt ra lời nói mà vì lời nói như thế nên tăng chúng đuổi đi như ném tấm vải bố ấy vào đống rác.

Ðây là ba hạng người dụ như vải bố, có mặt xuất hiện trong hàng Tỳ-khưu.

[96] – Trong ấy thế nào là ba hạng người dụ như lụa kàsì (kāsikavatthūpamā puggalā)?

Có ba thứ lụa kàsì là :

Có thứ lụa kāsī mới tinh, màu tốt, nhuyển xúc (sukhasamphassa, xúc dễ chịu, nghĩa là vải mịn mát, mặc vào thấy dễ chịu) và đắc giá.

Có thứ lụa kāsī hạng trung, màu tốt, nhuyển xúc và đắc giá.

Có thứ lụa kāsī cũ kỷ nhưng còn màu tốt, nhuyển xúc và đắc giá. Người ta dùng lụa kāsī cũ kỹ làm vải gói châu báu hay đem cất nó vào tủ hương thơm.

[97] – Cũng vậy, có ba hạng người dụ như lụa kāsī, xuất hiện trong hàng Tỳ – khưu.

Ba hạng người như thế nào?

Một vị tân Tỳ-khưu nếu là bậc giới hạnh, thiện tánh, đây là màu tốt của vị ấy, ví như lụa kāsī có màu tốt hạng người này ví dụ như thế. Những ai giao du, giao thiệp hầu cận xu hướng tri kiến với vị ấy, điều đó khiến họ lợi ích an vui lâu dài, đây là sự nhuyễn xúc của vị ấy, ví như tấm vải lụa kāsī kia có sự nhuyển xúc, hạng người này ví dụ như thế. Lại nửa, vị ấy thọ nhận của những ai về y phục, vât thực, sàng tọa và dược phẩm trị bệnh thì khiến cho họ được quả báo lớn, được lợi ích lớn, đây là sự đắc giá của vị ấy, ví như tấm vải kāsī kia đắc giá, hạng người này ví dụ như thế.

Một vị trung Tỳ-khưu nếu là … (trung)…

Một vị trưởng lão Tỳ-khưu nếu là bậc giới hạnh, thiện tánh, đây là màu sắc tốt của vị ấy, ví như lụa kāsī có màu tốt, hạng người này ví dụ như thế. Những ai giao du, giao thiệp, hầu cận, xu hướng tri kiến với vị ấy, điều đó khiến họ lợi ích an vui lâu dài, đây là sự nhuyển xúc của vị ấy, ví như tấm vải lụa kāsī kia có sự nhuyển xúc, hạng người này ví dụ như thế. Lại nửa, vị ấy thọ nhận của những ai về y phục, vật thực, sàng tọa và dược phẩm trị bệnh thì khiến cho họ được quả báo lớn, được lợi ích lớn, đây là sự đắc giá của vị ấy, ví như tấm lụa kāsī kia đắc giá, hạng người này ví dụ như thế. Nếu một vị trưởng lão Tỳ-khưu như vậy đó thảo luận giữa tăng chúng; ắt như Tỳ-khưu nói về vị ấy như sau: “Chư Tôn giả, hãy im lặng! Vị trưởng lão Tỳ-khưu đang nói pháp và luật”. Lời nói của vị ấy trở thành trân trọng (ādheyyam gacchati) như lụa kàsì kia cất trong tủ hương thơm vậy.

Ðây là ba hạng người dụ như lụa kāsī, có mặt xuất hiện trong hàng Tỳ-khưu.

[98] – Thế nào là hạng người dễ ước lượng (suppameyyo)?

Ở đây có hạng người tháo động, kiêu căng, giao động, lắm mồm (mukharo), ngôn từ bừa bãi (vikinnavāco), thất niệm, không tỉnh giác, không định tỉnh, tâm lệch lạc (vibbhantacitto), căn quyền thả lỏng (pākatindriyo). Ðây gọi là hạng người dễ ước lượng.

– Thế nào là hạng người khó ước lượng (duppameyyo)?

Ở đây có hạng người không tháo động, không kiêu căng, không giao động, không lắm mồm, ngôn từ không bừa bãi trú niệm, tỉnh giác, định tỉnh, nhất hướng tâm, căn quyền thu thúc. Ðây là hạng người khó ước lượng.

– Thế nào là hạng người không thể ước lượng (appameyyo)?

Ở đây có hạng người do đoạn trừ các lậu hoặc, ngay trong hiện tại tự mình với thắng trí chứng ngộ chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát; tuệ giải thoát. Ðây là hạng người không thể ước lượng.

[99] – Thế nào là hạng người không đáng giao du, không đáng giao thiệp, không đáng thân cận (sevitabbo na bhajitabbo na payirupāsitabbo)?

Ở đây có hạng người hạ liệt (hīno, tức là hạng người kém hơn ta về giới định tuệ) về giới, về định, về tuệ; hạng người như vậy không đáng giao du, không đáng giao thiệp, không đáng kết hợp, trừ phi là xót thương, tiếp độ (aññatra anuddayā annatra anukampā) .

– Thế nào là hạng người đáng giao du, đáng giao thiệp, đáng thân cận (sevitabbo bhajitabbo payirupāsitabbo)?

Ở đây có hạng người đồng đẳng (sadiso, tức là hạng người ngang bằng với ta về giới định tuệ) về giới, về định, về tuệ; hạng người như vậy đáng giao du, đáng giao thiệp, đáng thân cận, vì cớ sao? vì gần các bậc thanh tịnh có giới thì lời nói về giới sẽ có đến ta, và lời nói ấy sẽ khiến ta an vui, lời nói sẽ khiến ta tiến hóa (pavattinī); gần các bậc thanh tịnh có định thì lời nói về định sẽ có đến ta, và lời nói ấy khiến ta an vui, lời nói ấy sẽ khiến ta tiến hóa; gần các bậc thanh tịnh có tuệ thì lời nói về tuệ sẽ có đến ta, và lời nói ấy sẽ khiến ta an vui, lời nói ấy sẽ khiến ta tiến hóa; do đó hạng người như vậy đáng giao du, đáng giao thiệp, đáng thân cận.

– Thế nào là hạng người cần giao du, cần giao thiệp, cần thân cận bằng cách cúng dường kính trọng (sakkatvā garukatvā sevitabbo bhajitabbo payirupā sitabbo)?

Ở đây có hạng người thắng vượt (adhiko, tức là hạng người lớn trội hơn ta về giới định tuệ) về giới, về định, về tuệ, hạng người như vậy, sau khi cúng dường kính lễ cần phải giao du, cần phải giao thiệp, cần phải thân cận. Vì cớ sao? vì rằng ta sẽ bổ túc giới uẩn chưa được đầy đủ hay là ta sẽ học hiểu thêm điểm này, điểm kia về giới uẩn đã được hoàn bị; ta sẽ bổ túc định uẩn chưa được đầy đủ hay là ta sẽ học hiểu thêm điểm này điểm kia về định uẩn đã được hoàn bị; ta sẽ bổ túc tuệ uẩn chưa đầy đủ hay là ta sẽ học hiểu thêm điểm này điểm kia về tuệ uẩn đã được hoàn bị; do đó hạng người như vậy sau khi cúng dường kính lễ, cấn phải giao du, cần phải giao thiệp, cần phải thân cận.

[100] – Thế nào là hạng người đáng tởm (jigucchitabbo), không đáng giao du, không đáng giao thiệp, không đáng thân cận?

Ở đây có hạng người ác giới, ác tánh, sở hành bất tịnh đáng nghi ngờ, hành vi che đậy, phi sa-môn tự nhận là Sa-môn, phi phạm hạnh tự nhận là phạm-hạnh, nội tâm hôi hám, dục nhiểm, tánh tình bẩn thỉu; Hạng người như vậy là đáng tởm, không đáng giao du, không đáng giao thiệp, không đáng thân cận.Vì cớ sao? vì dù rằng không bị xu hướng tri kiến của hạng người như vậy một chút nào, nhưng rồi tiếng tăm xấu đồn đãi về người ấy rằng hắn ta có bạn ác, có đồng bọn ác, có thân hữu ác, cũng ví như con rắn đi trong đống phẩn dù nó không cắn ai nhưng phẩn trét thoa lên nó; cũng thế, dù rằng không bị xu hướng tri kiến của hạng người như vậy một chút nào, nhưng rồi tiếng tăm xấu đồn đãi về người ấy rằng hắn ta có bạn ác, có đồng bọn ác, có thân hữu ác. Do đó hạng người như vậy là đáng tởm không đáng giao du, không đáng giao thiệp, không đáng thân cận.

– Thế nào là hạng người cần lảnh đạm (ajjhupekkhitabbo), không đáng giao du, không đáng giao thiệp, không đáng thân cận?

Ở đây có hạng người phẫn nộ, nhiều hiềm hận, khi bị nói đến chút ít cũng tức tối, phẫn nộ, sân hận, sừng sộ, biểu lộ sự phẩn nộ sân hận và bực tức; cũng ví như mụt nhọt làm mủ khi bị miếng cây hay miếng sành đánh trúng liền chảy mủ nhiều hơn, cũng thế ở đây có hạng người phẫn nộ, nhiều hiềm hận, khi bị nói đến chút ít cũng tức tối, phẫn nộ, sân hận, sừng sộ, biểu lộ sự phẫn nộ, sân hận và bực tức, hay cũng ví như que củi than tinduka khi bị miếng cây hay miếng sành đánh phải thì nổ lách tách lách tách [ciccitāyati ciṭicitāyati, dùng các từ thượng thanh trong Pāḷi, ở đây tạm chuyển dịch – ND] nhiều hơn, cũng thế ở đây có hạng người phẫn nộ, nhiều hiềm hận, sừng sộ, biểu lộ sự phẫn nộ, sân hận và bực tức; hay cũng ví như một đống phẫn khi bị miếng cây hay miếng xành ném trúng thì phát mùi thối nhiều hơn, cũng thế ở đây có hạng người phẫn nộ, nhiều hiềm hận, khi bị nói đến chút ít cũng tức tối, phẫn nộ, sân hận, sừng sộ, biểu nộ sự phẫn nộ, sân hận là bực tức. Hạng người như vậy là cần lảnh đạm, không đáng giao du, không đáng giao thiệp, không đáng thân cận. Vì cớ sao? Vì họ có thể mắng chửi ta, có thể thóa mạ ta, có thể làm bất lợi cho ta. Do đó hạng người như vậy cần lảnh đạm, không nên giao du, không nên giao thiệp, không nên thân cận.

– Thế nào là hạng người nên giao du, nên giao thiệp, nên thân cận?

Ở đây có hạng người giới hạnh, thiện tánh; hạng người như vậy nên giao du, nên giao thiệp, nên thân cận. Vì cớ sao? Vì dù rằng không được xu hướng tri kiến của người như vậy một chút nào, nhưng tiếng tốt đồn đãi về người ấy rằng ông ta có bạn tốt, có đồng minh tốt, có thân hữu tốt. Do đó hạng người như vậy nên giao du, nên giao thiệp, nên thân cận.

[101] – Thế nào là hạng người bổ túc giới, hạn chế định, hạn chế tuệ (sīlesu-paripūrīkārī samādhismiṃ mattasokārī paññāya mattasokārī)?

Hạng Dư lựu và hạng Nhất lai. Ðây gọi là hạng người bổ túc giới, hạn chế định, hạn chế tuệ.

– Thế nào là hạng người bổ túc giới, bổ túc định, hạn chế tuệ (sīlesu paripūrīkārī samā dhismiṃ paripūrīkārī paññāya mattasokārī)?

Hạng Bất lai. Ðây gọi là hạng nguời bổ túc giới, bổ túc định, hạn chế tuệ.

– Thế nào là hạng người bổ túc giới, bổ túc định, bổ túc tuệ (sīlesu paripūrīkārī samādhismiṃ paripūrīkārī paññāya paripūrīkārī)?

Bậc A-la-hán. Ðây gọi là hạng người bổ túc giới, bổ túc định, bổ túc tuệ.

[102] – Trong ấy thế nào là ba hạng đạo sư (sattāro)?

Ở đây có hạng đạo sư trình bày cách đoạn trừ dục (kāmānaṃpariññaṃ- Pug. A. giải thích: Pariññaṃ paññāpetī ti pahānaṃ samatikkamaṃ paññapeti) mà không trình bày cách đoạn trừ sắc, không trình bày cách đoạn trừ thọ.

Ở đây có hạng đạo sư trình bày cách đoạn trừ dục, và trình bày cách đoạn trừ sắc, nhưng không trình bày cách đoạn trừ thọ.

Ở đây có hạng đạo sư trình bày cách đoạn trừ dục, trình bày cách đoạn trừ sắc và trình bày cách đoạn trừ thọ.

Trong ba hạng ấy, hạng đạo sư mà trình bày cách đoạn trừ dục, không trình bày cách đoạn trừ sắc, không trình bày cách đoạn trừ thọ; do lẽ ấy, nên hiểu là hạng đạo sư đắc thiền sắc giới. Trong ba hạng ấy, hạmg đạo sư mà trình bày cách đoạn trừ dục, trình bày cách đoạn trừ sắc, không trình bày cách đoạn trừ thọ; do lẽ ấy nên hiểu là hạng đạo sư đắc thiền vô sắc. Trong ba hạng ấy, hạng đạo sư mà trình bày cách đoạn trừ dục, trình bày cách đoạn trừ sắc và trình bày cách đoạn trừ thọ; do lẽ ấy nên hiểu là bậc đạo-sư chánh-đẳng-giác (sammā-sambuddho). Ðây là ba hạng đạo sư.

[103] – Trong ấy thế nào là ba hang đạo sư (satthāro) khác nữa?

Ở đây có hạng đạo sư chủ trương bản ngã chơn hằng (saccato thetato) trong đời hiên tại và chủ trương bản ngã chơn hằng trong đời tương lai.

Ở đây có hạng đạo sư chủ trương bản ngã chơn hằng trong đời hiên tại, nhưng không chủ trương bán ngã trong đời tương lai.

Ở đây có hạng đạo sư không chủ trương bản ngã chơn hằng trong đời hiện tại, cũng không chủ trương bản ngã chơn hằng trong đời tương lai.

Trong ba hạng ấy, hạng đạo sư mà chủ trương bản ngã chơn hằng trong đời hiện tại và chủ trương bản ngã chơn hằng trong đời tương lai; do lẽ ấy nên hiểu là hạng đạo sư thường kiến luận (sassatavādo). Trong ba hạng ấy, hạng đạo sư mà chủ trương bản ngã chơn hằng trong đời hiện tại, nhưng không chủ trương bản ngã chơn hằng trong đời tương lai; do lẽ ấy nên biết đoạn kết luận (ucchedavādo). Trong ba hạng ấy, hạng đạo sư mà không chủ trương bản ngã chơn hằng trong đời hiện tại, cũng không chủ trương bản ngã chơn hằng trong đời tương lai; do lẽ ấy nên biết là hạng đạo sư chánh đẳng giác (sammā-sambuddho). Ðây là ba hạng đạo sư khác nữa.

DỨT XIỂN MINH PHẦN BA CHI.

XIỂN MINH PHẦN BỐN CHI (CATUKKANIDDESO)

[104] – Thế nào là hạng người phi hiền sĩ (asappuriso)?

Ở đây có hạng ngưòi sát sanh, lấy của chia cho tà hạnh trong dục lạc, nói dối, sống dễ duôi say rượu ngâm rượu cất. Ðây gọi là hạng người phi hiền sĩ.

– Thế nào là hạng người phi hiền sĩ quá phi hiền sĩ (asappurisena asappuri-sataro)?

Ở đây có hạng người tự mình sát sanh và xúi dục người khác sát sanh; tự mình trôm cắp và xúi dục người khác trôm cắp, tự mình tà dâm và xúi dục người khác tà dâm, tự mình nói dối và xúi dục người khác nói dối, tự mình dễ duôi say rượu chè và xúi dục người khác dễ duôi say rượu chè. Ðây gọi là hạng người phi hiền sĩ quá phi hiền sĩ.

– Thế nào là hạng người hiền sĩ (sappuriso)?

Ở đây có hạng người kiêng sát sanh, kiêng trộm cắp, kiêng tà dâm, kiêng nói dối, kiêng dễ duôi say sưa rượu chè. Ðây gọi là hạng người hiền sĩ.

– Thế nào là hạng người hiền sĩ quá hiền sĩ (sappurisena sappurisataro)?

Ở đây có hạng người tự kiêng sát sanh và khuyên kẻ khác kiêng sát sanh, tự kiêng trộm cắp và khuyên kẻ khác kiêng trộm cắp, tự kiêng tà dâm và khuyên kẻ khác kiêng tà dâm, tự kiêng nói dối và kiêng kẻ khác kiêng nói dối, tự kiêng dễ duôi say rượu chè và kiêng kẻ khác kiêng dễ duôi say rượu chè. Ðây gọi là hạng hiền sĩ quá hiền sĩ.

[105] – Thế nào là hạng ác nhơn (puggalo pāpo)?

Ở đây có hạng người sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối nói đâm thọc, nói độc ác, nói chuyện nhảm, tham lam (abhijjhācu), sân độc tâm (byāpanacitto), tà kiến.

Ðây gọi là hạng ác nhơn.

– Thế nào là hạng ác nhơn quá ác nhơn (puggalo pāpena pāpataro)?

Ở đây có hạng người tự mình sát sanh và xúi giục kẻ khác sát sanh, tự mình trộm cắp và xúi giục kẻ khác trộm cắp, tự mình tà dâm và xúi giục kẻ khác tà dâm, tự mình nói dối và xúi giục kẻ khác nói dối tự mình nói đâm thọc và xúi dục kẻ khác nói đâm thọc tự mình nói độc ác và xúi giục kẻ khác nói độc ác tự mình nói chuyện nhảm và xúi giục kẻ khác nói chuyện nhảm, tự mình tham lam và xúi giục kẻ khác tham lam tự mình sân độc tâm và xúi giục kẻ khác sân độc tâm, tự mình tà kiến và xúi giục kẻ khác tà kiến. Ðây gọi là hạng người ác nhơn quá ác nhơn.

– Thế nào là hạng người thiện nhơn (puggalo kalyāṇo)?

Ở đây có hạng người kiêng sát sanh, kiêng trộm cắp, kiêng tà dâm, kiêng nói dối, kiêng nói đâm thọc, kiêng nói độc ác, kiêng nói chuyện nhảm, không tham lam, không sân độc tâm, chánh kiến. Ðây gọi là hạng người thiện nhơn.

Ở đây có hạng người tự kiêng sát sanh và khuyên kẻ khác không sát sanh, tự kiêng trộm cắp và khuyên kẻ khác kiêng trộm cắp, tự kiêng tà dâm và khuyên kẻ khác kiêng tà dâm, tự kiêng nói dối và khuyên kẻ khác quyên nói dối, tự kiêng nói đâm thọc và khuyên kẻ khác kiêng nói đâm thọc, tự kiêng nói độc ác và khuyên kẻ khác nói độc ác, tự kiêng nói chuyện nhảm và khuyên kẻ khác kiêng nói chuyện nhảm, tự mình không tham lam và khuyên kẻ khác kẻ khác không tham lam, tự mình không sân độc tâm và khuyên kẻ khác không sân độc tâm, tự mình chánh kiến và khuyên kẻ khác chánh kiến. Ðây gọi là hạng người thiệt nhơn quá thiệt nhơn.

[106] – Thế nào là hạng người ác tánh (pāpadhammo)?

Ở đây có hạng người sát sanh, trộm cắp… (trùng)… tà kiến. Ðây gọi là hạng người ác tánh.

– Thế nào là hạng người ác tánh quá ác tánh (pāpadhammena pāpadhamma-taro)?

Ở đây có hạng người tự mình sát sanh và xúi giục kẻ khác sát sanh, tự mình trộm cắp và xúi giục kẻ khác trộm cắp… (trùng)… tự mình tà kiến và xúi giục kẻ khác tà kiến. Ðây gọi là hạng người ác tánh quá ác tánh.

– Thế nào là hạng người thiện tánh (kalyāṇadhammo)?

Ở đây có hạng người kiêng sát sanh, kiêng trộm cắp… (trùng)… có chánh kiến. Ðây gọi là hạng người thiện tánh.

– Thế nào là hạng người thiện tánh quá thiện tánh (kalyāṇadhammena kalyāṇadhammataro)?

Ở đây có hạng người tự kiêng sát sanh và khuyên kẻ khác kiêng sát sanh, tự kiêng trộm cắp và khuyên kẻ khác kiêng trộm cắp… (trùng)… tự mình chánh kiến và khuyên kẻ khác chánh kiến. Ðây gọi là hạng người thiện tánh quá thiện tánh.

[107] – Thế nào là hạng người có tội lỗi (sāvajjo)?

Ở đây có hạng người thành tựu thân nghiệp tội lỗi, thành tựu khẩu nghiệp tội lỗi, thành tựu ý nghiệp tội lỗi. Ðây gọi là hạng người tội lỗi.

– Thế nào là hạng người nhiều tội lỗi (vajjabahulo)?

Ở đây có hạng người thành tựu nhiều thân nghiệp tội lỗi ít khi vô tội; thành tựu phần nhiều khẩu nghiệp tội lỗi, ít khi vô tội; tành tựu phần nhiều ý nghiệp tội lỗi, ít khi vô tội. Ðây gọi là hạng người nhiều tội lỗi.

– Thế nào là hạng người ít tội lỗi (appasāvajjo)?

Ở đây có hạng người thành tựu phần nhiều thân nghiệp vô tội, ít khi có tội; thành tựu phần nhiều khẩu nghiệp vô tội, ít khi có tội; thành tựu phần nhiều ý nghiệp vô tội, ít khi có tội. Ðây gọi là hạng người ít tội lỗi.

– Thế nào là hạng người không tội lỗi (anavajjo)?

Ở đây có người thành tựu thân nghiệp vô tội, thành tựu khẩu nghiệp vô tội, tành tựu ý nghiệp vô tội. Ðây gọi là hạng người không tội lỗi.

[108] – Thế nào là hạng người khai thị tri (ugghaṭitaññū)?

Ðối với hạng người nào tỏ ngộ pháp vừa khi mới mở đề. Ðây gọi là hạng người khai thị tri.

– Thế nào là hạng người quảng điển tri (vipañcitaññū)?

Ðối với hạng người nào tỏ ngộ pháp (Pug. A. giải thích: dhamābhisamayo hotīti arahattappatti hoti, tỏ ngộ pháp tức là đắc A-la-hán) khi ý nghĩa của lời lược thuyết được phân tích rộng ra. Ðây gọi là hạng người quảng diễn tri.

– Thế nào là hạng người ứng dẫn (neyyo)?

Ðối với hạng người nào tỏ ngộ pháp do cách tuần tự tiến như nhờ thuyết giáo, rồi nhờ cần vấn, nhờ khéo tác ý, nhờ giao du giao thiệp thân cận bạn lành. Ðây gọi là hạng người ứng dẫn.

– Thế nào là hạng người văn cú tối vi (padaparamo)?

Ðối với hạng người nào chỉ có nghe nhiều, đọc tụng nhiều, nhớ cũng nhiều, thuyết dạy cũng nhiều mà không tỏ ngộ pháp trong kiếp sống này. Ðây gọi là hạng người văn cú tối vi (Pug. A. giải thích: vyañjanapadaṃ eva paraman assā ti padaparamo, là người chỉ giỏi về văn chương cú pháp).

[109] – Thế nào là hạng người tương ứng biện vô tự tại biện (yuttapatibhāno no muttapaṭibhāno)?

Ở đây có hạng người khi được hỏi một vấn đề (pañhaṃ) thì đáp đúng (yuttaṃ) mà không nhanh. Ðây gọi là hạng người tương ứng biện vô tự tại biện.

– Thế nào là hạng người tự tại biện bất tương ứng biện (muttapaṭibhāṇo no yuttapaṭibhāṇo)?

Ở đây có hạng người khi được hỏi một vấn đề thì đáp nhanh nhưng không đúng. Ðây gọi là hạng người tự tại biện bất tương ứng biện.

– Thế nào là hạng người tương ứng biện tự tại (yuttapatibhāno muttapatibhāno)?

Ở đây có hạng người khi được hỏi một vấn đề thì đáp đúng và nhanh. Ðây gọi là hạng người tương ứng biện tự tại biện.

– Thế nào là hạng người bất tương ứng biện vô tự tại biện (neva yuttapaṭibhāṭo no muttapaṭibhāṭo)?

Ở đây có hạng người khi được hỏi một vấn đề thì đáp không đúng cũng không nhanh. Ðây gọi là hạng người bất tương ứng biện vô tự tại biện.

[110] – Trong ấy, thế nào là bổn chủng nhân pháp sư (dhammkathikā puggalā)?

Ở đây có hạng pháp sư thuyết ít lại không hữu lý (asahitam) và hội chúng không khéo nhận sự hữu lý, và không hữu lý, hạng pháp sư như vậy không được kể là hạng pháp sư với hội chứng thích hợp.

Lại nữa ở đây có hạng pháp sư thuyết ít nhưng hữu lý, và hội chứng khéo nhân sự hữu lý và không hữu lý; hạng pháp sư như vậy được kể là hạng pháp sư với hội chứng thích hợp.

Lại nữa ở đây có hạng pháp sư thuyết nhiều mà không hữu lý, và hội chứng khéo nhân sự hữu lý và không hữu lý; hạng pháp sư như vậy được tạm kể là hạng pháp sư với hội chứng thích hợp.

Lại nữa ở đây có hạng pháp sư thuyết nhiều và hữu lý, hội chứng khéo nhân sự hữu lý và không hữu lý; hạng pháp sư như vậy đáng được kể là hạng pháp sư với hội chứng thích hợp.

Ðây là bốn chủng nhân pháp sư.

Trong ấy, thế nào là bốn hạng người dụ như chuyển mưa (vahālakūpamā-puggalā)?

[111] – Có bốn cảnh chuyển mưa (valāhakā ):

Sấm mà không mưa, mưa mà không sấm, có sấm có mưa, không sấm cũng không mưa.

[112] – Cũng vậy, có bốn hạng người nầy dụ như chuyển mưa, xuất hiện trong đời. Thế nào là bốn hạng?

Hạng sấm không mưa, hạng mưa không sấm, hạng vừa sấm vừa mưa, hạng không sấm không mưa.

– Hạng người sấm không mưa là sao?

Ở đây có hạng người nói mà không làm, hạng người như vậy là sấm không mưa; cũng ví như chuyển mưa, sấm mà không mưa, hạng người này thí dụ như thế.

– Hạng người mưa không sấm là sao?

Chuyển mưa, mưa mà không sấm, hạng người này thí dụ như thế.

– Hạng người vừa sấm vừa mưa là sao?

Ở đây có hạng người nói và làm, hạng người như vậy là vừa sấm vừa mua; cũng ví như chuyển mưa có sấm có mưa, hạng người này thí dụ như thế.

– Hạng người không sấm không mưa là sao?

Ở đây có hạng người không nói cũng không làm, hạng người như vậy là không sấm không mưa; cũng ví như chuyển mưa, mà không sấm cũng không mưa, hạng người này thí dụ như thế.

Ðây là bốn hạng người dụ như chuyển mưa, có mặt xuất hiện trong đời.

Trong ấy thế nào là bốn hạng người dụ như chuột (mūsikupamaà puggalā)?

[113] – Có bốn loại chuột; loại làm hang mà không ở, loại ở mà không làm hang, loại làm hang và ở, loại không làm hang cũng không ở.

[114] – Cũng vậy, có bốn hạng người này dụ như chuột xuất hiện trong đời. Thế nào là bốn hạng?

Hạng làm hang không ở, hạng ở không làm hang, hạng làm hang và ở, hạng không làm hang cũng không ở.

– Hạng người làm hang không ở là sao?

Ở đây có hạng người học được giáo pháp khế kinh, ứng tụng, ký thuyết, kệ ngôn, cảm ngữ, như thị thuyết. Bổn sanh, vị tăng hữu, phương quảng; người ấy không hiểu như thật “đây là khổ”, không hiểu như thật “đây là khổ tập”, không hiểu như thật “đây là khổ diệt”, không hiểu như thật “đây là khổ diệt hành lộ” như vậy gọi là hạng người làm hang không ở; cũng ví như loài chuột nọ làm hang mà không ở, hạng người này thí dụ như thế.

– Hạng người ở không làm hang là sao?

Ở đây có hạng người không học được giáo pháp khế kinh, ứng tụng, ký thuyết, kệ ngôn, cảm ngữ, như thị thuyết, Bổn sanh, vị tằng hữu, phương quảng; những người ấy hiểu như thật “đây là khổ”, hiểu như thật “đây là khổ tập”, hiểu như thật “đây là khổ diệt”, hiểu như thật “đây là khổ diệt hành lộ”, như vậy gọi là hạng người ở không làm hang; cũng ví như loài chuột nọ ở mà không làm hang, hạng người này thí dụ như thế.

– Hạng người làm hang và ở là sao?

Ở đây có hạng người học được giáo pháp khế kinh, ứng tụng, ký thuyết, kệ ngôn, cảm ngữ, như thị thuyết, Bổn sanh, vị tằng hữu, phương quảng; những người ấy cũng hiểu như thật “đây là khổ”, hiểu như thật “đây là khổ tập”, hiểu như thật “đây là khổ diệt”, hiểu như thật “đây là khổ diệt hành lộ”, như vậy gọi là hạng người làm hang và ở; cũng ví như loài chuột nọ làm hang vả ở, hạng người này thí dụ như thế.

– Hạng người không làm hang cũng không ở là sao?

Ở đây có hạng người không học được giáo pháp khế kinh, ứng tụng, ký thuyết, kệ ngôn, cảm ngữ, như thị thuyết, Bổn sanh, vị tằng hữu, phương quảng; người ấy không hiểu như thật “đây là khổ”, không hiểu như thật “đây là khổ tập”, không hiểu như thật “đây là khổ diệt”, không hiểu như thật “đây là khổ diệt hành lộ”, như vậy gọi là hạng người không làm hang cũng không ở; cũng ví như loài chuột nọ không làm hang cũng không ở, hạng người này thí dụ như thế.

Ðây là bốn hạng người dụ như chuột, có mặt xuất hiện trong đời.

Trong ấy thế nào là bốn hạng người dụ như trái xoài (ambūpamāpuggalā)?

[115] – Có bốn loại trái xoài: xoài sống (āmo) có màu chín, (pakkavaṇṇi) xoài chín (pakko) có màu sống (āmavaṇṇī) xoài sống có màu sống, xoài chín có màu chín.

[116] – Cũng vậy, có bốn hạng người này dụ như trái xoài xuất hiện trong đời. Thế nào là bốn hạng?

Hạng sống có màu chín, hạng chín có màu sống, hạng sống có màu sống, hạng chín có màu chín.

– Hạng người sống có màu chín là sao?

Ở đây đối với hạng người cách bước tới, bước lui, nhìn tới, nhìn lui, tay chân co duỗi, mang y- bát-tăng già lê, thấy khả kính (pāsādikaṃ), nhưng người ấy không hiểu như thật “đây là khổ”, không hiểu như thật “đây là khổ tập”, không hiểu như thật “đây là khổ diệt” không hiểu như thật “đây là khổ diệt khổ hành lộ”, như vậy là hạng người sống có màu chín; cũng ví như trái xoài sống có màu chín, hạng người nầy thí dụ như thế.

– Hạng người chín có màu sống là sao?

Ở đây, đối với một hạng người cách bước tới, bước lui, nhìn tới, nhìn lui, tay chân co duỗi, mang y bát tăng-già-lê thấy không khả kính, nhưng người ấy hiểu như thật “đây là khổ”, hiểu như thật “đây là khổ tập” hiểu như thật “đây là khổ diệt” hiểu như thật “đây là khổ diệt hành lộ”, như vậy là hạng người chín có màu sống; cũng ví như trái xoài kia chín có màu sống, hạng người này thí dụ như thế.

– Hạng người sống có màu sống là sao?

Ở đây, đối với một hạng người cách bước tới, bước lui, nhìn tới, nhìn lui, tay chân co duỗi, mang y-bát-tăng già lê thấy không khả kính, người ấy cũng không hiểu như thật “đây là khổ”… (trùng)… không hiểu như thật “đây là khổ diệt hành lộ”, như vậy là hạng người sống có màu sống; cũng ví như trái xoài kia sống có màu sống, hạng người này thí dụ như thế.

– Hạng người chín có màu chín là sao?

Ở đây, đối với một hạng người cách bước tới, bước lui, nhìn tới, nhìn lui, tay chân co duỗi, mang y-bát-tăng già lê thấy khả kính, người ấy cũng hiểu như thật “đây là khổ”… (trùng)…… hiểu như thật “đây là khổ diệt hành lộ”, như vậy là hạng người chín có màu chín; cũng ví như trái xoài kia chín có màu chín, hạng người này thí dụ như thế.

Ðây là bốn hạng người dụ như trái xoài, có mặt xuất hiện trong đời.

Trong ấy thế nào là bốn hạng người dụ như cái nồi (kumbhūpamà)?

[117] – Có bốn cái nồi: nồi trống không (tuccho) được đậy kín (pihito), nồi chứa đầy (pūro) mà mở toang (vivato), nồi trống không lại mở toang, nồi chứa đầy lại đậy kín.

[118] – Cũng vậy có bốn hạng người này dụ như cái nồi, xuất hiện trong đời. Thế nào là bốn hạng?

Hạng rỗng đậy kín; hạng đầy mở toang; hạng rỗng mở toang; hạng đầy đậy kín.

– Hạng người rỗng đậy kín là sao?

Ở đây, đối với một hạng ngưới cách bước tới, bước lui, nhìn tới, nhìn lui, co duỗi, mang y-bát-tăng già lê thấy khả kính, nhưng người ấy không hiểu biết như thật “đây là khổ”… (trùng) … không hiểu biết như thật “đây là khổ diệt hành lộ”, như vậy là hạng người rỗng đậy kín; cũng như cái nồi kia trống rỗng mà đậy kín, hạng người này thí dụ như thế.

– Hạng người đầy mở toang là sao?

Ở đây, đối với một hạng người cách bước tới, bước lui, nhìn tới, nhìn lui, tay chân co duỗi, mang y-bát-tăng già lê thấy không khả kính, những người ấy hiểu biết như thật “đây là khổ”… (trùng)…… hiểu biết như thật “đây là khổ diệt hành lộ”, như vậy là hạng nngười đầy mở toang; cũng ví như cái nồi kia chứa đầy mở toang, hạng người này ví dụ như thế.

– Hạng người rỗng mở toang là sao?

Ở đây đối với hạng người cách bước tới, bước lui, nhìn tới, nhìn lui, tay chân co duỗi, mang y – bát – tăng già lê thấy không khả kính, người ấy cũng không hiểu biết như thật “đây là khổ”… (trùng)… không hiểu biết như thật “đây là khổ diệt hành lộ”, như vậy là hạng người rỗng mở toang; cũng ví như cái nồi kia trống không lại mở toang, hạng người này ví dụ như thế.

– Hạng người này đậy kín ra sao?

Ở đây đối với một hạng người cách bước tới, bước lui, nhìn tới, nhìn lui, chân tay co duỗi mang y – bát – tăng già lê thấy khả kính, người ấy lại hiểu biết như thật “đây là khổ” …(trùng)… hiểu như thật “đây là khổ diệt hành lộ”, như vậy là hạng người đầy đậy kín; cũng ví như cái nồi kia chứa đầy lại đậy kín, hạng người này thí dụ như thế.

Ðây là bốn hạng người dụ như cái nồi, có mặt xuất hiện trong đời.

Trong ấy thế nào là bốn hạng người dụ như hồ nước (udakarahadūpamā puggalā)?

[119] – Có bốn loại hồ nước là hồ cạn bóng sâu, hồ sâu bóng cạn, hồ cạn bóng cạn, hồ sâu bóng sâu.

[120] – Cũng vậy, có bốn hạng người nầy dụ như hồ nước, xuất hiện trong đời. Thế nào là bốn hạng?

Hạng cạn bóng sâu, hạng sâu bóng cạn, hạng cạn bóng cạn, hạng sâu bóng sâu.

– Hạng người cạn bóng sâu là sao?

ở đây, đối với một hạng người cách bước tới, bước lui, nhìn tới, nhìn lui, tay chân co duỗi, mang y-bát-tăng già lê thấy khả kính, nhưng người ấy không hiểu biết như thật “đây là khổ” … (trùng) …… không hiểu biết như thật “đây là khổ diệt hành lộ”, như vậy là hạng người cạn bóng sâu; cũng ví như cái hồ nước kia cạn mà có vẻ sâu, hạng người này thí dụ như thế.

– Hạng người sâu bóng cạn là sao?

Ở đây đối với một hạng người cách bước tới, bước lui, nhìn tới, nhìn lui, tay chận co duỗi, mang y-bát-tăng già lê thấy không khả kính, người ấy hiểu biết như thật “đây là khổ” … (trùng) …… hiểu biết như thật “đây là khổ diệt hành lộ”, như vậy là hạng người sâu bóng cạn; cũng ví như cái hồ nước kia sâu mà có vẻ cạn, hạng người này thí dụ như thế.

– Hạng người cạn bóng cạn là sao?

Ở đây, đối với một hạng người cách bước tới, bưóc lui, nhìn tới, nhìn lui, co, duỗi, mang y bát tăng già lê thấy không khả kính, người ấy cũng không hiểu biết như thật “đây là khổ”… (trùng) …… không hiểu biết như thật “đây là khổ diệt hành lộ”, như vậy là hạng người cạn bóng cạn; cũng ví như hồ nước kia cạn cũng có vẻ cạn, hạng người này thí dụ như thế.

– Hạng người sâu bóng sâu là sao?

Ở đây, đối với một hạng người cách bước tới, bước lui, nhìn tới, nhìn lui, co, duỗi, mang y-bát-tăng già lê thấy khả kính, người ấy cũng hiểu biết như thật “đây là khổ” … (trùng) …… hiểu biết như thật “đây là khổ diệt hành lộ”, như vậy là hạng người sâu bóng sâu; cũng ví như hồ nước kia sâu cũng có vẻ sâu, hạng người này thí dụ như thế.

Ðây là bốn hạng người dụ như hồ nước, có mặt xuất hiện trong đời.

Trong ấy thế nào là bốn hạng người dụ như bò (balibaddūpamā puggalā)?

[121] – Có bốn loại bò: loại hung dữ với đàn bò mình mà không hung dữ với đàn bò khác, loại hung dữ với đàn bò khác nhưng không hung dữ với đàn bò mình, loại hung dữ với đàn bò mình, cũng hung dữ với đàn bò khác, loại không hung dữ với đàn bò mình cũng không hung dữ với đàn bò khác.

[122] – Cũng vậy có bốn hạng người này dụ như bò, xuất hiện trong đời. Thế nào là bốn hạng?

Hạng hung dữ với đám mình không hung dữ với đám khác, hạng hung dữ với đám khác không hung dữ với đám mình, hạng hung dữ với đám mình hung dữ với đám khác, hạng không hung dữ với đám mình không hung dữ với đám khác.

– Hạng người hung dữ với đám mình, không hung dữ vối đám khác là sao?

Ở đây, có một hạng người thị uy (ubbejitā) với hội chúng của mình mà không với hội chúng người khác, như vậy là hạng người hung dữ với đám mình, không hung dữ với đám khác; cũng ví như con bò kia hung dữ với đàn bò mình mà không hung dữ với đàn bò khác, hạng người này thí dụ như tnế.

– Hạng người hung dữ với đám khác không dữ với đám mình là sao?

Ở đây có một hạng người thị uy với hội chúng người khác mà không với hội chúng của mình, như vậy là hạng người hung dữ với đám khác không hung dữ với đám mình; cũng ví như con bò kia hung dữ với đàn bò khác mà không hung dữ với đàn bò mình, hạng người này thí dụ như thế.

– Hạng người hung dữ với đám mình hung dữ với đám khác là sao?

Ở đây có một hạng người thị uy với hội chúng của mình cả với hợi chúng người khác, như vậy là hạng người hung dữ với đám mình hung dữ với đám khác; cũng ví như con bò kia hung dữ với đàn bò mình và hung dữ với đàn bò khác, hạng người này thí dụ như thế.

– Hạng người không hung dữ với đám mình không hung dữ với đám khác là sao?

Ở đây có một hạng người không thị uy với hội chúng người khác, như vậy là hạng người không hung dữ với đám mình, không hung dữ với đám khác; cũng ví như con bò kia không hung dữ với đàn bò mình cũng không hung dữ với đàn bò khác, hạng người này thí dụ như thế.

Ðây là bốn hạng người dụ như bò, có mặt xuất hiện trong đời.

Trong ấy thế nào là bốn hạng người dụ như nọc rắn (asvisūpamā puggalā)?

[123] – Có bốn loại nọc rắn : nọc dẫn chạy mà không độc, nọc độc không dẫn chạy, nọc dẫn chạy và độc, nọc không dẫn chạy và không độc,

[124] – Cũng vậy có bốn hạng người này dụ như nọc rắn, xuất hiện trong đời. Thế nào là bốn hạng?

Hạng nọc dẫn chạy mà không độc, hạng nọc độc không dẫn chạy, hạng nọc dẫn chạy và độc, hạng nọc không dẫn chạy và không độc.

– Hạng người nọc dẫn chạy mà không độc là sao?

Ở đây có một hạng người thường phẫn nộ, nhưng sự phẫn nộ của người ấy không ngấm ngầm lâu dài, như vậy là hạng người nọc dẫn chạy mà không độc; cũng ví như nọc rắn kia là nọc dẫn chạy mà không độc, hạng người này thí dụ như thế.

– Hạng người nọc độc không dẫn chạy là sao?

Ở đây có một hạng người không thường phẫn nộ, nhưng sự phẫn nộ của người ấy ngấm ngầm lâu dài, như vậy là hạng người nọc độc không dẫn chạy; cũng ví như nọc rắn kia độc mà không dẫn chạy, hạng người này thí dụ như thế.

– Hạng người nọc dẫn chạy và độc là sao?

Ở đây có một hạng người thường phẫn nộ, và sự phẫn nộ của người ấy ngấm ngầm lâu dài, như vậy là hạng người nọc dẫn chạy và độc; cũng ví như nọc rắn kia là nọc dẫn chạy và độc, hạng người này thí dụ như thế.

– Hạng người nọc không dẫn chạy và không độc là sao?

Ở đây có hạng người không thường phẫn nộ không ngấm ngầm lâu dài, như vậy là hạng người nọc không dẫn chạy và không độc; cũng ví như nọc rắn kia không dẫn chạy và không độc, hạng người này thí dụ như thế.

Ðây là hạng người dụ như nọc rắn có mặt, xuất hiện trong đời.

[125] – Thế nào là hạng người chưa nghĩ suy vội khen người đáng chê (ananuvicca apariyogāhetvā avaṇṇārahassa vaṇṇaṃ bhāsitā hoti)?

Ở đây có hạng người tán thán bọn ngoại đạo và đệ tử ngoài đạo, những kẻ ác hướng (duppattipanna) tà hướng (micchāpatipanna) mà cho rằng là bậc thiện hướng (suppatipanna), chánh hướng (sammāpatipanna); như vậy là hạng người chưa nghĩ suy vội khen người đáng chê.

– Thế nào là hạng người chưa nghĩ suy vội chê người đáng khen (ananuvicca apariyogāhetvā vaṇṇārahassa avaṇṇaṃ bhāsitā hoti)?

Ở đây có hạng người chỉ trích Ðức Phật và đệ tử Phật, những bậc thiện hướng, chánh hướng cho rằng là hạng người ác hướng, tà hướng; như vậy là hạng người chưa nghĩ suy vội chê người đáng khen.

– Thế nào là hạng người chưa nghĩ suy vội tín ngưỡng điều không đáng tín ngưỡng

Ở đây có hạng người phát niềm tin với điều ác hướng, tà hướng cho rằng là điều thiện hướng, chánh hướng như vậy là hạng người không suy nghĩ vội tín ngưỡng điều không đáng tín ngưỡng.

– Thế nào là người chưa nghĩ suy vội không tín ngưỡng điều đáng tín ngưỡng.

Ở đây có hạng người không tin tưởng điều thiện hướng, chánh hướng, cho rằng là điều ác hướng, tà hướng; như vậy là hạng người chưa nghĩ suy vội không tín ngưỡng điều đáng tín ngưỡng.

[126] – Thế nào là hạng người đã suy kỹ nghĩ cùng mới chê kẻ đáng chê (anuvicca pariyogāhetvā avaṇṇārahassa avaṇṇaṃ bhāsitā)?

Ở đây có hạng người chỉ trích bọn ngoại đạo và đệ tử ngoại đạo, những hạng ác hướng, tà hướng cho rằng là hạng ác hướng, tà hướng; như vậy là hạng người suy kỹ nghĩ cùng mới chê kẻ đáng chê.

– Thế nào là hạng người đã suy kỹ nghĩ cùng mới khen bậc đáng khen (anuvicca priyogāhetvā vaṇṇārahassa vaṇṇaṃ bhāsitā).

Ở đây có hạng người tán thán Ðức Phật và đệ tử Phật, những bậc thiện hướng, chánh hướng, cho rằng những bậc thiện hướng, chánh hướng; như vậy là hạng người đã suy kỹ nghĩ cùng mới khen người đáng khen.

– Thế nào là hạng người suy kỹ nghĩ cùng mới không tín ngưỡng điều không đáng tín ngưỡng (anuvicca apariyogāhetvā appsādanīye thāne appasādaṃ)?

Ở đây có hạng người không tin tưởng điều ác hướng, tà hướng, cho rằng là điều ác hướng tà hướng, như vậy là hạng người suy kỹ nghĩ cùng mới không tín ngưỡng điều không đáng tín ngưỡng.

– Thế nào là hạng người suy kỹ nghĩ cùng mới tín ngưỡng điều đáng tín ngưỡng (anuvicca apariyogāhetvā pasādanīye thāne pasādaṃ)?

Ở đây có hạng người phát tín ngưỡng với điều thiện hướng, chánh hướng, cho rằng là điều thiện hướng chánh hướng; như vậy là hạng người suy kỹ nghĩ cùng mới tín ngưỡng điều đáng tín ngưỡng.

[127] – Thế nào là hạng người chê kẻ đáng chê bằng sự có thật và đúng lúc (bhūtaṃ tacchaṃ kālena) nhưng lại không khen kẻ đáng khen bằng sự có thật và đúng lúc?

Ở đây có người cũng gặp trường hợp khen (vaṇṇo) cũng gặp trường hợp chê (avaṇṇo); trong những trường hợp ấy, trường hợp chê thì nó nói thành thật và đúng lúc, nhưng trường hợp khen thì nó không nói thành thật và đúng lúc; như vậy là hạng người chê kẻ đáng chê bằng sự có thật và đúng lúc nhưng lại không khen kẻ đáng khen bằng sự có thật và đúng lúc.

– Thế nào là hạng người khen kẻ đáng khen bằng sự có thật và đúng lúc, nhưng lại không chê kẻ đáng chê bằng sự có thật và đúng lúc?

Ở đây có người cũng gặp trường hợp khen cũng gặp trường hợp chê; trong những trường hợp ấy, trường hợp khen thì nó nói thành thật và đúng lúc nhưng trường hợp chê thì nó không nói thành thật và đúng lúc; như vậy là hạng người khen kẻđáng khen bằng sự có thật và đúng lúc, nhưng lại không chê kẻ đáng chê bằng sự có thật và đúng lúc

– Thế nào là hạng người chê kẻ đáng chê bằng sự có thật và đúng lúc, khen kẻ đáng khen bằng sự có thật và đúng lúc?

Ở đây có người cũng gặp trường hợp khen cũng gặp trường hợp chê; trong những trường hợp ấy, trường hợp chê thì nó nói thành thật và đúng lúc, trường hợp khen thì nó cũng nói thành thật và đúng lúc; trong các trường hợp ấy nó là người chi thời để giải quyết (veyyākaranāya) vấn đề đó. Như vậy là hạng người chê kẻ đáng chê bằng sự có thật và đúng lúc, khen kẻ đáng khen bằng sự có thật và đúng lúc.

– Thế nào là hạng người không chê kẻ đáng chê bằng sự có thật và đúng lúc, không khen kẻ đáng khen bằng sự có thật và đúng lúc?

Ở đây có người cũng gặp trường hợp khen cũng gặp trường hợp chê; trong những trường hợp ấy, trường hợp chê thì nó không nói dù thành thật và đúng lúc, trường hợp khen thì nó cũng không nói dù thành thật và đúng lúc; là người sống thản nhiên, chánh nhiệm, tỉnh giác. Như vậy là hạng người không khen kẻ đáng khen bằng sự có thật và đúng lúc, không chê kẻ đáng chê bằng sự có thật và đứng lúc.

[128] – Thế nào là hạng người sống bằng quả cần lao, không sống bằng quả phúc (utthānaphalūpajīvī no punnaphalūpajīvī)?

Ðối với hạng người nào sinh sống được do nhờ sự nỗ lực, nhờ sự cố gắng, nhờ sự chuyên cần, không phải do phước báo. Ðây gọi là hạng người sống bằng quả cần lao không sống bằng quả phúc.

– Thế nào là hạng ngưòi sống bằng quả phúc, không sống bằng quả cần lao (puññaphalūpajīvī no utthānaphalūpajīvī)?

Chư thiên thượng tầng ảnh hưởng đến chư thiên tha hóa tự tại (paranimmita-vasavatti) là những hạng sống bằng quả phúc không sống bằng quả cần lao.

– Thế nào là hạng người vừa sống bằng quả cần lao, vừa sống bằng quả phúc (utthānaphalūpajīvī ca puññaphalūpajīvī )?

Ðối với hạng người nào sinh sống được do nhờ sự nỗ lực, nhờ sự cố gắng, nhờ sự chuyên cần, và nhờ cả phước báo. Ðây gọi là hạng người sống bằng quả cần lao vừa sống bằng quả phúc.

– Thế nào là hạng người không sống bằng quả cần lao cũng không sống bằng quả phúc (neva uṭṭhanaphalūpajīvī no puññaphalūpajīvī)?

Loài địa ngục (nerayikā) là những hạng không sống nhờ quả cần lao cũng không sống nhờ quả phúc.

[129] – Thế náo là hạng người bóng tối hướng đến bóng tối (tamo hoti tamaparāyano)?

Ở đây có hạng người sinh ra trong gia đình hạ cấp như nô lệ hay gia đình thợ săn, hay gia đình đan sọt, hay gia đình thợ đóng xe, hay gia đình người đổ rác, nhà nghèo đói, cơm nước thiếu thốn, sinh kế khổ sở, tìm được cái ăn tấm mặc khó khăn, và người ấy là xấu xí, khó nhìn thấy lùn, bệnh tật, đui chột (kāno, Pug. A giải thích: kāno’ti ekakkhikāṇo vā ubhayakkhikāṇo và, nghĩa là mù một mắt -chột, hoặc mù cả hai mắt), tật tay (kunī), què chân (khañjo), bại liệt (pakkahato), không có được cơm ăn, nước uống, áo mặc, xe cộ, vòng hoa, hương liệu, phấn sáp, chỗ nằm, chỗ ở, đèn đuốc; người ấy hành ác hạnh bằng thân, hành ác hạnh bằng khẩu, ác hạnh bằng ý, người ấy sau khi hành thân ác hạnh, hành khẩu ác hạnh, hành ý ác hạnh, thân hoại mạng chung bị sanh vào khổ cảnh, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Như vậy là hạng người bóng tối hướng đến bóng tối.

– Thế nào là hạng người bóng tối hương đến ánh sáng (tamo hoti jotitarāyano)?

Ở đây có hạng người sanh ra trong gia đình hạ cấp như gia đình nô lệ, hay gia đình thợ săn, gia đình đan sọt, gia đình thợ đóng xe, gia đình người đổ rác, nhà nghèo đói, cơm nước thiếu thốn, sinh kế khổ sở, tìm được cái ăn tấm mặc khó khăn, và người ấy là người xấu xí, khó nhìn, thấp lùn, bệnh tật, đui chột, tật tay, què chân, bại liệt, không có được cơm ăn, nước uống, áo mặc, xe cộ, vòng hoa, hương liệu, phấn sáp, chỗ nằm, chỗ ở, đèn đuốc; người ấy hành thiện hạnh bằng thân, hành thiện hạnh bằng khẩu, hành thiện hạnh bằng ý, người ấy sau khi hành thân thiện hạnh, hành khẩu thiện hạnh, hành ý thiện hạnh, thân hoại mạng chung được sanh nên thiện thú cõi trời. Như vậy là hạng người bóng tối hướng đến ánh sáng.

– Thế nào là hạng người ánh sáng hướng đến bóng tối (joti hoti tamaparāyano)?

Ở đây có hạng người sanh ra trong gia đình thượng lưu, như gia tộc vua chúa, hào phú hay gia tộc phạm chí hào phú hay gia tộc chủ hào phú, sang trọng, tài sản lớn của cải nhiều, sung túc vàng bạc, sung túc tư trang vật dụng, sung túc lúa gạo mễ cốc, người ấy lại xinh đẹp, dễ nhìn, dễ thương có nước da tuyệt vời nhận được cơm ăn, nước uống, áo mặc, xe cộ, vòng hoa, hương liệu, phấn sáp, chỗ nằm, chỗ ở, đèn đuốc; nhưng ngưòi ấy hành ác hạnh bằng thân, hành ác hạnh bằng khẩu, hành ác hạnh bằng ý, người ấy sau khi hành thân ác hạnh hành khẩu ác hạnh, hành ý ác hạnh, thân hoại mạng chung bị sanh vào khổ cảnh, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Như vậy là hạng người ánh sáng hướng đến bóng tối.

– Thế nào là hạng người ánh sáng hướng đến ánh sáng (joti hoti tamaparāyano)?

Ở đây có hạng người sanh ra trong gia đình thượng lưu, như gia tộc vua chúa, hào phú hay gia tộc phạm chí hào phú hay gia tộc chủ hào phú, sang trọng, tài sản lớn của cải nhiều, sung túc vàng bạc, sung túc tư trang vật dụng, sung túc lúa gạo mễ cốc, người ấy lại xinh đẹp, dễ nhìn, dễ thương có nước da tuyệt vời nhận được cơm ăn, nước uống, áo mặc, xe cộ, vòng hoa, hương liệu, phấn sáp, chỗ nằm, chỗ ở, đèn đuốc; và người ấy hành thiện hạnh bằng thân, hành thiện hạnh bằng khẩu, hành thiện hạnh bằng ý, người ấy sau khi hành thân thiện hạnh hành khẩu thiện hạnh, hành ý thiện hạnh, thân hoại mạng chung được sanh nên thiện thú cõi trời. Như vậy là hạng người ánh sáng hướng đến ánh sáng.

[130] – Thế nào là hạng người thấp đến thấp (oṇatoṇatohoti)?

… (trùng)… Như vậy là hạng người thấp đến thấp.

– Thế nào là hạng người thấp đến cao (oṇatuṇṇatohoti)?

… (trùng)… Như vậy là hạng người thấp đến cao

– Thế nào là hạng người cao đến thấp (uṇṇatoṇatohoti)?

… (trùng)… Như vậy là hạng người cao đến thấp.

– Thế nào là hạng người cao đến cao (uṇṇatuṇṇatohoti)?

… (trùng) … Như vậy là hạng người cao đến cao.

Trong ấy thế nào là bốn hạng người dụ như cây (rukkhūpamāpuggalā)?

[131] – Có bốn loại cây: cây xốp (bheggu) chung quanh cứng (sāraparivāro), cây cứng (sāro) chung quanh xốp (phegguparivāro), cây xốp chung quanh xốp, cây cứng chung quanh cứng.

[132] – Cũng vậy có bốn hạng người nầy dụ như cây, xuất hiện trong đời. Thế nào là bốn hạng?

Hạng xốp chung quanh cứng, hạng cứng chung quanh xốp, hạng xốp chung quanh xốp, hạng cứng chung quanh cứng.

– Thế nào là hạng người xốp chung quanh cứng (pheggu hoti sāraparivāro)?

Ở đây có hạng người ác giới, ác tánh nhưng hội chúng của người ấy có giới hạnh, thiện tánh, như vậy là hạng người xốp chung quanh cứng; cũng ví như cây kia xốp chung quanh cứng chắc, hạng người này thí dụ như thế.

– Thế nào là hạng người cứng chung quanh xốp (sāro hoti phegguparivāro)

Ở đây có hạng người giới hạnh, thiện tánh nhưng hội chúng của người ấy ác giới, ác tánh như vậy là hạng người cứng chung quanh xốp; cũng ví như cây kia cứng chắc chung quanh xốp, hạng người này thí dụ như thế.

– Thế nào là hạng người xốp chung quanh xốp (pheggu hoti phegguparivāro)?

Ở đây có hạng người ác giới, ác tánh và hội chúng của người ấy cũng ác giới, ác tánh, như vậy là hạng người xốp chung quanh xốp; cũng ví như cây kia xốp chung quanh xốp, hạng người này thí dụ như thế.

– Thế nào là hạng người cứng chung quanh cứng (sāro hoti sāraparivāro)?

Ở đây có người giới hạnh, thiện tánh, và hội chúng của người ấy cũng có giới hạnh, thiện tánh như vậy là hạng người cứng chung quanh cứng; cũng ví như cây kia cứng chắc chung quanh cũng cứng chắc, hạng người này thí dụ như thế.

Ðây là bốn hạng người dụ như cây, có mặt, xuất hiện trong đời.

[133] – Thế nào là hạng người lượng xét sắc tướng, tịnh tín do sắc tướng (rūpappam āno rūpappasanno)?

Ở đây có hạng người khi thấy tướng tầm thước (āroham), hoặc thấy tướng phốp pháp (parināham), hoặc thấy cung cách (santhāna), hay thấy vẻ hoàn hảo (pārippurim), lượng xét theo cách ấy liền phát sanh niềm tin. Ðây gọi là hạng người lượng xét sắc tướng, tịnh tín do sắc tướng.

– Thế nào là hạng người lượng xét âm thinh, tịnh tín do âm thinh (ghosappamāno ghosappasanno)?

Ở đây có hạng người theo lời người khác khen ngợi, theo lời người khác ca tụng, theo lời người khác tán thán, theo lời người khác truyền tụng, mới lượng xét vào sự kiện ấy mà phát sanh niền tin. Ðây gọi là hạng người lượng xét âm thinh, tịnh tín do âm thinh.

– Thế nào là hạng người lượng xét bần hạnh, tịnh tín do bần hạnh (lūkhappam āno lūkhappasanno)?

Ở đây có hạng người nhìn thấy vẻ bần thô y phục, hay vẻ bần thô bình bát, hay thấy vẻ bần thô sàng tọa (senāsanam), hoặc nhìn thấy nhiều cách thức khổ hạnh, lượng xét vào sự kiện ấy rồi phát sanh niềm tin. Ðây gọi là hạng người lượng xét bần hạnh, tịnh tín do bần hạnh.

– Thế nào là hạng người lượng xét pháp tánh tịnh tín do pháp tánh (dhammappamāno dhammappasanno)?

Ở đây có hạng người sau khi nhận thấy giới hạnh, nhận thấy thiền định, nhân thấy trí tuệ, lượng xét trong sự kiện ấy mới phát sanh niềm tin. Ðây gọi là hạng người lượng xét pháp tánh tịnh tín do pháp tánh.

[134] – Thế nào là hạng người hành tự lợi không lợi tha (attahitāya patipanno hoti no parahitāya)?

Ở đây có hạng người tự mình thành tựu giới mà không khuyên người khác thành tựu giới, tự mình thành tựu định mà không khuyên người khác thành tựu định, tự mình thành tựu tuệ mà không khuyên người khác tành tựu tuệ, từ mình thành tựu giải thoát mà không khuyên người khác thành tựu giải thoát, từ mình thành tựu tri kiến giải thoát mà không khuyên người khác thành tựu tri kiến giải thoát. Như vậy là hạng người hành tự lợi không lợi tha.

– Thế nào là hạng người hành lợi tha không tự lợi (parahitāya patipanno hoti no attahitāya)?

Ở đây có hạng người tự mình không thành tựu giới nhưng khuyên kẻ khác thành tựu giới, tự mình không thành tựu định nhưng khuyên kẻ khác thành tựu định, tự mình không thành tựu tuệ nhưng khuyên kẻ khác thành tựu tuệ, tự mình không thành tựu giải thoát nhưng khuyên kẻ khác thành tựu giải thoát, từ mình không thành tựu tri kiến giải thoát nhưng khuyên kẻ khác thành tựu tri kiến giải thoát. Như vậy là hạng người hành lợi tha không tự lợi.

– Thế nào là hạng người hành tự lợi và lợi tha (attahitāya ceva patipanno hoti parahitāya ca)?

Ở đây có hạng người tự mình thành tựu giới và khuyên kẻ khác thành tựu giới, tự mình thành tựu định và khuyên kẻ khác thành tựu định, tự mình thành tựu tuệ và khuyên kẻ khác thành tựu tuệ, tự mình thành tựu giải thoát và khuyên kẻ khác thành tựu giải thoát, tự mình thành tựu tri kiến giải thoát và khuyên kẻ khác thành tựu tri kiến giải thoát. Như vậy là hạng người hành tự lợi và lợi tha.

– Thế nào là hạng người không hành tự lợi cũng không lợi tha (neva attahitāya patipanno hoti no parahitāya)?

Ở đây có hạng người tự mình không thành tựu giới cũng không khuyên kẻ khác thành tựu giới, tự mình không tựu định cũng không khuyên kẻ khác thành tựu định, tự mình không thành tựu tuệ, cũng không khuyên kẻ khác thành tựu tuệ, tự mình không thành tựu giải thoát cũng không khuyên kẻ khác thành tựu giải thoát, tự mình không thành tựu tri kiến giải thoát cũng không khuyên kẻ khác thành tựu tri kiến giải thoát, Như vậy là hạng người không hành tự lợi cũng không lợi tha

[135] – Thế nào là hạng người tự hành khổ cố tình tự đốt nóng (attantapo hoti attaparitapanānuyogamanuyutto)?

Ở đây có người sống lỏa thể, hành động phóng túng (“muttacāro: vissaṭṭhācaro”, Pug . A giải thích là người phóng túng lễ nghi, họ đứng xổng mà tiểu tiện, đại tiện hay ăn uống) liếm tay phân, mời ăn không đến, mời gọi không dừng, không ăn đồ mang lại, không thích đồ ăn dành riêng không thích mời thỉnh, không thọ nhận từ miệng nồi, không thọ nhận từ miệng chảo, không nhận tại ngưỡng cửa, không nhận giữa những cây gậy, không nhận giữa cối giả, không nhận của hai người đang ăn, không nhận từ phụ nữ mang thai, không nhận từ phụ nữ cho con bú, không nhận từ phụ nữ đang giữa người nam, không nhận đồ quyên góp, không nhận tại chỗ có chó đứng, không nhận tại chỗ có ruồi bu, không ăn cá, không ăn thịt, không uống rượu nấu, không uống rượu men, không uống rượu ngâm; vị ấy chỉ ăn tại một nhà hay chỉ ăn một miếng, chỉ ăn tại hai nhà hay chỉ ăn hai miếng … (trùng) … chỉ ăn tại bảy nhà hay chỉ ăn bảy miếng, chỉ nuôi sống bằng một chén nhỏ, chỉ nuôi sống bằng hai chén nhỏ …(trùng)… chỉ nuôi sống bằng bảy chén nhỏ, chỉ ăn mỗi ngày một bữa, chỉ ăn hai ngày một bữa …(trùng) … chỉ ăn bảy ngày một bữa cứ như vậy họ hạn chế ăn dần dần cho đến khi chỉ còn nửa tháng một lần; Người ấy ăn rau, ăn lúa tắc, ăn bông cỏ, ăn da vụn, ăn mủ cây, ăn đọt lá, ăn váng nước cơm, ăn bột hạt vừng, ăn cỏ, ăn phân bò, lấy rễ cây trái cây rừng về nuôi sống, ăn trái cây rụng; vị ấy mặc vải bố, mặc vải bá nạp, mặc vải bó thây, mặc vải phấn tảo, mặc vỏ cây, mặc da hắc sơn dương, mặc da hắc báo, mặc áo cỏ tranh, mặc áo sơ cây, mặc áo tấm gỗ, mặc áo dệt tóc, mặc áo dệt lông thú, mặc áo dệt lông cánh chim hạnh, nhổ râu tóc chuyên sống nhổ râu tóc, theo hạnh đứng thẳng từ bỏ cách ngồi, theo hạnh ngồi chồm hổm chuyên cần ngồi chồm hổm, đi đứng chỗ thảm gai, thừng nằm trên giường gai, sống chuyên hạnh xuống ngâm nước ngày ba lần, họ sống cố tình đốt nóng bức xúc thân xác bằng nhiều cách thức như thế. Như vậy là người tự hành khổ cố tình tự đốt nóng.

– Thế nào là hạng người hành khổ tha nhân cố tình đốt nóng tha nhân (parantapohoti paraparitāpanānuyogamanuyutto)?

Ở đây có hạng người giết cừu, giết heo, giết nai, giết chim, là tên thợ săn, ngư phủ, đạo tặc, đao phủ, đồ tể cai ngục, hoặc là làm những nghề chi ác độc. Như vậy là hạng người hành khổ tha nhân cố tình đốt nóng tha nhân.

– Thế nào là hạng người vừa tự hành khổ cố tình tự đốt nóng vừa hành khổ tha nhân vừa cố tình đốt nóng tha nhân (attantapo… paraparitāpanānuyogama-nuyutto)?

Ở đây có hạng người là vua hoàng tộc đã đăng quang tức vị hay một vị Bà-la-môn phú hào, vị ấy sai khiến tạo ngôi tế đường mới tại phía đông thành phố, rồi cạo bỏ râu tóc, mặc áo da beo có móng vuốt, dùng bơ và dầu thoa khắp thân, vừa gải lưng bằng sừng nai vừa đi vừa ngồi tế đường cùng với hoàng hậu và vị quan tế tự Bà-la-môn; vị ấy nằm xuống trên đất trống có trải cỏ tươi nhà vua sống bằng sữa từ một vú của bò cái có bê con cùng sắt, hoàng hậu sống bằng sữa ở cái vú bò thứ hai, quan tư-tế bà-la-môn sống bằng sữa từ cái vú bò thứ ba, còn sữa từ cái vú bò thứ tư thì dùng đó tế lửa, con bê thì sẽ sống bằng thứ sữa dư thừa; vị vua ấy phán như sau “Hãy giết bò đực bấy nhiêu đó để cúng tế! hãy giết bê đực bấy nhiêu đó để giết cúng tế! hãy giết bê cái bấy nhiêu đó để chúng ta giết cúng tế! hãy giết dê bấy nhiêu đó để giết cúng tế! hãy giết cừu bấy nhiêu đó để cúng tế! hãy giết ngựa bấy nhiêu đó để cúng tế! hãy đốn cây bấy nhiêu đó để dựng lễ đài! hãy cắt cỏ tranh để lợp mái!” những người là tôi tớ, là tay sai, là công nhân của vị ấy, họ sợ, đòn phạt, sợ nguy hiểm, mặt đầy nước mắt, vừa khóc than vừa làm việc. Như vậy là hạng người vừa tự hành khổ cố tình tự đốt nóng vừa hành khổ tha nhân cố tình đốt nóng tha nhân.

– Thế nào là hạng nguời không tự hành khổ không tự đốt nóng cũng không hành khổ tha nhân, không đốt nóng tha nhân; vị ấy không tự làm khổ mình không làm khổ người, hiện tại vô dục, tịch tịch, thanh lượng, lạc cảm, tự an trú phạm thế?

Ở đây Ðức Như Lai xuất hiện trong đời, là bậc Ứng Cúng, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Giác Giả, Thoại Ðức Giả, vị ấy đã tự mình với thắng trí chứng ngộ rồi tuyên bố về thế giới này gồm cả thiên giới, ma giới, phạm thiên giới, quần sanh có chủng sa môn, bà-la-môn, trời và người; vị ấy quyết pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn trình bày về phạm hạnh hoàn bị thanh tịnh. Một gia chủ hay con gia chủ hoặc một người sanh trong giai cấp nào đó nghe được giáo pháp ấy; khi đã nghe được giáo pháp ấy họ có lòng tin với Ðức Như lai. Họ thành tựu lòng tin ấy rồi bèn tự suy xét rằng: “Nếp sống tại gia đầy ràng buộc, đường đời lắm bụi trần, hạnh xuất gia thật phóng khoáng (abbho-kāso); đời sống cư sĩ này thật không dễ gì hành phạm hạnh hoàn toàn viên mãn, hoàn toàn thanh tịnh như xa-cừ được mài giũa, vậy ta nên cạo bỏ râu tóc, mặc y-cà-sa, ra khỏi nhà sống không nhà, thời gian sau người ấy từ bỏ tài sản nhỏ hoặc bỏ tài sản lớn. Từ bỏ thân thuộc nhỏ hoặc bỏ thân thuộc lớn rồi cạo sạch râu tóc, mặc y-cà-sa, rời khỏi nhà sống hạnh không nhà”.

Vị ấy, khi xuất gia như vậy đã hành trì các học giới hạnh sống (sikkhāsājīva amāpanno) của hàng Tỳ-khưu; bỏ sát sanh, kiêng tránh sự sát sanh, gát trượng gát kiếm, sống liêm sĩ (lajjī), nhân ái (dayāpanno), nghĩ tưởng đến lợi lạc cho mọi loài; bỏ trộm cắp, kiêng tránh sự trộm cắp, chỉ nhận lấy vật được cho, chỉ muốn lảnh vật được cho, tự mình sống trong sạch không chiếm đoạt; từ bỏ phi phạm hạnh, sống phạm hạnh viễn-ly hạnh, kiêng tránh sự dâm dục thấp hèn; bỏ nói dối kiêng tránh sự nói dối, chỉ nói chân thật, liên hệ sự thật, chắc chắn, tín nhiệm, không lừa gạt thế gian; từ bỏ lời nói đâm thọc, kiêng tránh lời đâm thọc, khi nghe đằng này không nói lại với đằng kia đề chia rẽ những người này, khi nghe đằng kia không nói lại với đằng này để chia rẽ những người kia, như thế vị ấy hàn gắn những người chia rẻ hoặc cổ võ những người hòa thuận, vị ấy vui sự hòa hợp, thích sự hòa hợp, hoan hỷ sự hòa hợp, nói lời tạo sự hòa hợp; từ bỏ lời độc ác, kiêng tránh lời độc ác, vị ấy chỉ nói lời thế nào mà không thô lổ, êm tai, dễ thương, rót vào tim, nhã nhặn, được quần chúng ưa thích, được quần chúng vừa lòng; từ bỏ câu chuyện nhảm, kiêng tránh câu chuyện nhảm, chỉ nói hợp thời, nói điều thật, nói lợi ích, nói về pháp, nói về luật, nói ra lời đáng cất giữ, đúng lúc, hợp lý, có hệ thống, hữu ích.

Vị ấy kiêng tránh làm hại giống mầm và thảo mộc ăn một bữa (trong ngày), tránh dùng ban đêm, cử ăn phi thời; kiêng tránh tham dự khiêu vũ, ca hát, tấu nhạc và diễn kịch; kiêng tránh sự thoa xức, mang đeo, chưng diện, trang điểm bằng các loại hương thơm và vòng hoa; kiêng tránh giường cao, sàng rộng; kiêng tránh lãnh nhận vàng bạc; kiêng tránh thọ nhận mễ cốc tươi sống; kiêng tránh thọ nhận thịt tươi sống; kiêng tránh thâu nhận phụ nữ, thiếu nữ, kiêng tránh thâu nhận tôi trai, tớ gái; kiêng tránh lãnh nhận dê, cừu; kiêng tránh lãnh nhận gà, heo; kiêng tránh lãnh nhận voi, bò, ngựa, lừa; kiêng tránh lãnh nhận ruộng đất; kiêng tránh làm sứ giả và tay sai; kiêng tránh sự buôn bán; kiêng tránh cân gian, bạc lận, đo xảo; kiêng tránh sự sai trái như hối lộ, gạt gẫm, lừa đảo; kiêng tránh sự chém, giết, giam cầm, bức đoạt, cướp giật, trấn lột.

Vị ấy sống tri túc với mảnh y che thân, với miếng ăn nuôi bụng, vị ấy đi đến đâu cũng mang theo ví như loài chim bay đến đâu cũng mang đôi cánh mà bay, cũng thế vị Tỳ-khưu tri túc với mảnh y che thân, với miếng ăn nuôi bụng, vị ấy đi đâu cũng mang (y bát ) theo đi.

Vị ấy thành tựu với giới uẩn cao thượng này, nội tâm cảm thọ lạc vô tội.

Vị ấy khi mắt thấy sắc không chấp tướng chung, không chấp tướng riêng; do nhân nào mà sự tham ưu ác bất thiện pháp có thể xâm nhiễm người sống không thu thúc nhãn quyền, thì vị ấy phòng ngừa nhân đó, hộ trì nhãn quyền, thu thúc nhãn quyền. Khi tai nghe tiếng … (trùng)… khi mũi ngửi mùi … (trùng) … khi lưỡi nếm vị … (trùng) … khi thân chạm cảnh xúc … (trùng) … khi ý suy nghĩ cảnh pháp không chấp tướng chung, không chấp tướng riêng; do nhân nào mà sự tham ưu ác bất thiện pháp có thể xâm nhiễm người sống không thu thúc ý quyền thì vị ấy phòng ngừa nhân đó, hộ trì ý quyền, thu thúc ý quyền. Vị ấy thành tựu với sự thu thúc quyền cao thượng này nên nội tâm cảm thọ lạc vô tạp nhiễm [abyāsekasukhaṃ – Pug. A. giải thích: abyāsekasukhanṇtikilesehi anavasittasukhaṃ, lạc không lẫn lộn phiền não].

Vị ấy tập tỉnh giác khi bước tới, bước lui, tập tỉnh giác khi nhìn tới nhìn lui, tập tỉnh giác khi co duỗi, tập tỉnh giác khi mang y-bát và tăng già lê, tập tỉnh giác khi ăn uống nhai nếm, tập tỉnh giác khi đại tiện tiểu tiện, tập tỉnh giác khi đi, đứng, ngồi, nằm, thức, nói chuyện, im lặng.

Vị ấy thành tựu giới uẩn cao thượng này, thành tựu sự thu thúc quyền cao thượng này, thành tựu chánh nhiệm tỉnh giác cao thượng này, thành tựu sự tri túc cao thượng này, bèn thích nghi với trú xứ xa vắng như khu rừng, gốc cây, triền núi, thạch động, sơn cốc, nghĩa địa, chỗ heo hút, chỗ hoang sơ, chỗ đống rơm. Vị ấy khi khất thực trở về, sau bữa ăn, liền ngồi xuống xếp chân kiết gà, giữ thân hình ngay thẳng, an niệm trước mặt; vị ấy từ bỏ ái tham ở đời, sống với tâm ly tham ái, gội rửa sạch tham ái; từ bỏ sân độc, sống với tâm vô sân độc, chiếu cố đến lợi lạc cho mọi loài, gội rửa tâm sạch sân độc; từ bỏ hôn trầm thụy miên, sống ly hôn thụy, quang tưởng, chánh niệm, tỉnh giác, gội rửa tâm sạch hôn trầm thụy miên; từ bỏ trạo cử hối tiếc, sống vô phóng dật, nội tâm tỉnh lặng, gội rửa tâm sạch trạo hối; từ bỏ hoài nghi, sống vuợt qua ngờ vực, không nghi ngờ trong các thiện pháp, gội rửa tâm sạch hoài nghi.

Vị ấy sau khi đoạn trừ năm triền cái này là những tùy phiền não của tâm, là nhân muội lược trí tuệ; ly các dục, ly các ác bất thiện pháp, chứng và trú sơ thiền một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ; nhờ vắng lặng tầm tứ, vị ấy chứng và trú nhị thiền một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tỉnh nhất tâm; Nhờ ly hỷ trú xả chánh niệm tỉnh giác và thân cảm thọ lạc vị ấy chứng và trú tam thiền, một trạng thái mà chư thánh gọi là xả niệm lạc trú; Nhờ đoạn trừ lạc, đoạn trừ khổ, diệt hỷ ưu đã có từ trước, chứng và trú tứ thiền, một trạng thái xả niệm thanh tịnh, phi khổ phi lạc.

Khi tâm được định tỉnh, thanh tịnh, trong sáng vô uế, lìa phiền não, như nhuyển, ứng dụng, vững trú, đạt tới bất động như vậy, vị ấy hướng tâm đến túc mạng ký ức trí (pubbenivāsānussatiñānāya). Vị ấy nhớ lại đa dạng tiền kiếp như là một kiếp, hai kiếp, ba kiếp, bốn kiếp, năm kiếp, mười kiếp, hai mươi kiếp, ba mươi kiếp, bốn mươi kiếp, năm mươi kiếp, một trăm kiếp một ngàn kiếp, một trăm ngàn kiếp, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều thành hoại kiếp, nhờ trong kiếp đó ta có tên như vậy, có họ như vậy, có dòng dõi như vậy, có vật thực như vậy, có cảm thọ lạc khổ như vậy, có giới hạn tuổi thọ như vậy, rồi từ kiếp ấy chết đã sanh lại chỗ kia, tại đây ta có tên như vậy, có họ như vậy, có dòng dõi như vậy và có vật thực như vậy, có cảm thọ lạc khổ như vậy, có giới hạn tuổi thọ như vậy; và từ đó chết sanh ra ở đây, vị ấy nhớ lại đa dạng tiền kiếp với nét đại cương và chi tiết như thế.

Khi tâm được định tỉnh, thanh tịnh, trong sáng, vô uế, lìa phiền não, nhu nhuyễn, ứng dụng, vững trú, đạt tới bất động như vậy, vị ấy hướng tâm đến chúng sanh sinh tử trí (sattānaṃ cutūpapatañānāya). Vị ấy với thiên nhãn thanh tịnh, siêu nhân, thấy rõ các chúng sanh đang tử, đang sanh, biết rõ các chúng sanh có hạ liệt, cao sang, đẹp sắc, xấu sắc, thiện thú, khổ thú tùy theo hạnh nghiệp biết rằng: “những chúng sanh trưởng thành này có thân ác hạnh, có khẩu ác hạnh, có ý ác hạnh, phỉ báng các bậc thánh, có tà kiến, chấp hành nghiệp tà kiến, những kẻ ấy khi thân hoại mang chung bị sanh vào khổ cảnh, ác thú đọa xứ, địa ngục. Trái lại, những chúng sanh trưởng thành này có thân thiện hạnh, có khẩu thiện hạnh, có ý thiện hạnh, không phỉ báng các thánh nhơn, có chánh kiến, chấp hành nghiệp chánh kiến, thì những kẻ ấy khi thân hoại mạng chung được sanh về thiện thú, thiên giới như thế vị ấy mới thiên nhãn thanh tịnh siêu nhân, thấy rõ các chúng sanh đang tử đang sanh, biết rõ các chúng sanh có hạ liệt cao sang, đẹp sắc, xấu sắc, thiện thú, ác thú tùy theo hạnh nghiệp”.

Khi tâm được định tỉnh, thanh tịnh, trong sáng, vô uế, lìa phiền não, nhu nhuyễn, ứng dụng, vững trú, đạt tới bất động như vậy, vị ấy hướng tâm đến lậu tận trí (āsavānaṃ khayañānāya). Vị ấy như thật liễu tri “đây là khổ” như thật liễu tri “đây là khổ tập”, như thật liễu tri “đây là khổ diệt”, như thật liễu tri “đây là khổ diệt hành lộ”, như thật liễu tri “đây là các lậu hoặc” như thật liễu tri “đây là lậu tập khởi”, như thật liễu tri “đây là lậu đoạn diệt” như thật liễu tri “đây là lậu đoạn diệt hành lộ”. Khi vị ấy biết như vậy, thấy như vậy thì tâm của vị ấy thoát khỏi dục lậu, tâm giải thoát khỏi hữu lậu, tâm giải thoát khỏi vô minh lậu, khi được giải thoát, vị ấy có sự hiểu biết rằng “đã được giải thoát”, vị ấy nhận được rõ là “sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm, không còn gì khác sau đời này nữa”. Như vậy là hạng người không tự hành khổ, không tự đốt nóng, cũng không hành khổ tha nhân, không đốt nóng tha nhân, vị ấy không làm khổ mình, không làm khổ người, hiện tại vô dục, tịch tịnh, thanh lương, lạc cảm, tư ïan trú phạm thể.

[136] – Thế nào là hạng người hữu tham (sarāgo)?

Ðối với hạng người nào ái tham chưa được đoạn trừ, thì đấy gọi là hạng người hữu tham.

– Thế nào là hạng người hữu sân (sadosa)?

Ðối với hạng người nào sân chưa đuợc đoạn trừ thì đấy gọi là hạng người hữu sân.

– Thế nào là hạng người hữu si (samaho)?

Ðối với hạng người nào si chưa đuợc đoạn trừ thì đấy gọi là hạng người hữu si.

– Thế nào là hạng người hữu mạn (samāno)?

Ðối với hạng người nào kiêu mạn đuợc đoạn trừ thì đấy gọi là hạng người hữu mạn.

[137] – Thế nào là hạng ngưòi đắc nội tâm tịnh chỉ mà không đắc tuệ minh sát pháp (lābhī hoti ajjhattaṃ cetosamathassa na lābhī adhipaññādhammavipassa-nāya)?

Ở đây có hạng người đắc được thiền định câu hữu sắc hoặc câu hữu vô sắc, nhưng không đắc được đạo hay quả siêu thế. Như vậy là hạng người đắc nội tâm tịnh chỉ, không đắc tuệ minh sát pháp.

– Thế nào là hạng người đắc tuệ minh sát pháp, không đắc nội tâm tịnh chỉ (lābhī hoti lābhī adhipaññādhammavipassanāya na lābhī ajjhattaṃ cetosama-thassa)?

Ở đây có hạng người đắc được đạo hay quả siêu thế, nhưng không đắc được thiền định câu hữu sắc hoặc câu hữu vô sắc. Như vậy là hạng người đắc tuệ minh – sát pháp, không đắc nội tâm tịnh chỉ.

– Thế nào là hạng người đắc nội tâm tịnh chỉ và đắc tuệ minh sát pháp (lābhī ceva hoti ajjhattaṃ cetosamathassa lābhī ca adhipaññādhammavipas sanāya)?

Ở đây có hạng người đắc được thiền định câu hữu sắc hay câu hữu vô sắc, lại đắc được đạo quả siêu thế. Như vậy là hạng người đắc nội tâm tịnh chỉ, và đắc tuệ – minh sát pháp.

– Thế nào là hạng ngưòi không đắc nội tâm, tịnh chỉ cũng không đắc tuệ minh sát pháp (neva lābhī hoti ajjhattaṃ cetosamathassa na lābhī adhipaññādhamma-vipassañāya)?

Ở đây có hạng người không đắc được thiền định câu hữu sắc hay câu hữu vô sắc và cũng không đắc được đạo-quả Siêu thế. Như vậy là hạng người không đắc nội tâm tịnh chỉ cũng không đắc tuệ minh sát pháp.

[138] – Thế nào là hạng người đi thuận dòng (anusotagāmī)?

Ở đây có hạng người hưởng thụ dục lạc và tạo ác nghiệp. Ðây gọi là hạng người đi thuận dòng.

– Thế nào là hạng người đi ngược dòng (patisotagāmī)?

Ở đây có hạng người không hưởng thụ dục lạc, không tạo nghiệp ác, người ấy dù đang khóc than với nỗi khổ, với nỗi buồn, với mặt đầy nước mắt, vẫn thực hành phạm hạnh hoàn bị thanh tịnh. Ðây gọi là hạng người đi ngược dòng.

– Thế nào là hạng người trụ lại (ṭhitatto)?

Ở đây có hạng người năm đoạn tận, năm hạ phần triền phược, thành hạng hóa sanh thïiên, sẽ níp bàn tại đấy, từ cõi đó không còn trở lui nữa. Ðây gọi là hạng người trụ lại.

– Thế nào là hạng người vượt qua, đến bờ kia, đứng trên bờ, thành phạm-chí (tiṇṇo pāragato thale tiṭṭhatibrahamaṇo)?

Ở đây có hạng người do đoạn trừ các lậu hoặc, ngay trong hiện tại đã tự mình với thắng tri, chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Ðây gọi là hạng người vượt qua, đi đến bờ kia, đúng trên bờ thành phạm-chí.

[139] – Thế nào là hạng người học ít không hành theo điều đã học (appassuto hoti sutena anupapanno)?

Ở đây đối với một hạng người ít được nghe về khế kinh, ứng tụng, ký thuyết, kệ ngôn, cảm ngữ, như thị thuyết, bổn sanh kinh vị tằng hữu, phương quảng; bởi không hiểu nghĩa, không hiểu pháp đối với điều được nghe ít, nên không tuần tự hành giáo pháp. Như vậy là hạng người học ít, không hành theo điều đã học.

– Thế nào là hạng người học ít nhưng hành theo điều đã học (appassuto hoti sutena upapanno)?

Ở đây đối với một hạng người ít được nghe về khế kinh, ứng tụng, ký thuyết, kệ ngôn, cảm ngữ. Như thị thuyết, bổn sanh kinh, vị tằng hữu, phương-quảng; nhưng vị ấy đã tuần tự hành giáo pháp theo sự hiểu nghĩa, hiểu pháp đối với điều nghe được ít. Như vậy là hạng người học ít nhưng hành theo điều đã học.

– Thế nào là hạng người học nhiều nhưng không hành theo điều đã học (bahussuto hoti sutena annupapanno)?

Ở đây đới với một hạng người được nghe nhiều về khế kinh, ứng tụng, ký thuyết, kệ ngôn, cảm ngữ, như thị thuyết, bổn sanh kinh, vị tằng hữu, phương quảng; nhưng vị ấy do không hiểu nghĩa, không hiểu pháp đối với điều được nghe nhiều nên không tuần tự hành giáo pháp. Như vậy là hạng người học nhiều nhưng không hành theo điều đã học.

– Thế nào là hạng người học nhiều và hành theo điều đã học (bahussuto hoti sutena upapanno)?

Ở đây đối với một hạng người được nghe nhiều về khế kinh, ứng tụng, ký thuyết, kệ ngôn, cảm ngữ, như thị thuyết, bổn sanh kinh, vị tằng hữu, phương quảng; và vị ấy đã tuần tự hành giáo pháp theo sự hiểu nghĩa, hiểu pháp đối với điều được nghe nhiều. Như vậy là hạng người học nhiều và hành theo điều đã học.

[140] – Thế nào là hạng người bất động sa môn (samanacalo)?

Ở đây có hạng người dự lưu do đoạn tận ba triền phược, chắc chắn không rơi đọa sứ, nhất định thành tựu giác ngộ. Ðây gọi là hạng người bất động sa môn.

– Thế nào là hạng người Hồng Liên Sa-môn (samanapadumo)?

Ở đây có hạng người do đoạn tận ba triền phược giảm thiếu tham, sân, si thành bậc nhất lai, chỉ trở lại đời này một lần rồi chấm dứt khổ. Ðây gọi là hạng người hồng liên Sa-môn.

– Thế nào là hạng người Bạch Liên Sa-môn (samanapundarīko)?

Ở đây có hạng người do đoạn tận năm hạ phần triền phược, thành hạng hóa sanh thiện sẽ níp bàn tại đấy, từ cõi đó không còn trở lui nữa. Ðây gọi là hạng người bạch liên Sa-môn.

– Thế nào là hạng người tế nhị sa-môn giữa Sa-môn (samaneru samaṇasukhu-mālo)?

Ở đây có hạng người do đoạn trừ các lậu hoặc, ngay trong hiện tại đã tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Ðây gọi là hạng người tế nhị sa môn giữa Sa-môn.

DỨT XIỂN MINH PHẦN BỐN CHI .

XIỂN MINH PHẦN NĂM CHI (PAÑCAKANIDDESO)

[141] – Trong đây (tatra’tiṭesu ādinā nayena heṭṭhā uddiṭṭhapuggalesu – nghĩa là trong những hạng người đã xiển thuật ở phần đầu – Năm chi) hạng người phạm lỗi, ray rứt và thật như chẳng liễu chi tâm giải thoát, tuệ giải thoát, là điều mà các ác bất thiện pháp kia của họ đã sanh bị diệt trừ hết. Người ấy phải được khuyên nhắc như sau “Nay các lậu hoặc do phạm tội sanh, chúng hiện khởi ở tôn – giả rồi! các lậu hoặc do ray rứt sanh, chúng tăng trưởng ở tôn-giả rồi! ôi thiện thay, mong tôn giả hãy đoạn trừ các lậu hoặc do phạm tội sanh, hãy khử trừ các lậu hoặc do ray rức sanh, rồi phát triển tâm [ở đây, citta (tâm) dồng nghĩa với samādhi (định)] và tuệ; làm như vậy tôn giả mới mong đồng đẳng với hạng người thứ năm kia”.

Trong đây hạng người phạm lỗi mà không ray rức và chẳng như thật liễu-tri tâm giải thoát, tuệ giải thoát là điều mà các bất thiện pháp ấy của họ đã sanh bị diệt trừ hết. Người ấy phải được khuyên nhắc như sau: “Nay các lậu hoặc do phạm tội sanh, chúng hiện khởi ở tôn giả rồi! dù các cậu hoặc do ray rức lo không tăng trưởng ở tôn giả! Ôâi thiện thay, mong tôn giả hãy đoạn tận các lậu hoặc do phạm tội sanh, và phát triển tâm cùng tuệ; làm như vậy tôn giả mới mong đồng đẳng với hạng người thứ năm kia”.

Trong đây hạng người không phạm lỗi mà ray rức và chẳng như thật liễu tri tâm giải thoát, tuệ giải thoát, là điều mà các ác bất thiện pháp ấy của họ đã sanh bị diệt trừ hết. Người ấy phải được khuyên nhắc như sau: “Nay dù các lậu hoặc do phạm tội sanh, không hiện khởi ở tôn giả! Nhưng các lậu hoặc do ray rức sanh, vẫn tăng trưởng ở tôn giả! ôi thiện thay, mong tôn giả hãy trừ khử các lậu hoặc do ray rức sanh và phát triển tâm cùng tuệ; làm như vậy tôn giả mới mong đồng đẳng với hạng người thứ năm kia”.

Trong đây hạng người không phạm lỗi, không ray rức, nhưng chẳng thật liễu tri tâm giải thoát tuệ giải thoát, là điều mà các ác bất thiện pháp của họ đã sanh bị diệt trừ hết. Người ấy phải được khuyên nhắc như sau : “Nay dù các lậu hoặc do phạm tội sanh, không hiện khởi ở tôn giả, và các lậu hoặc do ray rức sanh, không tăng trưởng ở tôn giả, nhưng thiện thay, mong tôn giả hãy phát triển tâm và tuệ; làm như vậy tôn giả mới mong đồng đẳng với hạng người thứ năm kia”.

Bốn hạng người này khi được hạng người thứ năm giới huấn như vậy, chỉ bảo như vậy thì tuần tự họ sẽ đạt đến sự đoạn tận các lậu hoặc.

[142] – Thế nào là hạng người cho rồi khinh (datvāavajānāti)?

Ở đây có người cho ai cái gì rồi như y phục, vật thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, thì người ấy có suy nghĩ như sau :

“Ta bố thí, còn người này chỉ biết nhận”, cho rồi khinh khi. Như vậy là hạng người cho rồi khinh.

– Thế nào là hạng người do chung sống mà khinh (samvāsena avajānāti)?

Ở đây có hạng người sống chung với ai hai hoặc ba năm rồi khinh khi do sự sống chung với người ấy. Như vậy gọi là hạng người do sống chung mà khinh.

– Thế nào là hạng người dễ nuốt (ādheyyamukho)?

Ở đây có hạng người khi nghe ai khen hoặc chê kẽ khác thì vội xu hướng theo. Như vậy là hạng người dễ nuốt.

– Thế nào là hạng người yếu mềm (lolo)?

Ở đây có hạng người niềm tin nhất thời (ittara), ngưỡng mộ nhất thời, tình cảm nhất thời, thương kính nhất thời. Như vậy là hạng người yếu mềm.

– Thế nào là hạng người ám độn ngu si (mandomomūho )?

Ở đây có hạng người không hiểu biết các pháp thiện bất thiện, không hiểu biết các pháp có tội, vô tội, không hiểu biết các pháp hạ liệt, ưu thắng, không hiểu biết các pháp tự màu trắng, màu đen. Như vậy là hạng người ám độn ngu si.

Trong ấy thế nào là năm hạng người dụ như chiến sĩ (yodhājīvūpamā puggalā)?

[143] – Có năm hạng chiến sĩ

Ở đây cỏ một hạng chiến sĩ chỉ mới nhìn thấy bụi mù dấy lên, đã chùn chân (samsīdati), rủn chí (visīdati), không còn can đảm (na santhambhati), không thể tham chiến (sangāmaṃ otarituṃ); như vậy ở đây là một hạng chiến sĩ. Hạng chiến sĩ thứ nhất này có mặt xuất hiện trong đời.

– Lại nữa, ở đây có một hạng chiến sĩ khác chịu đựng được bụi mù dấy lên, nhưng khi nhìn thấy rợp cờ xí thì chùn chân, rủn chí, không còn can đảm, không thể tham chiến. Như vậy ở đây là một hạng chiến sĩ. Hạng chiến sĩ thứ hai này xuất hiện ở đời.

– Lại nữa, ở đây có một hạng chiến sĩ khác chịu đựng được bụi mù, chịu đựng được cờ xí, nhưng khi nghe tiếng hò hét (ussādanaṃ) thì chùn chân, rủn chí, không còn can đảm, không thể tham chiến; như vậy ở đây là một hạng chiến sĩ. Hạng chiến sĩ thứ ba này có mặt xuất hiện ở đời.

– Lại nữa, ở đây có một hạng chiến sĩ khác chịu đựng được bụi mù, chịu đựng được cờ xí, chịu đựng được tiếng hò hét, nhưng bị thương trong cuộc giao tranh (sampahāre) thì khiếp sợ (vyāpajjati); như vậy ở đây là một hạng chiến sĩ. Hạng chiến sĩ thứ tư này có mặt xuất hiện ở đời.

– Lại nữa, ở đây có một hạng chiến sĩ khác chịu đựng được bụi mù, chịu đựng được cờ xí, chịu đựng được tiếng hò hét, chịu đựng cuộc giao tranh, vị ấy đã chiến thắng trận mạc là người thắng trận dẫn đầu trong chiến trường; như vậy ở đây là một hạng chiến sĩ.

Hạng chiến sĩ thứ năm này có mặt xuất hiện ở đời.

[144] – Cũng thế, có năm hạng người nầy dụ như chiến sĩ xuất hiện trong hàng tỳ-khưu. Thế nào là năm?

– Ở đây có hạng tỳ-khưu chỉ mới nhìn thấy bụi mù dấy lên thì chùn chân, rủn chí, không còn can đảm, không thể tiếp tục phạm-hạnh, đã thố lộ sự yếu kém trong học tập, xả bỏ học giới vào hoàn tục (hīnāyāvattati, quay lại nếp sống thấp, thế tục). Bụi mù đối với vị ấy là gì? Ở đây vị Tỳ- khưu nghe nói tại xóm làng hay thị trấn kia có một phụ nữ hay thiếu nữ xinh đẹp, dễ coi, thanh tú, được nước da như hoa sen tối thắng; vị ấy sau khi nghe thế liền chùn chân, rủn chí, không còn can đảm, không thế tiếp tục phạm hạnh, bèn thố lộ sự yếu kém trong học tập, xả bỏ học giới và hoàn tục; đây là bụi mù đối với vị ấy cũng ví như người chiến sĩ kia vừa thấy bụi mù dấy lên thì chùn chân, rủn chí, không còn can đảm, không thể tham chiến, hạng người nầy thí dụ như thế; ở đây cũng có hạng người như vậy. Ðây là hạng người dụ như chiến sĩ thứ nhất có mặt xuất hiện trong hàng Tỳ-khưu.

Lại nữa, ở đây có một hạng chiến sĩ khác chịu đựng được bụi mù, nhưng khi thấy rợp cờ xí thì chùn chân, rủn chí, không còn can đảm; không thể tiếp tục phạm-hạnh, đã thố lộ sự yếu kém trong học tập, xả bỏ học giới và hoàn tục. Cờ xí (dhajagga) đối với vị ấy là gì? Ở đây vị Tỳ-khưu mặc dù không nghe nói tại xóm làng thị trấn kia có một phụ nữ, thiếu nữ xinh đẹp, dễ coi, thanh tú, được nước da như hoa sen tối thắng; vị ấy sau khi nghe thế liền chùn chân, rủn chí, không còn can đảm, không thế tiếp tục phạm hạnh, bèn thố lộ sự yếu kém trong học tập, xả bỏ học giới và hoàn tục; Ðây là cờ xí đối với vị ấy. Cũng ví như người chiến sĩ kia, chịu đựng được bụi mù, nhưng khi thấy rợp cờ xí thì chùn chân, rủn chí, không còn can đảm, không thể tham chiến, hạng người này thí dụ như thế; Ở đây cũng có hạng người như vậy đây là hạng người dụ như chiến sĩ thứ hai có mặt xuất hiện trong hàng Tỳ-khưu.

Lại nữa, ở đây có vị Tỳ-khưu chịu đựng được bụi mù dấy lên, chịu đựng được cờ xí nhưng khi nghe tiếng hò hét thì chùn chân, rủn chí, không còn can đảm, không thể tiếp tục phạm-hạnh, đã thố lộ sự yếu kém trong học tập, xả bỏ học giới và hoàn tục. Tiếng hò hét đối với vị ấy là gì? Ở đây là một nữ nhân (mātugāmo) đi đến vị Tỳ-khưu đang ở tại khu rừng hay tại gốc cây, hay tại ngôi nhà trống ả cười (ūhasati) nói (ullatati), giỡn hớt (ujjagghati), trêu chọc (uppandeti); Tỳ-khưu ấy khi bị nữ nhân cười, nói, giỡn hớt, trêu chọc liền chùn chân, rủn chí, không còn can đảm, không thể tiếp tục phạm hạnh, đã thố lộ sự yếu kém trong học tập, xả bỏ học giới và hoàn tục; Ðây là tiếng hò hét đối với vị ấy. Cũng ví như người chiến sĩ kia chịu đựng được bụi mù, chịu đựng được cờ xí nhưng khi nghe tiếng hò hét thì chùn chân, rủn chí, không còn can đảm, không thể tham chiến; Hạng người nầy thí dụ như thế. Ở đây cũng có hạng người như vậy. Ðây là hạng người dụ như chiến sĩ thứ ba có mặt xuất hiện trong hàng Tỳ – khưu.

Lại nữa, ở đây có vị tỳ- khưu chịu đựng được bụi mù, chịu đựng được cờ xí, chịu đụng được tiếng hò hét, nhưng vị ấy bị thương trong cuộc giao tranh và khiếp sợ. Cuộc giao tranh đối với vị ấy là gì? Ở đây, một nữ nhân đi đến vị Tỳ-khưu đang ở tại khu rừng hay tại gốc cây, hay tại ngôi nhà trống, ả ngồi kề (abhinis īdati), nằm kề (abhinippajjati), vuốt ve (ajjhottharati). Tỳ-khưu ấy khi được nữ nhân ngồi kề, nằm kề, vuốt ve, liền hành dâm, chưa kịp xả bỏ học giới, chưa kịp thố lộ sự yếu kém; Ðây là cuộc giao tranh đối với vị ấy. Cũng ví như người chiến sĩ kia chịu đựng được bụi mù, chịu đựng được cờ xí, chịu đựng được tiếng hò hét nhưng trong cuộc giao tranh, bị thương và khiếp sợ, hạng người này thí dụ như thế. Ở đây cũng có hạng người như vậy. Ðây là hạng người dụ như chiến sĩ thứ tư có mặt, xuất hiện trong hạng Tỳ-khưu.

Lại nữa, ở đây có vị Tỳ-khưu chịu đựng được bụi mù, chịu đựng được cờ xí, chịu đựng được tiếng hò hét, chịu đựng được cuộc giao tranh, vị ấy chiến thắng trận mạc, là người thắng trận dẫn đầu trong chiến trường, sự thắng trận đối với vị ấy là gì? Ở đây có một nữ nhân đi đến vị tỳ-khưu ở tại khu rững hay tại gốc cây ở tại ngôi nhà trống, ả ngồi kề, nằm kề, vuốt veṬỳ khưu ấy khi được nữ nhân ngồi kề nằm kề, vuốt ve liền gỡ ra vùng thoát rồi bỏ đi đến chỗ muốn đi. Vị ấy bèn thích nghi với trú xứ xa vắng như khu rừng, gốc cây, triền núi, thạch động, sơn cốc, nghĩa địa, chỗ heo hút, chỗ hoang xơ, chỗ đống rơm. Vị ấy đến khu rừng hay đến một gốc cây hoặc đến một ngôi nhà. Ngồi xếp chân kiết già, giữ thân ngay thẳng, an lập niệm trước mặt. Vị ấy từ bỏ cái tham ở đời, sống với tâm ly tham ái, gội rửa tâm sạch tham ái; từ bỏ sân độc. Sống với tâm vô sân độc, chiếu cố đến lợi lạc cho mọi loài, gội rửa tâm sạch sân độc. Từ bỏ hôn trầm thụy miên, sống ly hôn thụy, quang tưởng, chánh niệm tỉnh giác, gội rửa tâm sạch hôn trầm thụy miên, tử bỏ trạo cử hối tiếc, sống vô phóng dật, nội tâm tỉnh lặng, gội rửa tâm sạch trạo hối, từ bỏ hoài nghi sống vượt qua ngờ vực không nghi ngờ trong các thiện pháp, gội rửa tâm sạch hoài nghi: Vị ấy sau khi đoạn trừ năm triền cái nầy, là những tùy phiền não của tâm, là nhân muội lược trí tuệ, vị ấy ly cái dục, ly các ác bất thiện pháp, chứng và trú sơ thiền một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh có tầm có tứ, nhờ vắng lặng tầm tứ vị ấy chứng và trú nhị thiền… tam thiền … tứ thiền …

Khi tâm được định tỉnh, thanh tịnh trong sáng, vô uế, lìa phiền não, nhu nhuyễn, ứng dụng, vững trú, đạt tới bất động như vậy, vị ấy hướng tâm đến lậu tận trí. Vị ấy như thật kiễu tri “Ðây là khổ”, như thật liễu tri” Ðây là khổ tập”, như thật liểu tri “đây là khổ diệt”, như thật liễu tri” đây là khổ diệt hành lộ, như thật liễu tri “đây là các lậu hoặc” như thật liễu tri “đây là lậu tập khởi”, như thật liễu tri “đây là lậu đoạn diệt” như thật liễu tri “đây là hành lộ lậu đoạn diệt” . Khi vị ấy biết như vậy thấy như vậy thì tâm của vị ấy giải thoát khỏi dục lậu, tâm giải thoát khỏi hữu lậu, tâm giải thoát khỏi vô minh lậu. Khi được giải thoát, vị ấy có sự hiểu biết rằng “đã được giải thoát”; vị ấy nhận thức rõ là sanh đã tận, phạm hạnh đã thành việc cần làm đã làm, không còn gì khác sau đời nầy nữa. Ðây là sự thắng trận đối với vị ấy. Cũng ví như người chiến sĩ kia chịu đựng được bụi mù, chịu đựng được cờ xí, chịu đựng được tiếng hò hét, chịu đựng được cuộc giao tranh, vị ấy chiến thắng trận mạc, là người thắng trận dẫn đầu trong cuộc chiến; hạng người nầy thí dụ như thế. Ở đây cũng có hạng người như vậy. Ðây là hạng người dụ như chiến sĩ thứ năm có măt xuất hiện trong hàng Tỳ-khưu.

Năm hạng người dụ như chiến sĩ này, có mặt xuất hiện giữa chúng Tỳ-khưu.

[145] – Trong ấy, thế nào là năm hạng khất thực (piṇdapātikā)?

– Có hạng khất thực do đần độn si mê.

– Có hạng khất thực ác dục, mong muốn xấu xa.

– Có hạng khất thực do điên loạn, tâm phóng túng.

– Có hạng khất thực do nghĩ rằng một hạnh được Ðức Phật và chư thinh văn giác khen ngợi.

– Lẽ nữa, có hạng khất thực vì thiểu dục, vì tri túc, vì thúc liểm, vì theo mục đích nầy.

Trong những hạng ấy, hạng người mà khất thực vì thiểu dục, vì tri túc, vì thúc liểm, vì theo mục đích nầy, đấy là hạng tối cao, cao cả, cao siêu, cao thượng, cao quý hơn trong năm hạng khất thực này.

Cũng ví như sữa có từ bò cái, lạc (dadhi) có từ sữa, sanh tô, (navanitaṃ) có từ lạc, thục tô (sappi) có từ sanh tô, đề hồ (sappimaṇdo) có từ sanh tô nói đề hồ là quý nhất (aggaṃ) trong các thứ ấy, cũng thế, hạng người mà khất thực vì thiếu dục, vì tri túc, vì thúc liểm, vì theo mục đích này, đấy là hạng tối cao, cao cả, cao siêu, cao thượng, cao quý hơn trong năm hạng khất thực nầy.

Ðây là năm hạng khất thực.

[146] – Trong ấy, thế nào là năm hạng trì hạnh nghĩ ăn sau bửa (khalupacchā-bhattikkā)?…

… năm hạng trì hạnh ngồi ăn một chỗ (ekāsanikā)…

… năm hạng trì hạnh phấn tảo y (paṃsukūlikā)?…

… năm hạng trì hạnh tam y (tecīvarikā)?…

… năm hạng trì hạnh ẩn lâm (ārannikā)?…

… năm hạng trì hạnh ngụ gốc cây (rukkhamūlikā)?…

… năm hạng trì hạnh ngụ ngoài trống (abbhokālikā)?…

năm hạng trì hạnh thường tọa (nesajjikā)?…

… năm hạng trì hạnh ngụ theo chỉ định (yathāsanthatikā)?

Trong ấy, thế nào là năm hạng trì hạnh ngụ mộ địa (sosānikā)?

– Có hạng ngụ mộ địa do đần độn si mê.

– Có hạng ngụ mộ địa vì ác dục, ham muốn xấu xa.

– Có hạng ngụ mộ địa do điên loạn, tâm phóng túng.

– Có hạng ngụ mộ địa do nghĩ rằng một hạnh được Ðức Phật và chư thinh văn giác khen ngợi.

– Lại nữa có hạng ngụ mộ địa vì thiểu dục, vì tri túc, vì thúc liểm, vì theo mục đích nầy. Trong những hạng ấy, hạng người mà ngụ mộ địa vì thiểu dục, vì tri túc, vì thúc liểm, vì theo mục đích nầy, đấy là hạng tối cao, cao cả, cao siêu, cao thượng, cao quý hơn trong năm hạng ngụ mộ địa nầy.

Cũng ví như sữa có từ bò cái, lạc có từ sữa, sanh tô có từ lạc, thục tô có từ sanh tô, đề hồ có từ thục tô; họ nói đề hồ là quý nhất trong các thứ ấy; cũng thế, hạng người mà ngụ mộ địa vì thiểu dục, vì tri túc, vì thúc liểm, vì theo mục đích nầy, đấy là hạng tối cao, cao cả, cao siêu, cao thượng, cao quý hơn trong năm hạng ngụ mộ địa nầy. Ðây là năm hạng ngụ mộ địa.

DỨT PHẦN XIỂN MINH NĂM CHI

XIỂN MINH PHẦN SÁU CHI (CHAKKANIDDESO)

[147] – Trong đây, hạng người mà tự mình giác ngộ tứ đế đối với các pháp chưa từng được nghe trước, đạt đến toàn tri và khả năng tuệ lực, theo đó, chỉ được thấy là bậc Chánh-đẳng giác (sammāsambuddho).

– Trong đây hạng người mà tự mình giác ngộ tứ đế đối với các pháp chưa từng được nghe trước, nhưng không đạt đến toàn tri và không có khả năng tuệ lực, theo đó, chỉ được thấy là Ðộc Giác (paccekasambuddho).

– Trong đây hạng người mà không tự mình giác ngộ tứ đế đối với các pháp chưa từng được nghe trước, nhưng hiện tại vẫn diệt tận khổ và đắc theo thinh văn độ theo đó, cần được nhận thấy là Tôn giả Sāriputta và tôn-giả Moggallāna.

– Trong đây hạng người mà không tự mình giác ngộ tứ đế đối với các pháp chưa từng được nghe trước, hiện tại vẫn diệt tận khổ, nhưng không phải đắc theo thinh văn độ; Theo đó, cần được nhận thấy là các bậc A-la-hán ngoài ra.

– Trong đây hạng người mà không tự mình giác ngộ tứ đế đối với các pháp chưa từng được nghe trước, ngay hiện tại chưa diệt tận khổ, chỉ là hạng bất lai, không còn trở lại cõi nầy nữa; Theo đó, cần được nhận thấy là bậc Bất lai.

– Trong đây hạng người mà không tự mình giác ngộ tứ đế đối với các pháp chưa từng được nghe trước, ngay hiện tại chưa diệt tận khổ, vẫn còn trở lại đời nầy; theo đó, cần được nhận thấy là bậc Dự lưu và bậc Nhất lai.

DỨT PHẦN XIỂN MINH SÁU CHI

XIỂN MINH PHẦN BẢY CHI (SATTAKANIDDESO)

[148] – Thế nào là hạng người lặn xuống một lần chìm luôn (sakim nimuggo’va hoti)?

Ở đây có một hạng người thành tựu với hoàn toàn pháp đen, bất thiện. Như vầy là hạng người lặn xuống một lần chìm luôn.

– Thế nào là hạng người nổi lên rồi chìm xuống (ummujjit và nimujjati)?

Ở đây có một hạng người nổi lên trong pháp thiện đức tin tốt đẹp, nổi lên trong pháp thiện tâm tốt đẹp, nổi lên trong pháp thiện úy tốt đẹp, nổi lên trong pháp thiện tinh tấn tốt đẹp, nổi lên trong pháp thiện trí tuệ tốt đẹp. Ðức tin ấy của nó không vững trú, chẳng tăng trưởng, chỉ có thối giảm; Lòng úy ấy của nó không vững trú, chẳng tăng trưởng, chỉ có thối giảm: sự tinh tấn ấy của nó không vững trú, chẳng tăng trưởng, chỉ có thối giảm; trí tuệ ấy của nó không vững trú, chẳng tăng trưởng, chỉ có thối giảm. Như vầy là hạng người nổi lên rồi chìm xuống.

– Thế nào là hạng người nổi lên rồi đứng yên (ummujjitvā thīto hoti)?

Ở đây có một hạng người nổi lên trong pháp thiện đức tin tốt, pháp thiện làm tốt, pháp thiện úy tốt, pháp tinh tấn, pháp thiện trí tuệ tốt. Ðức tin ấy của nó không bị thối giảm, cũng không tăng trưởng, chỉ dừng lại; Lòng tàm ấy của nó không bị thối giảm, cũng không tăng trưởng, chỉ dừng lại; Lòng úy ấy của nó không bị thối giảm, cũng không tăng trưởng, chỉ dừng lại; sự tinh tấn ấy của nó không bị thối giảm, cũng không tăng trưởng, chỉ dừng lại. Như vậy là hạng người nổi lên rồi đứng yên.

– Thế nào là hạng người nổi lên rồi nhìn xem quan sát (ummujjitvā vipassati viloketi)?

Ở đây có hạng người nổi lên trong pháp thiện đức tin tốt, pháp thiện tàm tốt, pháp thiện úy tốt, pháp thiện tinh tấn tốt, pháp thiện trí tuệ tốt; người ấy thành bậc dự lưu do đoạn tận ba triền phược, chắc chắn không rơi đọa xứ, nhất định thành tựu giác ngộ. Như vậy là hạng người nổi lên rồi nhìn xem quan sát.

-Thế nào là hạng người nổi lên rồi lội qua (ummujjitvā patarati)?

Ở đây có hạng người nổi lên trong pháp thiện đức tin tốt, pháp thiện lòng tàm tốt, pháp thiện lòng úy tốt, pháp thiện tinh tấn tốt, pháp thiện trí tuệ tốt; người ấy do đoạn tận ba triền phược, giảm thiểu tham sân si, thành bậc Nhất Lai, chỉ trở lại đời này một lần rồi chấm dứt khổ. Như vầy là hạng người nổi lên rồi lội qua.

– Thế nào là hạng người nổi lên lội tới bãi đứng (ummujjitvā patigādhappatto hoti)?

Ở đây có hạng người nổi lên trong pháp thiện đức tin tốt, pháp thiện lòng tàm tốt, pháp thiện lòng úy tốt, pháp thiện tinh tấn tốt, pháp thiện trí tuệ tốt; người ấy do đoạn tận năm hạ phần triền phược, thành hạng hóa sanh thiên, sẽ níp-bàn tại đấy, từ cõi đó không còn trở lui nữa như vầy là hạng người nổi lên rồi lội tới bãi đứng.

– Thế nào là hạng người nổi lên rồi vượt qua bờ kia thành phạm – chí đứng trên bờ (ummujjtvā tiṇo hoti pāragato thale tiṭṭhati brāhmano)?

Ở đây có hạng người nổi lên trong pháp thiện đức tin tốt, nổi lên trong pháp thiện lòng tàm tốt, pháp thiện lòng úy tốt, nổi lên trong pháp thiện tinh tấn tốt, nổi lên trong pháp thiện trí tuệ tốt; người ấy do đoạn trừ các lậu hoặc, ngay trong hiện tại tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu, tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Như vầy là hạng người nổi lên rồi vượt qua bờ kia thành phạm-chí đứng trên bờ.

[149] – Thế nào là hạng người câu phần giải thoát (ubhatobhāgavimutto)?

Ở đây có hạng người thân chứng đắc an trú trong bát giải thoát và dùng trí tỏ ngộ lên các lậu hoặc của vị ấy được tận diệt. Ðây gọi là hạng người câu phần giải thoát.

– Thế nào là hạng người tuệ giải thoát (paññāvimutto)… hạng thân chứng (kāyasakkhī)… hạng kiến đắc (diṭṭhippatto)… hạng tín giải thoát (saddhāvimutto)… hạng tùy pháp hành (dhammānusārī). [năm hạng người này đã có giải trong phần Xiển minh Một Chi (ekaniddeso)]

– Thế nào là hạng người tùy tín hành (saddhānusārī)?

Ðối với hạng người tiến hành tác chứng quả dự lưu mà tu triển thánh đạo có khuynh hướng, tín quyền, tín hướng đạo, tín tiên phuông. Ðây gọi là hạng người tùy tín hành: Người đang tiến hành tác chứng quả dự lưu, gọi là bậc tùy tín hành; còn người đã trú trong quả, là người tín giải thoát.

DỨT PHẦN XIỀN MINH BẢY CHI.

XIỂN MINH PHẦN TÁM CHI (ATTHAKANIDDESO)

[150] – Thế nào là bốn bậc đắc đạo (maggasamaṅgī) và bốn bậc đắc quả (phalasamaṅgī)?

Bậc dự lưu, bậc tiến hành để tác chứng quả dự lưu, bậc nhất lai, bậc tiến hành để tác chứng quả nhất lai, bậc nhất lai, bậc tiến hành để tác chứng quả bất lai, bậc A-la-hán, bậc tiến hành đến A-la-hán. Ðây là bốn bậc đạo, đây là bốn bậc quả.

DỨT PHẦN XIỂN MINH TÁM CHI

XIỂN MINH PHẦN CHÍN CHI (NAVAKANIDDESO)

[151] – Thế nào là hạng người chánh đẳng giác (puggalo sammāsambuddho)?

Ở đây có hạng người tự mình giác ngộ tứ đế đối với pháp chưa từng được nghe trước, đạt đến toàn tri và khả năng tuệ lực. Ðây là hạng người chánh đẳng giác.

– Thế nào là hạng người độc giác (puggalo pacce kasambuddho)?

Ở đây có hạng người tự mình giác ngộ tứ đế đối với pháp chưa từng được nghe trước, nhưng không đạt đến toàn tri và khả năng tuệ lực; Ðây là hạng người độc giác.

– Thế nào là hạng người câu phần giải thoát (ubhatobhāgavimutto)?

Ở đây có hạng người thân chứng đắc an trú trong bát giải thoát (attha vimokkha) và dùng trí tỏ ngộ nên các lậu hoặc của vị ấy được tận diệt. Ðây gọi là hạng người câu phần giải thoát.

– Thế nào là hạng người tuệ giải thoát (paññāvimutto)?

Ở đây có người thân không chứng đắc an trú trong bát giải thoát nhưng với trí tỏ ngộ chỉ có một số lậu hoặc của vị ấy được tận diệt. Ðây gọi là hạng người tuệ giải thoát.

– Thế nào là hạng người thân chứng (kāyasakkhī)?

Ở đây có hạng người thân chứng đắc an trú trong bát giải thoát nhưng người ấy với trí tỏ ngộ chỉ có một số lậu hoặc được tận diệt thôi. Ðây gọi là hạng người thân chứng.

– Thế nào là hạng người kiến đắc (diṭṭhippatto)?

Ở đây có người như thật liểu tri rằng: “đây là khổ” … (trùng) … như thật liểu tri rằng “đây là khổ diệt hành lộ”; các pháp Như Lai tuyên thuyết đã được người ấy nhận định thẩm sát bằng trí; nhưng người ấy khi với trí tỏ ngộ chỉ có một số lậu hoặc tận diệt thôi. Ðây gọi là hạng người kiến đắc.

– Thế nào là hạng người tín giải thoát (saddhāvimutto)?

Ở đây có hạng người như thật liểu tri rằng “đây là khổ” … (trùng)… như thật liểu tri rằng “đây là khổ diệt hành lộ”, các pháp Như Lai tuyên thuyết đã được người ấy nhận định thẩm sát bằng trí, nhưng người ấy khi với trí tỏ ngộ chỉ có một số lậu hoặc được tận diệt thôi. Tuy nhiên không phải như hạng kiến đắc (diṭṭhippatta). Ðây là hạng người tín giải thoát.

– Thế nào là hạng người tùy pháp hành (dhammānusārī)?

Ðối với hạng người tiến hành tác chứngquả dự lưu mà tu triển thánh đạo có khuynh hướng tuệ quyền (pañdriyaṃ), tuệ hướng đạo (paññāvāhiṃ), tuệ tiên phuông (paññāpubbaṇigamam) thì đây gọi là hạng người tùy pháp hành.

– Người đang tiến hành tác chứng quả dự lưu, là người tùy pháp hành (dhammānusārī), còn người đã trú trong bậc quả, là người kiến chí (diṭṭhippatto).

– Thế nào là hạng người tùy tín hành (saddhanusārī)?

– Ðối với hạng người tiến hành tác chứng quả dự lưu mà tu triển thánh đạo có khuynh hướng tín quyền (saddhindriyam), tín hướng đạo (saddhāvāhim), tín tiên phuông (saddhāpubbangamam), thì đây gọi là hạng người tùy tín hành.

Người đang tiến hành tác chứng quả dự lưu là người tùy tín hành; còn người đã trú trong bậc quả, là người tín giải thoát (sadhāvimutto).

DỨT PHẦN XIỂN MINH CHÍN CHI

XIỂN MINH PHẦN MƯỜI CHI (DESAKANIDDESO)

[152] – Ðối với năm hạng nào tịch diệt trong đời này (idhaniṭṭhā)?

Ðối với hạng cực thất lai, hạng gia gia, hạng nhất chủng sanh, hạng nhất lai [bốn hạng người này đã giải trong phần Xiển minh Một Chi (ekaniddesa)] và hạng người mà ngay trong hiện tại thành bậc A la hán. Ðối với năm hạng này tịch diệt trong đời nay.

Ðối với hạng nào bỏ cỏi này mới tịch diệt (idhavihāya niṭṭhā)?

Ðối với hạng trung ban bất hoàn, đối với hạng sanh bang bất hoàn, đối với hạng vô hành bang bất hoàn, đối với hạng hữu hành bang bất hoàn, đối với hạng thượng lưu sắc cứu cánh thiên thú [năm hạng người này đã có trong phần Xiển minh Một Chi] đối với năm hạng người này từ bỏ cõi mới tịch diệt.

DỨT PHẦN XIỂN MINH MƯỜI CHI

Trong các hạng người, người chế định có bấy nhiêu đó.

Sáu phần Ký thuật (Bhānavara) bộ Luận Nhơn Chế Ðịnh (Puggalapaññaṭṭi) đã dứt

Hits: 61

Trang: 1 2 3

Trả lời