THIỀN ĐỊNH VÀ THIỀN QUÁN ( tác giả Supanna trong thuvienhoasen.org )

https://thuvienhoasen.org/a12970/thien-dinh-va-thien-quan

THIỀN ĐỊNH VÀ THIỀN QUÁN
Tác giả: Supanna

Để giúp cho đọc giả có thể nắm được sự khác biệt giữa thiền định (chỉ quán) và thiền Vipassana (tuệ quán), PTVN đã gặp sư Phước Nhân, một hành giả giỏi pháp hành của thiền viện Phước Sơn để xin sư nói rõ về thiền định, thiền Vipassana, sự khác biệt giữa hai phương pháp tập cũng như khái quát phương thức tu tập và kết quả mà mỗi phương thức tu tập đem lại.

Supanna: Xin sư cho biết thiền định là gì ?Sư Phước Nhân: Thiền định( Samadhi) là phương pháp gom tâm trụ nó vào một đề mục cố định để giữ cho tâm được vắng lặng. Thiền định có 40 đề mục chia thành nhiều nhóm và hành giả có thể chọn bất cứ đối tượng nào trong các nhóm đó để hành tập, nếu nói hết thì rất dài nên sư xin trình bày sơ lược. Muốn tu tập thiền định, hành giả có thể trụ tâm vào một trong những đề mục như màu trắng, xanh, vàng, đỏ, ánh sáng, hư không, đất, nước, gió, lửa… hoặc niệm ân Đức Phật, Pháp và Tăng.

Tại sao người ta gọi thiền định là tưởng định?


Sư Phước Nhân:
 Lấy ví dụ hành giả hành thiền định lấy đất làm đề mục. Hành giả sẽ lấy một cái dĩa bằng đất sét có màu hừng đông, đường kính khoảng 25cm, mặt láng, sạch và đặt dĩa ngay trước mặt, vừa tầm, khỏang từ 70 đến 80 cm. Hành giả nhìn dĩa và để tâm nơi dĩa, lập đi lập lại trong tâm “đất, đất…” hàng ngàn hàng vạn lần như vậy để nhận rõ đối tượng từng chi tiết một và ghi thật kỹ vào tâm hình ảnh của nó, sau đó nhắm mắt lại để đem hình ảnh đó vào trong tâm mà tưởng. Lúc đầu hình ảnh hiện ra trong tâm giống hệt như dĩa đất thật bên ngoài, từ màu sắc cho đến những lằn vết thô thiển của nó. Lần lần hình ảnh nầy sẽ trở thành hoàn hảo hơn. Những khuyết điểm trên dĩa đều biến mất, và dĩa biến thành sáng loáng. Muốn cho dĩa bự ra hành giả có tưởng tượng cho nó bự ra, hoặc khi ý khởi lên, muốn cho dĩa thu nhỏ lại thì hành giả tưởng cho dĩa thu nhỏ lại. Bằng cách này, hành giả sử dụng hai lộ là nhãn môn và ý môn để trụ tâm lên hình ảnh cái dĩa một cách vững chắc, từ đó sanh khởi một tâm sở đặc biệt mà từ trước đến nay chưa bao giờ kinh nghiệm được, đó là tâm định. Tượng Phật Thích Ca ban phước lành Một thời gian sau, khi hành giả đi sâu vào định thì sẽ thấy xuất hiện các ứng tướng thí dụ như hào quang, hồng tướng, trợ tướng, hành giả tiếp tục đi sâu vào các ứng tướng đó để chứng đắc các tầng thiền định: sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền, không vô biên xứ thiền, thức vô biên xứ , vô sở hữu xứ, phi tưởng phi phi tưởng xứ, sau đó hành giả bắt đầu luyện thần thông, thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, tha tâm thông và túc mạng thông. Thiền định vì vậy được gọi là tưởng định vì gốc của nó là tưởng, đề mục của nó là tục đế hay chế định. Thiền định sử dụng đại định, kiên cố định và an chỉ định.

Thiền định có đem lại giải thoát?


Sư Phước Nhân:
 Thiền định không đem lại giải thoát vì nó không giúp phát sinh tuệ ( tuệ ở đây có nghĩa là sự hiểu biết sự sanh diệt của danh sắc và ngũ uẩn ), tuy nhiên nó có khả năng trợ duyên cho thiền tuệ.

Thiền Minh Sát là gì?


Sư Phước Nhân :
 Thiền Minh Sát còn gọi là thiền Vipassana. Đây là một phương pháp tu tập để đạt đến Giải Thoát của các chư Cổ Phật, theo thời gian bị mai một và được Đức Phật Thích Ca phát hiện trở lại. Đức Phật gần như đã dành trọn 45 năm hoằng dương giáo pháp để giảng dạy về phương pháp thiền này cho các đệ tử của Ngài.

Tại sao thiền Vipassana đưa đến giải thoát ?
Sư Phước Nhân : Đề mục của thiền Vipassana là thân, thọ, tâm, pháp. Tất cả các đề mục này đều giúp cho hành giả thấy được sự sanh diệt khi hành tập. Nói một cách khác, hành giả quan sát các đề mục của thiền Vipassana để thấy được sanh diệt của danh sắc và ngũ uẩn qua đó kinh nghiệm được vô thường, khổ và vô ngã để cuối cùng chứng đắc các tầng tuệ Minh sát, đạt được Giải Thoát, Niết Bàn.

Xin sư tóm gọn một số khác biệt cơ bản giữa thiền định và thiền Vipassana.

Sư Phước Nhân : 
Thiền định :
 – Định của thiền định là tâm sở nhất tâm, trụ tâm nằm trên một đề mục cố định duy nhất.
– Đề mục của thiền định là tục đế (chế định), không có sanh diệt.
 – Thiền định sử dụng đại định, kiên cố định và an chỉ định.
– Thiền định chỉ giúp tạm thời đè nén, khống chế phiền não. Thiền Vipassana :
 – Định của thiền quán là tâm sở nhất hành, thực hành thiền Vipassana, hành giả có khả năng định trên nhiều đối tượng khác nhau.
 – Đề mục của thiền Vipassana là chơn đế, có sanh diệt.
– Thiền Vipassana sử dụng cận định và sát na định
– Thiền Vipassana bứng tận gốc rễ phiền não và tham ái. Cần nói thêm rằng thiền định thì Phật giáo cũng có mà các tôn giáo khác cũng có. Thiền Vipassana chỉ có trong Phật giáo hay nói một cách khác Vipassana là thiền của Phật giáo.

Muốn tu tập thiền Vipassana, bước đầu hành giả cần phải làm gì ?
Sư Phước Nhân : Trước khi tu tập Vipassana, hành giả phải tu sổ tức quan : Đếm hơi thở từ 1 đến 10 rồi ngược lại. Không nên đếm quá 10 vì tâm sẽ phóng, cũng không nên đếm ít hơn 5 vì như vậy tâm sẽ bị lúng túng. Khi đã cột tâm yên rồi thì hành giả bắt đầu chuyển qua tu thiền quán.

Hiện nay, việc tu tập theo Vipassana (dùng chánh niệm theo dõi các cửa giác quan để ngăn không cho các tâm bất thiện có điều kiện chen vào các cửa giác quan này) còn khá mới mẽ với nhiều người, xin sư vui lòng mô tả cách thức tu tập thiền này để giúp cho độc giả của PTVN có thể hình dung được phần nào.

Sư Phước Nhân :
Trước hết là nên nói một chút về tư thế tọa thiền. Hành giả có thể ngồi kiết già, bán già hoặc xếp bằng hoặc ngồi trên ghế dựa (nếu chân bị đau). Giữ đầu thẳng, lưng thẳng, toàn thân buông lỏng nghĩa là thả lỏng đầu, hai vai, thân, hai chân, không nên gồng cứng, tay mặt đặt trên tay trái tại chỗ hũng của hai chân giao lại. Mắt nhắm lại một cách thoải mái. Tâm lúc nào cũng để tự nhiên, quân bình, thư giãn, không ức chế tâm, không để tâm chú ý quá sâu vào đề mục, chỉ cần theo dõi hơi thở ra vào một cách tự nhiên mà thôi. Hành giả theo dõi hơi thở ra vào chạm ở đầu chóp lổ mũi hoặc qua sự phồng xẹp của bụng. Cứ để hơi thở ra vào một cách tự nhiên, không nên cố tạo cho hơi thở dài ra hay ngắn lại vì nếu hành giả ép hơi thở thì chẳng bao lâu hành giả sẽ bị tiêu hao năng lượng và sẽ thấy mệt. Hành giả phải nhớ rằng chúng ta quán vô thường vô ngã trên hơi thở chứ không phải tập khí công. Cứ để hơi thở vào ra một cách tự nhiên : thở vô biết thở vô, thở ra biết thở ra, khi hơi thở dài biết hơi thở dài, khi hơi thở ngắn biết hơi thở ngắn, khi hơi thở thô biết hơi thở thô, khi hơi thở tế biết hơi thở tế, khi hơi thở còn biết hơi thở còn, khi hơi thở mất biết hơi thở mất, cố gắng giữ trí nhớ chánh niệm tỉnh giác liên tục đừng để mất. Trong quá trình hành thiền, khi tai nghe âm thanh hoặc tiếng động, hành giả ghi nhận nghe, nghe rồi quay trở về hơi thở, khi mũi bắt mùi hương thì ghi nhận ngửi, ngửi rồi quay về hơi thở, khi tâm suy nghĩ đầu này đầu kia thì ghi nhận suy nghĩ, suy nghĩ rồi cũng quay trở lại hơi thở. Tương tự như vậy ngứa ngáy, nhột, nóng, lạnh, đau, chân tê… Nói một cách khác là trong quá trình hành thiền, hành giả phải ghi nhận mọi diễn biến xảy ra trong thân và tâm nhưng luôn xem hơi thở là đề mục chính, hơi thở được xem là ngôi nhà, đi đâu rồi hành giả cũng quay về nhà của mình. Đây được xem là niệm thân.

Trong trường hợp nhiều đối tượng xảy ra cùng một lúc thì hành giả sẽ ghi nhận như thế nào ?


Sư Phước Nhân :
 Trong trường hợp này tâm tự động hướng tới đối tượng hoạt động mạnh nhất (cảnh trưởng duyên) và hành giả sẽ ghi nhận đối tượng này.

Thế còn niệm thọ và niệm tâm thì sao ? Xin sư cho một ví dụ để minh họa.Sư Phước Nhân : Trong quá trình ngồi thiền, hành giả có thể bị muỗi cắn, khi thấy ngứa, hành giả ghi nhận ngứa, ngứa : đây là niệm thọ. Khi hành giả ghi nhận ngứa, ngứa thì cảm giác ngứa, có thể giảm, nhưng cũng có lúc cảm giác này không giảm mà lại tăng lên, hành giả cảm thấy bực bội, khó chịu, lúc này tâm sân nổi lên hành giả ghi nhận tâm sân : đây gọi là niệm tâm sân.

Nếu hành giả không chịu nổi, muốn gãi thì sao ?


Sư Phước Nhân : 
Nếu hành giả muốn gãi thì ghi nhận tác ý muốn gãi rồi đưa tay đưa tay đến chỗ gãi (ghi nhận đưa tay), gãi, ghi nhận gãi, gãi, biết đã ngứa, ghi nhận đã ngứa, xong rồi lại quay trở về hơi thở.

Xin sư cho thêm một thí dụ khác về niệm thọ và niệm tâm


Sư Phước Nhân : 
Khi ngồi thiền lâu, cảm giác tê mõi sẽ xuất hiện, hành giả ghi nhận cảm giác tê mõi này. Tê mõi sẽ thay đổi khi thì nóng, khi thì quặn thắt, nhào lộn, hành giả ghi nhận tất cả mọi thay đổi này (niệm thọ). Khi cảm giác đau lên đến tột đỉnh, hành giả sẽ có khuynh hướng muốn xua đuổi cơn đau, đây là lúc tâm sân đang sinh khởi và lúc này hành giả phải ghi nhận, quan sát tâm sân (niệm tâm). Tuy nhiên, hành giả không nên xua đuổi cơn đau mà thay vào đó phải quan sát cơn đau để thấy sự vô thường, khổ và vô ngã trong cái đau để giúp tuệ giác phát triển.

Làm sao chúng ta lại có thể thấy được khổ, vô thường và vô ngã trong cái đau ?
Sư Phước Nhân :– Thấy vô thường : Cái đau không phải là cái có sẵn hoặc tự nhiên mà có trong thân mà do có điều kiện mới sanh khởi. Khi đau, cường độ đau có tăng, giảm, khi thì quặn thắt, khi thì nhào lộn. – Thấy khổ : Thân đau, tâm phản ứng là khổ. – Thấy vô ngã : Không có quyền làm chủ đối với con đau vì hành giả không thể điều khiển cơn đau, có nghĩa là hành giả có muốn hết đau cũng không được. Bình thường, khi đau, chúng ta rên rĩ, “Ôi cha, tôi đau quá !” Hôm nay, Đức Phật bảo chúng ta nhìn cái đau để thấy đau chỉ là đau thôi, trong cái đau chỉ có đối tượng đau và tâm hay biết chứ không có tôi, ta trong đó. Với cách tu tập như thế này, dần dần hành giả sẽ kinh nghiệm được giáo pháp.

Thưa sư, khi nào thì hành giả niệm tâm tham ?Sư Phước Nhân : Khi ngồi thiền lâu, hành giả sẽ đạt tới trạng thái an bình, tĩnh lặng, hành giả phải ghi nhận, quan sát cái cảm giác an bình, tĩnh lặng này cho rõ. Nếu hành giả chánh niệm hời hợt, tâm tham sẽ theo vào làm cho hành giả thỏa thích và muốn bám vào cảm giác này. Lúc này hành giả phải ghi nhận và quan sát đối tượng mới tức là niệm tâm tham.

Thưa thế nào là niệm Pháp ?


Sư Phước Nhân :
 Niệm pháp là niệm : – 5 triền cái: Tham, sân, hôn trầm, trạo hối, hoài nghi – 5 thủ uẩn: Sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn – 12 xứ: Gồm sáu nội xứ : Nhãn xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ, thân xứ, ý xứ và sáu ngoại xứ : sắc xứ, thinh xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ và pháp xứ – 7 giác chi: Niệm giác chi, trạch pháp giác chi, tinh tấn giác chi, hỷ giác chi, khinh an giác chi, định giác chi, và xả giác chi, – Tứ diệu đế; Khổ đế, tập đế, diệt đế và đạo đế.

Sau khi tọa thiền, tại sao hành giả phải thực hiện thiền hành?


Sư Phước Nhân :
 Thiền hành tăng cường tinh tấn 70% và tăng cường cho định 30%. Thiền tọa tăng cường cho định 70% và tăng cường cho tinh tấn 30%, vì vậy thiền hành và thiền tọa phải cân bằng với nhau, hay nói cách khác định và tinh tấn phải ngang bằng với nhau. Hễ tinh tấn dư thì tâm sẽ phóng dật, khi định dư thì hành giả sẽ hôn trầm, dã dượi, lười biếng. Hễ một giờ ngồi thì một giờ đi, nữa giờ ngồi thì nữa giờ đi.

Muốn thực hành thiền hành, hành giả phải làm gì ?


Sư Phước Nhân : 
Chọn một lối đi có chiều dài từ 7 đến 10m, không nên đi quá xa. Khi đi hai tay chắp lại để đằng sau lưng hoặc để trước bụng, mắt nhìn về trước khoảng 2m, tối đa là 3m, không nên nhìn quá xa, không nên liếc qua, liếc lại. Khi bắt đầu đi ghi nhận có tác ý muốn đi, dở bước, theo dõi chuyển động của hai chân, ghi nhận dở, bước, đạp (chân nào trước cũng được), hoặc có thể ghi nhận phải bước, trái bước. Khi tới cuối lối đi phải ghi nhận có tác ý muốn đứng rồi dừng lại, khi muốn xoay phải ghi nhận tác ý muốn xoay rồi mới xoay, xoay xong đàng hoàng trước khi muốn dừng lại phải ghi nhận tác ý muốn dừng rồi dừng một hoặc hai giây, muốn đi tiếp phải ghi nhận tác ý muốn đi và sau đó bước đi.

Thưa sư, thế nào là ăn trong chánh niệm và cách thức ăn ra sao?

Sư Phước Nhân : 
Trước khi ngồi vào bàn ăn phải ghi nhận tác ý muốn ngồi, sau khi ngồi xuống, cầm chén, đũa phải ghi nhận hay biết, khi đưa tay gắp thức ăn vô chén cũng ghi nhận hay biết, múc thức ăn vô chén cũng ghi nhận hay biết, gắp miếng vừa ăn, đừng to quá , nếu thấy thức ăn ngon, gắp miếng lớn thì phải ghi nhận tâm tham, khi hả miệng biết hả miệng, ngậm miệng biết ngậm miệng, nhai biết nhai. Trước khi nuốt phải ghi nhận tác ý muốn nuốt rồi mới nuốt . Khi thức ăn ngon, thì ghi nhận hay biết là ngon, trong trường hợp thức ăn không ngon cũng ghi nhận hay biết là không ngon. Nếu hành giả khi ăn ngon cũng không biết mà dở cũng không biết thì đó là ăn với tâm si. Khi ăn ngon và tâm tham len lõi vô trong lúc ăn, hành giả phải ghi nhận hay biết tâm tham. Khi ăn không ngon, tâm bực bội, khó chịu phải ghi nhận tâm sân. Nếu bao tử chúng ta chứa được 10 phần thì chúng ta chỉ ăn 7 phần thôi, chừa lại 3 phần uống nước vô là vừa.

Ngoài việc thực hành thiền tọa, thiền hành và thiền ăn, hành giả phải làm gì để theo dõi tâm trong sinh hoạt hàng ngày ?


Sư Phước Nhân :
 Trong sinh hoạt hàng ngày, làm cái chi biết cái nấy, đóng cửa, mở cửa biết đóng cửa, mở cửa, đại tiện, tiểu tiện ghi nhận hay biết, tắm rửa, giặt giũ đều ghi nhận hay biết, co tay duỗi chân, cúi đầu, ngẩng đầu, ngó qua, dòm lại v.v… tất cả đều phải ghi nhận hay biết.

Tại sao hành giả phải ghi nhận tỉ mỉ, hết sức mất công như vậy ?

Sư Phước Nhân :
 Mục đích là để cho trí nhớ chánh niệm tỉnh giác không bị gián đoạn.

Giữ cho trí nhớ chánh niệm tỉnh giác không bị gián đoạn như vậy hành giả sẽ được lợi ích gì ?

Sư Phước Nhân :

Ghi nhận hay biết mọi đối tượng xảy ra trong thân và tâm có nghĩa là hành giả đang sống trong giây phút hiện tại. Sống trong giây phút hiện tại giúp cho hành giả luôn giữ tâm trong thân, không cho tâm phóng ra ngoài thân.Quan sát tỉ mỉ như vậy sẽ giúp hành giả thấy rõ bản chất của các pháp là luôn sanh khởi và hoại diệt do có điều kiện và như vậy sẽ tạo điều kiện cho trí tuệ Minh sát dễ dàng phát triển. Khi tuệ Minh sát phát triển mạnh, thì phiền não và tham ái sẽ giảm dần.

Nếu lỡ tâm phóng ra ngoài thì phải làm sao?
Sư Phước Nhân: Tâm phóng đi đâu không quan trọng vì bản chất của tâm là luôn phóng đi đâu này đầu nọ. Khi ý thức tâm đang phóng đi, hành giả chỉ cần ghi nhận tâm đang phóng đi, có nghĩa là hành giả đã và đang sống trong giây phút hiện tại rồi đó.

Thưa sư, quan sát tỉ mỉ như vậy có khó nhọc không ?
Sư Phước Nhân : Hành giả cứ để cho các pháp vận hành một cách tự nhiên và ghi nhận, quan sát để thấy rõ bản chất của chúng là luôn sanh khởi và hoại diệt do có điều kiện cho nên không mệt nhọc gì. Buổi đầu hơi khó khăn một chút, nhưng từ từ tập rồi sẽ quen dần. Điểm mấu chốt ở đây là hành giả phải đóng năm cửa giác quan. “Đóng’ ở đây không có nghĩa là bịt năm cửa giác quan mà dùng chánh niệm theo dõi các cửa giác quan để ngăn không cho tâm bất thiện có điều kiện chen vào. Làm thế nào để đóng năm cửa giác quan, Đức Phật dạy, ” Hãy ngưng ngay ở sự thấy, sự nghe… mà không để tâm đến sự phân biệt đối tượng.” Thiền hành Chúng ta hãy để cho 5 căn sinh họat một cách tự nhiên, khi căn tiếp xúc với trần (cảnh) thì nuối đuôi sau là hàng loạt tác ý khen, chê, phân tích, đánh giá… nổi lên, hành giả phải chánh niệm ngay các tác ý này. Bằng cách này, thiền Vipassana có khả năng thu thúc ngũ căn để hành giả có thể theo dõi hữu hiệu mọi diễn biến trong thân và tâm qua cửa thứ sáu là ý căn. Tu tập Vipassana vì vậy sẽ tập cho hành giả thói quen thấy phiền não tham ái, ghi nhận rồi buông bỏ chứ không giữ lại, ôm ấp trong tâm hoặc đè nén chúng vì vậy tâm của hành giả tu tập pháp môn này rất mát mẽ.

Hiện nay trên thế giới có một số trường thiền dạy cho hành giả thiền định trước, sau khi đạt được định rốt ráo xong thì xả định rồi chuyển sang tuệ quán. Một số trường thiền khác thì dạy cho hành giả tu tập Vipassana ngay từ bước đầu sau khi hành giả đã thực hành sổ tức quán để gom tâm lại. Đây là hai đạo lộ khác nhau, vậy đạo lộ nào đúng ?Sư Phước Nhân : Cái nào cũng đúng

Xin sư cho biết ưu điểm và nhược điểm của từng đạo lộ.Sư Phước Nhân : Tu định rốt ráo rồi chuyển sang Vipassana :
 – Ưu điểm : Sau khi đắc đạo quả A la hán, hành giả sẽ có thần thông, thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, tha tâm thông và túc mạng thông (thiền định) và Lậu tận thông (thiền Vipassana)
 – Nhuợc điểm : Có những hành giả một khi đã an trú vào trong đại định đâm ra ưa thích sự an bình, tĩnh lặng nên đã ở luôn trong định, không chịu xả định để chuyển sang tuệ quán. Những hành giả này sẽ chịu thiệt thòi vì cuối cùng không đạt được Giác Ngộ – Giải thoát – Niết Bàn
 – Đây là một lộ trình rất dài đòi hỏi nhiều công phu tu tập. Muốn đắc được các tầng thiền định, hành giả phải tu tập ở những nơi thanh vắng. Có khi chưa đắc được các tầng thiền định, tuổi thọ của hành giả đã hết.

Tu tập Vipassana ngay từ bước đầu :
 – Ưu điểm : Thiền Vipassana tu tập trong đời sống hàng ngày, không cần đến nơi thanh vắng vì hành giả sẽ lấy những chuyện xảy ra trong đời sống hàng ngày để làm đề mục quan sát, luôn luôn sống trong hiện tại.
– Hàng ngày có điều kiện nhìn vào phiền não và tham ái trong lúc sinh hoạt nên thấy được khổ, nhân của khổ, sự diệt khổ và con đường đưa đến sự diệt khổ, có nghĩa là thấy được chân lý Tứ Diệu Đế. Quan sát như vậy dần dần sẽ giúp diệt trừ tận gốc phiền não và tham ái ngay bây giờ và ngay trong kiếp sống này.https://googleads.g.doubleclick.net/pagead/ads?client=ca-pub-6270775876548586&output=html&h=174&slotname=9517148552&adk=3871120024&adf=2746932553&w=696&fwrn=4&lmt=1601411044&rafmt=11&psa=0&guci=2.2.0.0.2.2.0.0&format=696×174&url=https%3A%2F%2Fthuvienhoasen.org%2Fa12970%2Fthien-dinh-va-thien-quan&flash=32.0.0&wgl=1&adsid=ChAI8LbL-wUQ4PW8y–lsYNgEkwAIHH596WuSA_FR6uUhUviKpLybxbYErD4XKHqiXvyjpVWRIF4sIA-VYdZ0zK7ZHX_uOE-J6AbcMHpvY4uyO-dXwlntRxepSNdpPr4&dt=1601411019130&bpp=12&bdt=9404&idt=561&shv=r20200924&cbv=r20190131&ptt=9&saldr=aa&abxe=1&cookie=ID%3D8e5eddf5104691f9-225afee2bbc3009a%3AT%3D1601244708%3ART%3D1601244708%3AS%3DALNI_MbKOArhEsyB9spq3Dt9zF0gnL32Jw&prev_fmts=0x0%2C696x174%2C300x250%2C300x250&nras=1&correlator=6309734596156&frm=20&pv=1&ga_vid=1378777987.1596650083&ga_sid=1601411020&ga_hid=335953358&ga_fc=0&iag=0&icsg=178327042128938&dssz=35&mdo=0&mso=0&rplot=4&u_tz=420&u_his=1&u_java=0&u_h=1080&u_w=1920&u_ah=1080&u_aw=1857&u_cd=24&u_nplug=4&u_nmime=6&adx=399&ady=6266&biw=1796&bih=1003&scr_x=0&scr_y=2264&eid=182982100%2C182982300&oid=3&psts=AGkb-H9PX2UN0yYSZXU6XcAzXNJOszrC9OZTggF1MSJcmmnwlPd491VEh8dvOHDmm1bL%2CAGkb-H8_NZUDizH9d3L9ICxAZowZCSRnafTbSyQvSkVpFVmN6TZuv5iUC5eVWthRn6cKBQ%2CAGkb-H8o4bT-3mOGgmMoRpJbF3mA1oH7TqjA1vcLPHV6hlY_wEobMqU9LQhSHDm8QqRMBA&pvsid=2009602756953751&pem=8&ref=https%3A%2F%2Fwww.google.com.vn%2Furl%3Fsa%3Dt%26rct%3Dj%26q%3D%26esrc%3Ds%26source%3Dweb%26cd%3D%26cad%3Drja%26uact%3D8%26ved%3D2ahUKEwjKsoTxmI_sAhUHw4sBHUDhCv8QFjAAegQIBRAB%26url%3Dhttps%253A%252F%252Fthuvienhoasen.org%252Fa12970%252Fthien-dinh-va-thien-quan%26usg%3DAOvVaw1fFO2ynWONEhx8VTU0jL1w&rx=0&eae=0&fc=1920&brdim=0%2C0%2C0%2C0%2C1857%2C0%2C1857%2C1080%2C1813%2C1003&vis=1&rsz=%7C%7CpoeEbr%7C&abl=CS&pfx=0&fu=8320&bc=31&jar=2020-09-29-20&ifi=2&uci=a!2&btvi=1&fsb=1&xpc=At2enAKGy2&p=https%3A//thuvienhoasen.org&dtd=25655
– Những ai có đầy đủ Ba la mật có thể đạt được đạo quả ngay trong kiếp sống này, những ai chưa đầy đủ Ba la mật thì nhờ tu tập Vipassana để bổ túc Ba la mật, kiếm được chút đỉnh tư lương để làm hành trang đem theo cho kiếp sau tiếp tục con đường tu tập. – Nhược điểm: Con người có thể gặp những giai đoạn khó khăn dồn dập, gặp những cú “sốc” về thân và tâm, trong trường hợp này, hành giả tu định lờ đi, nhập vào định để nghĩ ngơi trong khi hành giả tu tập Vipassana phải nhìn vào những khó khăn này để làm đề mục quan sát, hành giả tu Vipassana vì vậy có thể cảm thấy xuống tinh thần. Trong trường hợp này, Đức Phật khuyên chúng ta phải kham nhẫn để quan sát những phiền não và tham ái đó mà không nên trốn chạy chúng. Nếu vượt qua được, hành giả sẽ trưởng thành trong giáo pháp.

Tại sao cùng là tu tập Vipassana mà có thiền sư hướng dẫn để tâm theo dõi hơi thở ra vào chạm vào chóp mũi, có thiền sư lại dạy theo dõi qua sự phồng xẹp của bụng. Phương pháp nào chính xác hơn ?Sư Phước Nhân : Tuy hai địa điểm khác nhau nhưng cùng chung một trí nhớ chánh niệm giống nhau. Vào thời Đức Phật Thích Ca còn tại thế, Ngài dạy hãy để tâm theo dõi hơi thở ra vào chạm vào chóp lổ mũi để kinh nghiệm vô thường, khổ và vô ngã. Tuy nhiên vào thời nay, chỉ có một số ít hành giả thành công khi theo dõi hơi thở ra vào chạm vào chóp của lổ mũi cho nên ngài Mahasi Sayadaw, tu sĩ Phật giáo Miến Điện và là thiền sư nổi tiếng dạy Thiền Tuệ Quán khắp Châu Á và Châu Âu, đã dạy theo dõi hơi thở qua bụng phồng, xẹp. Phương tiện này cũng giúp hành giả kinh nghiệm được vô thường, khổ và vô ngã. Vì vậy, hành giả thuận để tâm theo dõi hơi thở ra vào chạm vào chóp lổ mũi thì để tâm nơi đây, ai thấy rõ cảm giác phồng xẹp thì quan sát bụng phồng xẹp, không nhất thiết bắt buộc phải để tâm ở chóp mũi hoặc theo dõi bụng phồng xẹp

Supanna: Con xin cảm ơn sư.

Thiền viện Phước Sơn tọa lạc tại đồi Lá Giang, 368 suối Tân Cang, ấp Tân Cang, xã Phước Tân, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai

(Nguồn:http://phattuvietnam.net/tuhoc/vipassana/7723.html)

Sư Phước Nhân và tác giả bài phỏng vấn

GIẢI ĐÁP MỘT SỐ THẮC MẮC VỀ THIỀN TỨ NIỆM XỨ 

Sư Phước Nhân, thiền viện Phước Sơn, trả lời một số câu hỏi về thiền Tứ Niệm Xứ để giúp các đọc giả của PTVN có quan tâm đến việc thực hành pháp môn này nắm rõ hơn cách thức tu tập.

Supanna: Trong bài hướng dẫn tu số tức quan, phần đổi oai nghi, sư đã không hướng dẫn những hành giả sơ cơ xoa bóp chân, xoa đầu, mặt …Phải chăng hành giả tu số tức quan và thiền quán không cần phải xoa bóp chân, xoa đầu, mặt… sau khi hành thiền xong?

Sư Phước Nhân: Khi thực hành thiền Vipassana, sau khi hành thiền xong, hành giả ghi nhận tác ý tháo chân, tháo chân rồi tháo chân ra. Sau khi tháo chân, hành giả không xoa bóp chân mà ngồi quan sát cái chân đau. Sau đó, hành giả đứng dậy đi thiền hành để giữ cho chánh niệm, tỉnh giác được liên tục đồng thời giúp cho máu huyết lưu thông.

Mục đích hướng dẫn hành giả tu số tức quan ở đây là để giúp cho hành giả cột tâm lại trước khi thực hành Vipassana. Sau khi đạt đến cận định, hành giả sẽ phát triển qua thiền quán nên sau khi hành thiền ( số tức quan ) xong, hành giả không cần phải xoa bóp chân, chỉ ghi nhận tháo chân, tháo chân và ngồi yên tập quan sát cái chân đau. Sau đó, hành giả có thể đứng dậy để đi thiền hành.

2- Thiền quán sử dụng cận định và sát na định. Xin sư cho biết chức năng của hai loại định này trong thiền Vipassana.

Sư Phước Nhân:

Cận định: Khi mới thực tập thiền quán, hành giả sơ cơ phải tu định (đếm hơi thở) để vào cận định. Một khi đã cột được tâm ở yên trong hiện tại, hành giả bắt đầu chuyển qua tu quán vì chỉ từ lúc này hành giả mới có thể theo dõi sít sao sự sinh hoạt của thân và tâm để hiểu chúng luôn luôn sanh khởi và hoại diệt do có điều kiện. Không có cận định làm nền tảng, hành giả rất khó theo dõi sít sao những biến chuyển này vì tâm phóng đi đầu này đầu kia mà hành giả không hề hay biết. Nhiều hành gỉa do quá cố gắng ghi nhận khi tâm còn đang lăng xăng nên đâm ra mệt mỏi và kết quả là bị hôn trầm.

Sát na định: Là giữ chánh niệm tỉnh giác trên từng đối tượng trong từng khoảng khắc. Để thành tựu được sát na định, hành giả phải thực tập ghi nhận hay biết trong hiện tại qua những công việc, sinh hoạt trong đời sống hàng ngày. Ví dụ: Đi, đứng, nằm, ngồi, tắm giặt, tiểu đại tiện, đóng cửa, mở cửa, đánh răng súc miệng … ghi nhận hay biết, nhưng đây là niệm thầm của tục để giúp hành giả cột tâm lại, khi hành giả ghi nhận thuần thục rồi (sát na định đã phát triển đủ mạnh) thì hành giả bỏ niệm thầm chỉ cần giữ lại cái hay biết trong hiện tại về đối tượng đang sinh hoạt là đủ. Đây là chân đế. Thêm một ví dụ để làm rõ, hành giả sơ cơ khi đi, di chuyển chân phải và niệm dở bước đạp, kế đó di chuyển chân trái và niệm dở bước đạp, nhưng khi ghi nhận thuần thục rồi, hành giả bỏ niệm thầm dở, bước, đạp mà chỉ đơn giản theo dõi sự chuyển động của hai chân hoặc ghi nhận cảm giác nóng, lạnh, khô, ẩm hoặc ướt… mà bàn chân cảm nhận được khi đặt trên sàn nhà.

Trong quá trình hành thiền, một khi hành giả đã vào được cận định, thì sát na định và cận định hài hòa với nhau, tuy nhiên mỗi cái có một phận sự riêng, cận định giúp cho tâm an trú trong hiện tại để giúp cho hành giả dễ dàng nhận biết và nắm bắt đối tượng khi chúng xuất hiện, sát na định giúp cho hành giả ghi nhận sự sanh diệt (thay đổi) của từng đối tượng một cách sít sao trong sự chánh niệm, tỉnh giác.

3- Trong bài thiền định và thiền quán, sư có nói đề mục của thiền định thuộc về tục đế (chế định), đề mục của thiền quán thuộc về chân đế có sanh diệt, xin sư giải thích về sự khác biệt giữa tục đế, chế định và chân đế.

Sư Phước Nhân: Tục đế là sự thật của thế gian. Chơn đế là sự thật của các pháp hữu vi (thân tâm sanh diệt không ngừng)

Các pháp hữu vi có ba đặc tính:

– Đặc tính riêng của tâm là phiền não tham sân si hoặc vô tham vô sân, vô si. Tâm là sự biết cảnh có nghĩa là tâm chỉ sanh khởi khi có đối tượng.

– Đặc tính riêng của thân là tứ đại (thân do bốn nguyên tố đất, nước, gió và lửa hợp thành).

– Đặc tính chung của thân và tâm (danh và sắc) là vô thường, khổ và vô ngã.

Tục đế (chế định ) là khái niệm của thế gian, định đặt tên để gọi đối tượng. Chân đế là hành giả thấy được danh sắc và ngũ uẩn của một đối tượng luôn luôn sanh khởi và hoại diệt do có điều kiện, chứ không có tôi, ta, không có ngôn từ (tên gọi) nào trong đó.

Khi mới hành thiền, hành giả phải mượn tục đế ( niệm thầm đặt tên cho từng đối tượng) để trụ tâm lại, khi có được cận định, thì chân đế hiển lộ và tục đế như vậy dần dần rơi ra. Ví dụ: Khi mới hành thiền, hành giả theo dõi hơi thở qua cửa lỗ mũi niệm thầm vào ra hoặc niệm phồng xẹp, nếu theo dõi qua sự phồng xẹp của bụng, để cột tâm lại. Nhưng khi đạt đến cận định, hành giả lúc này sẽ dễ dàng thấy được cảm giác xúc chạm của hơi thở vào ra khi chạm vào cửa lổ mũi hoặc sự chuyển động của cơ hoành của vòng ngực và bụng nên hành giả lúc này tự nhiên sẽ thấy không cần phải niệm thầm vào ra hoặc phồng xẹp nữa mà chỉ đơn giản theo dõi cảm giác xúc chạm của hơi thở vào ra khi chạm vào cửa lổ mũi hoặc sự chuyển động của cơ hoành của vòng ngực và bụng mà thôi. 

4- Bát Chánh Đạo có tám chi. Xin sư cho biết phận sự của mỗi chi? 

Sư Phước Nhân: Tám chi của Bát Chánh Đạo là Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm và Chánh định. Đây là con đường đưa đến sự diệt khổ.

Nếu nói theo lý thuyết thì Chánh kiến và Chánh tư duy đi đầu. Chánh kiến và Chánh tư duy thuộc về trí tuệ. Trí tuệ gồm ba có ba trí là trí văn, trí tư và trí tu. Trí văn là kiến thức đạt được qua sự học hỏi, trí tư là kiến thức đạt được qua sự nghiên cứu, trí tu là trí tuệ Minh sát mà đối tượng quan sát của thiền Minh sát là danh sắc và ngũ uẩn.

Đứng về phương diện pháp hành thì chúng ta phải lấy Giới làm đầu. Giới làm nền tảng cho định, và định làm nền tảng cho tuệ. 

Giới gồm có ba chi là Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng.

Chánh ngữ là không nói lời ba hoa, vô ích, không nói lời chia rẽ, không nói lời độc ác.

Chánh nghiệp là không sát sanh, không trộm cắp, không tà hạnh.

Chánh mạng là nuôi mạng chân chánh, không mua bán người, không mua bán thịt sống, không mua bán vũ khí, không mua bán thuốc độc, không mua bán rượu và các chất say. 

Giới năng sinh định.

Định gồm có ba chi là Chánh tinh tấn, Chánh niệm và Chánh Định.

Chánh tinh tấn giữ cho chánh niệm liên tục để thiêu đốt phiền não.

Chánh niệm là trí nhớ hay biết không quên, ghi nhận, hay biết biết đối tượng ngay trong giây phút hiện tại.

Chánh định là sự gom tâm lại để an trú tâm trên một trong bốn xứ (thân, thọ, tâm, pháp).

Định năng sinh tuệ

Tuệ gồm hai chi là Chánh tư duy và Chánh kiến.

Chánh tư duy là hành giả không nên suy nghĩ về dục tưởng (những điều khả ái, khả hỷ làm cho tham ái sanh khởi), sân tưởng (suy nghĩ về chuyện không mấy tốt đẹp làm cho sân hận sanh khởi) và hại tưởng (suy nghĩ tìm cách hại người). Chánh tư duy còn có một khả năng nữa là hướng tâm đến đối tượng.

Chánh kiến là hành giả quan sát đối tượng một cách trọn vẹn. Với Chánh kiến hành giả có khả năng quan sát đối tượng để xuyên thấu tam tướng vô thường, khổ và vô ngã để giác ngộ Tứ Diệu Đế.

Khi hành thiền Minh sát, hành giả luôn luôn giữ chánh niệm, tỉnh giác liên tục trên đối tượng, có nghĩa là hành giả đang hành tập đầy đủ tám chi của Bát Chánh Đạo.

5- Hiện nay có nhiều người cho rằng pháp môn Tứ Niệm Xứ của Đức Phật để lại cho chúng ta, qua một thời gian quá dài (2.553 năm) nên đã bị mai một, sai lạc, ảnh hưởng đến kết quả tu tập. Những người này cho rằng, hiện nay, không một ai tu tập Tứ Niệm Xứ mà có thể chứng đắc A la hán cũng như không có một chuẩn mực nào làm thước đo để có thể đánh giá kết quả tu tập của một hành giả. Sư nghĩ như thế nào về vấn đề này?

Sư Phước Nhân: Nếu nói hiện nay không có một chuẩn mực nào để làm thước đo để đánh giá kết quả tu tập của một hành giả thực hành Tứ Niệm Xứ và do đó không thể biết được họ có chứng đăc đạo quả nào hay không là không đúng.

Khi tu tập thiền Vipassana, hành giả phải đi qua 16 tầng tuệ Minh Sát ví như 16 lớp học. Mỗi khi hành giả trình pháp cho thiền sư, thiền sư nghe hành giả trình bày những kinh nghiệm của hành giả có được qua quá trình hành thiền là có thể biết được hành giả hiện đang đứng ngoài lớp hay đã vào được trong lớp và hiện đang ở lớp nào. 

16 tầng tuệ Minh Sát cụ thể như sau:

Tuệ 1: Hành giả phân biệt được danh sắc ( thân và tâm)

Tuệ 2: Hành giả biết được nhân quả, thí dụ có tác ý muốn nói là nhân, nói là quả; có tác ý muốn đi là nhân, đi là quả, có tác ý muốn ăn là nhân, ăn là quả…

Tuệ 3: Tuệ thấu đạt: Hành giả có sự hiểu biết đúng đắn rằng danh pháp và sắc pháp luôn luôn là vô thường khổ và vô ngã nên không bám víu vào chúng.

Tuệ 4: Hành giả thấy được danh pháp và sắc pháp luôn luôn sanh diệt không ngừng.

Tuệ 5: Hành giả thấy được sự diệt tận của các Pháp. Thí dụ khi đang hành thiền, hành giả tự nhiên thấy bị mất hai tay, mất thân trên hoặc thân dưới hoặc là mất hơi thở.

Tuệ 6: Hành giả thấy được sự sợ hãi.

Tuệ 7: Hành giả thấy được tội lỗi của ngũ uẩn (sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn)

Tuệ 8: Bất mãn và chán nản.

Tuệ 9: Muốn ra khỏi thân này

Tuệ 10: Tuệ cuốn chiếu, hành giả thấy hết duyên rồi, muốn bỏ trú xứ mà đi, không muốn tu nữa.

Tuệ 11: Tuệ xả: Hành giả nắm bắt đối tượng rất nhanh và dễ dàng, ghi nhận tới đâu xả bỏ tới đó, thân và tâm quân bình, rất tự tại và thoải mái.

Tuệ 12: Tuệ thuận thứ

Tuệ 13: Gô trá phu được gọi là chuyển tánh

Tuệ 14: Tuệ đạo

Tuệ 15: Tuệ quả

Tuệ 16: Tuệ ôn duyệt (xem xét lại đạo quả mình vừa mới kinh nghiệm được)

Trong 16 tầng tuệ này:

– Tuệ 1 đến 3 còn nằm trong ranh giới của thiền chỉ.

– Tuệ 4 đến 11 thuộc về thiền quán, nằm trong ranh giới của phàm tuệ.

– Tuệ 12 đến 16 thuộc về ranh giới của thánh đạo tuệ.

6- Khi nào thì hành giả đạt được sơ đạo- sơ quả; nhị đạo – nhị quả, tam đạo –tam quả và tứ đạo – tứ quả?

Sư Phước Nhân: Từ tầng tuệ 12 đến 16 hành giả đã kinh nghiệm được sơ đạo- sơ quả (Tu đà hườn). Sau khi được sơ đạo sơ- quả, hành giả xả hết tất cả để quay về tầng tuệ thứ 4, bắt đầu từ đây hành giả sẽ sẽ quán sát trở lại để thấy sự sanh diệt của danh sắc và ngũ uẩn, hành giả tiếp tục đi từ tầng tuệ thứ 4 cho đến 16, đến đây hành giả chứng đắc nhị đạo – nhị quả (Tư đà hàm)

Tương tự như vậy với tam đạo- tam quả, sau khi chứng đắc Tư đà hàm, hành giả xả hết tất cả để quay về tầng tuệ thứ 4, bắt đầu từ đây hành giả sẽ sẽ quán sát trở lại để thấy sự sanh diệt của danh sắc và ngũ uẩn, hành giả tiếp tục đi từ tầng tuệ thứ 4 cho đến 16, đến đây hành giả sẽ kinh nghiệm được tam đạo – tam quả (A na hàm).

Với tứ đạo – tứ quả (A la hán), qui trình chứng đắc cũng tương tự như vậy.

Như vậy, qui trình tu tập để đạt 4 thánh đạo quả thì giống nhau, nhưng cấp bậc của đạo quả thì có khác nhau tùy thuộc vào mức độ thâm sâu của chánh niệm và trí tuệ mà hành giả đạt được qua quá trình tu tập.

7- Thưa sư hiện nay trên thế giới có hành giả nào tu tập và chứng đắc A la hán hay không?

Sư Phước Nhân: Trong Kinh Trung bộ, có câu chuyện như sau:

Vào thời Đức Phật còn tại thế, có một vị Bà là môn đến đảnh lễ Đức Phật và hỏi, “ Bạch Đức Thế Tôn, có những du sĩ ngoại đạo tu hành rất tinh tấn, liệu họ có giác ngộ được đạo quả hay không? Đức Phật trả lời, “ Này Bà la môn, bất cứ một chủng tộc nào, một tôn giáo nào, một giai cấp nào, một trú xứ nào mà có những hành giả hành tập Bát Chánh Đạo thì nơi đó vẫn có những ẩn sĩ giác ngộ tầng thánh thứ nhất, tầng thánh thứ hai, tầng thánh thứ ba và tầng thánh thứ tư. Này Bà la môn bất cứ một chủng tộc nào, một tôn giáo nào, một giai cấp nào, một trú xứ nào mà không có những hành giả hành tập Bát Chánh Đạo thì nơi đó cũng không có những ẩn sĩ giác ngộ tầng thánh thứ nhất, tầng thánh thứ hai, tầng thánh thứ ba và tầng thánh thứ tư.”

Đức Phật cũng dạy, “Này các tỳ kheo, nếu ngày nào Bát Chánh Đạo còn tồn tại ở thế gian này, ngày ấy không vắng bóng Tu đà hườn, Tư đà hàm, A na hàm và A la hán.”

Ngài Mahasi nói kinh Đại Niệm Xứ ví như toa thuốc Đức Phật để lại cho chúng ta, nếu chúng ta bệnh nhưng cứ đọc toa thuốc mà không chịu uống thuốc thì không thể nào hết bệnh, còn nếu áp dụng đúng theo toa thuốc mà uống thuốc đúng liều lượng thì sẽ có kết quả.

8-Nếu nói là các thiền sư khi nghe thiền sinh trình pháp là có thể hiểu được thiền sinh tu tập đạt đến mức độ nào, vậy tại sao hiện nay tại những nước Phật giáo là quốc giáo như Thái Lan, Miến Điện. Sri Lanka… các thiền sư hướng dẫn cho thiền sinh tu tập Tứ Niệm Xứ, nhưng không hề xác nhận họ chứng đắc đạo quả nào?

Sư Phước Nhân: Vào thời Đức Phật còn tại thế, chỉ có một mình Đức Phật là xác nhận vị này đắc Tu đà hườn, vị kia đắc Tư đà hàm, A nam hàm hay A la hán. Ngoài Đức Phật ra, ngay cả các đại đệ tử của Đức Phật như ngài Xá Lợi Phất.. mặc dù biết người đệ tử mà mình đang hướng dẫn tu tập, đã chứng đắc một quả vị nào đó, nhưng không một ai xác nhận việc này.

Ngày nay các vị thiền sư cũng vậy, họ biết thiền sinh tu tập đạt đến đâu nhưng không nói.

9- Ở Miến Điện hoặc Thái Lan có một số các bậc được xem là đã chứng đắc như ngài Mahasi, Ajahn Chah, Việt Nam chúng ta cũng có hòa thượng Kim Triệu, như sư đã nói bên trên, nếu không một thiền sư nào xác nhận thiền sinh mà mình hướng dẫn tu tập đã chứng đắc hay chưa, vậy căn cứ vào đâu mà chúng ta có thể cho là các ngài như Mahasi, Ajahn Chah hoặc Kim Triệu là những bậc chứng đắc?

Những người cùng tu tập với nhau thì cùng biết với nhau vì các bậc chứng đắc cao thì thấy được các bậc chứng đắc thấp hơn. Bản thân thiền sinh khi chứng đắc cũng tự biết. Ví dụ khi chánh niệm chín muồi, tám chi của Bát Chánh Đạo đồng sanh hợp cùng với sát na tâm đạo để sát trừ phiền não, khi tâm đạo sanh lên cắt đứt phiền não liền tiếp theo sau đó là tâm quả siêu thế sanh lên lấy Niết Bàn làm đối tượng đến đây thì hành giả chứng đắc Tu đà hườn hay sơ đạo- sơ quả.

Đức Phật không cho phép hành giả khoe mình chứng đắc quả này quả nọ để được người khác cúng dường, lễ bái vì như vậy hành giả sẽ phạm vào lỗi khoe pháp bậc cao nhân. Bản thân hành giả cũng biết mình tu tập và chứng đắc quả vị nào, nhưng không một ai tự nhận mình là Tư đà hườn, Tu đà hàm, A na hàm hoặc A la hán. 

10- Nếu một người khi tu tập nói rằng, “Tôi phải cố gắng tu để đạt được sơ đạo –sơ quả” để đóng kín bốn cửa ác đạo trước khi chết, là một người tu tập lâu năm, theo quan điểm của sư đây có phải là sự thể hiện của tâm tham không ạ?

 Sư Phước Nhân: Đây không hẵn là tham mà là một động lực. Nói theo ngài Ajahn Chah, muốn tu tập, đầu tiên chúng ta phải có ý muốn thì mới có thể khởi đầu việc hành thiền. Việc này cũng giống như chúng ta muốn ăn dừa, chúng ta phải mua nguyên trái dừa. Vì mua nguyên trái dừa chúng ta phải mua luôn cả gáo dừa, tuy nhiên việc này không có nghĩa là chúng ta sẽ ăn cả gáo dừa. Chúng ta không ăn gáo dừa, nhưng ban đầu phải giữ gáo dừa lại, sau khi ăn cơm dừa xong, chúng ta mới vứt bỏ gáo dừa.

 Tương tự như vậy chúng ta phải có ham thích trong sự tu tập để đi đến Giác Ngộ viên mãn. Đến khi thành tựu thì tự nhiên chúng ta cũng sẽ buông bỏ sự ham thích này. Đây được xem như là một động lực thúc đẩy để hành giả tinh tấn tu tập, nếu không có động lực này thì hành giả không thể vượt qua bờ bên kia.

 Supanna: Con xin cám ơn sư.

(Nguồn: http://phattuvietnam.net/tuhoc/vipassana/8061.html)

Hits: 116

Trả lời