CN1024. “Thừa nước đục thả câu” là gì?

Tục ngữ “Thừa nước đục thả câu” – Gõ Tiếng Việt (gotiengviet.com.vn)

Tục ngữ “Thừa nước đục thả câu”

“Thừa nước đục thả câu”

Đây là một câu tục ngữ quen thuộc và khá gần gũi với mỗi chúng ta. Kiểu người cơ hội, lợi dụng lúc rối ren mà trục lợi không quá hiếm gặp. Họ thừa lúc nước đục ngồi thả câu bắt cá, nhằm lúc hoàn cảnh khó khăn mà kiếm lợi riêng cho mình.

Xưa nay, những kẻ kiếm được cái lợi bất nghĩa vốn chẳng giữ được lâu. Giống như việc người ta nói “Của thiên trả địa”, lấy của người rồi sớm muộn cũng phải trả lại cho người.

“Thừa nước đục thả câu”

Giải thích về mặt nghĩa đen, câu tục ngữ này nói về một hiện tượng bình thường trong đời sống mà chúng ta đều thường thấy. Thời điểm nước trong các ao hồ đều đục, nước chứa nhiều phiêu sinh vật hay các loại thức ăn mà cá rất thích. Hoặc trời mưa tạo ra những dòng chảy từ trên cao xuống sẽ cuốn theo côn trùng, giun, dế … Vào những thời điểm đó cá hay đi tìm mồi. Con người cũng nhân cơ hội đó mà buông câu chắc chắn sẽ bắt được nhiều cá.“Thừa nước đục thả câu”

“Thừa nước đục thả câu”

Về mặt hàm ý sâu xa, “nước đục” ám chỉ một trạng thái bất ổn, lộn xộn. “Thừa nước đục thả câu” chỉ hành động trục lợi khi người khác đang gặp khó khăn, hiểm họa bất ngờ. Tóm lại, câu tục ngữ này nói những người biết lợi dụng cơ hội để làm việc mình muốn và mang lại lợi ích cho mình. Ngoài ra, nó còn mang tính chất phê phán những người lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người khác , lợi dụng đặc điểm của người khác để cầu lợi cho bản thân.

Trong xã hội ngày xưa lẫn ngày nay, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những thành phần như thế. Họ đi ngược lại với truyền thống tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau của ông cha ta. Họ đã làm mất đi hình ảnh cũng một dân tộc thân thiện, nâng cao giá trị của tình cảm con người.

Kẻ cơ hội xưa đến nay đều không thiếu

Chúng ta hẳn còn nhớ câu chuyện của gã ăn mày Thạch Sùng, hắn chính là điển hình của những kẻ “Thừa nước đục thả câu”. Từ một gã ăn mày rách rưới sống đời hèn mọn, chắt chiu mà hắn đã vươn lên nhờ sự cơ hội toan tính khi được chỉ điểm làng sắp có bão. Thế là, hắn đem hết số tiền để dành ra mua gạo. Sau đó, hắn chờ cơ hội và bán lại cho dân trong làng với mức giá cắt cổ. Nhờ vậy, hắn bỗng chốc trở nên giàu có chỉ sau vài ngày. Nhưng cuối cùng, hắn vẫn nhận một kết cục bi thảm vì thói xấu tham lam của mình.

Xem thêm bài viết tham khảo “Đục nước béo cò”

Ngày nay, người ta cũng “Thừa nước đục thả câu” bằng những cách trắng trợn và dã man hơn. Hẳn chúng ta không quên câu chuyện của anh tài xế chở hàng bị tai nạn giữa đường. Người dân chẳng những không giúp mà còn lao về tranh cướp hàng hóa. Sự tham lam đã che mờ đi lý trí và biến chúng ta trở nên xấu xí biết bao. Người tài xế chỉ biết bất lực đứng đó rồi bật khóc như một đứa trẻ khi nhận ra sự cay nghiệt của cuộc đời.

Chúng ta_những con người luôn tự xưng là văn minh, tiến bộ nay lại trở nên biến chất vì thói tham lam của mình. Liệu rằng, tinh thần nhường cơm sẻ áo, san sẻ gánh nặng cho nhau đã bị giấu đi đâu?

Tốt xấu lẫn lộn

Thời đại bây giờ, chúng ta khó mà có thể phân biệt người tốt với kẻ xấu. Thậm chí bước ra đường, người tốt thì ít mà kẻ xấu lại đầy rẫy. Song song với những người tốt bụng thì lại có những kẻ chỉ biết trục lợi cho bản thân mình mà không hề quan tâm đến người khác.“Thừa nước đục thả câu”

“Thừa nước đục thả câu”

Tôi nhớ lại một câu chuyện cảnh giác mình đã từng xem, nó nhắc nhở chúng ta đừng quá tin người mà phải luôn cẩn thận đề phòng. Cô gái nhỏ từ quê lên thành phố tìm việc làm, khao khát đổi đời hoặc phụ giúp gia đình của những người quê nghèo là chuyện không phải mới. Cô bước bến xe và lang thang không biết phải đi về đâu. Lúc này, cô gặp một anh chàng chủ động giới thiệu mình là xe ôm của khu vực. Qua hỏi thăm, anh hứa sẽ chở cô đi tìm một chỗ làm ổn định với mức giá thành hợp lý.

Cô gái đắn đo và rồi nhẹ dạ nghe theo lời. Thế nhưng, gã thanh niên lại chở cô đến một quán cà phê đèn mờ và bán cô ở đó. Nếu không nhờ những hiệp sĩ đường phố sớm phát hiện quán cà phê đáng nghi thì có lẽ ngày về nhà của cô gái nhỏ vẫn còn xa lắm.

Những cạm bẫy chết người

Thật sự, tôi cũng rất muốn đặt niềm tin vào cuộc sống và không muốn nghĩ xấu cho bất kì ai. Thế nhưng, biết bao nhiêu câu chuyện đáng sợ đập vào tâm trí mình hàng ngày. Con người đã ngày càng biến chất và coi nhẹ đi nỗi đau của đồng loại. Đến số tiền quyên góp từ thiện cho những người bị thiên tai mà họ còn có thể đem ra lừa gạt và ăn chặn thì không còn gì để nói. Vậy nên, chúng ta hãy tỉnh táo trước những chiếc bẫy đang rình rập mình.

Xem thêm bài viết tham khảo “Giậu đổ bìm leo”

Bạn có thể không làm điều gì hại đến ai nhưng nhất định phải mang tâm lý đề phòng. Ở xã hội này, tin người rất dễ bị hại vì lòng người là thứ khó đoán nhất. Hôm nay, người ta giúp đỡ bạn chưa chắc gì đã thật lòng, sống lâu mới thấu được lòng người.

Nhưng dù thế nào, bạn cũng hãy sống thật lương thiện trước đã. Việc của bạn là giúp đỡ người cần giúp, làm những chuyện không thẹn với lương tâm của mình. Còn những kẻ xấu xa trục lợi cứ để mặc họ. Ở đời có vay có trả, chúng ta cho đi gì thì sẽ nhận lại những thứ ấy. Vậy nên, bạn cứ ngẩng cao đầu mà sống đúng với những người mình cho là đúng thôi.

Đoạn kết

Người tốt kẻ xấu lẫn lộn cũng là một trong những thử thách khiến chúng ta trưởng thành hơn trong cuộc đời đầy sóng gió này. Hôm nay, họ lừa được một người thì sớm muộn cũng bị nhiều người khác lừa lại. Chúng ta cần chủ động đề phòng và tránh xa những con người xấu tính như thế. Bạn có thể mở lòng tha thứ nhưng cơ hội đó chỉ dành cho những người biết hối cải mà thôi.

Hits: 40