Chánh tri kiến về chân dung Đức Phật Cồ Đàm

Screen Shot 2018-05-23 at 14.22.14Trong bài trước chúng ta đã cùng chánh tri kiến và tư duy về tên gọi của Đức Phật (xem tại đây).Bài viết này chúng ta cùng chánh tri kiến một di chứng lịch sử quý giá (H1 bên trên) do đạo sư Phú-lâu-na – một trong thập đại đệ tử của Phật – vẽ lại chân dung Đức Phật Cồ-đàm lúc 41 tuổi, được phổ biến lần đầu tiên trong tác phẩm “Vrai Zen” xuất bản năm 1967 tại Pháp của thiền sư Taisen Deshimaru(1914-1982)có nói về hình ảnh thật của Đức Phật (H1) phiên bản từ nguồn tư liệu của bảo tàng Luân Đôn của nước Anh, khuôn mặt, y trang, đầu tóc của Ngài không khác gì người bình thường, những pháp tượng về sau hoạ thêm búi tóc cao trên đỉnh đầu nhằm ý nghĩa tôn vinh sự thành đạt giác ngộ của Đạo Sư Cồ-đàm không gì khác hơn ngoài con đường trí tuệ và đạo hạnh bậc nhất…

Tu theo Phật, học cách thành Phật theo đúng chánh pháp nguyên thuỷ, đồng nghĩa là phải luôn chuyên cần vận dụng Trí tuệ để thấu quán đúng Sự thật thì mới thật sự giải mê khai ngộ, bằng ngược lại lười tư duy + rập khuôn tuân thủ + sáo ngữ tà biện, đó thảy đều là ma đạo/Phật giáo biến tướng… Nội dung này được trích lược từ bài giảng về đề tài “Sự thật về Đức Phật” (The True Gautama Buddha) đã được công bố trong tập sách “Phạm Võng Kinh Tinh Giải” NXBTH Đà Nẵng 2017.

Nhặt lá rừng mê…

Điểm lại dòng lịch sử Phật giáo xét từ thời điểm thế kỷ thứ VI trước công nguyên, kể từ lúc giáo pháp giác ngộ (phật học) do Đạo sư Sĩ-đạt-ta Cồ-đàm/Đức Phật Cồ-đàm Mâu-ni truyền giảng, tính đến thời điểm hiện nay đã hơn 2600 năm trôi qua… Và kinh sách cũng đã từng trải qua nhiều giai đoạn sửa đổi, pha tạp trong giới phật giáo… Do vậy mà kinh sách phật học chính tông theo dòng chảy thời gian bị biến dị đi rất nhiều, thậm chí sai cơ bản, đảo ngược cả chân lý!… Nguyên nhân chính là do lai tạp tiên giáo/thần giáo/huyễn giáo/ma giáohoặc do hiểu sai/hành sai/vi phạm giới luật cơ bản trong giáo thuyết giác ngộ mà Đức Phật đã từng chỉ dẫn. Học Phật là học cách tư duy và nhận thức đúng đắn (chánh tri kiến và tư duy), tinh cần lọc lựa (trạch chi) loại ra những chi tiết linh tinh sai trái/xấu ác (tà pháp), để dần nhận ra tính cốt lõi bao hàm của sự vật/hiện tượng (pháp tánh)
Hãy cùng nhau nhìn lại, và “Hãy thẳng thắn nhìn nhận chủ huyệt của những sai lầm bị khỏa lấp bởi tà kiến biện thông, thì mới thật sự là người tu giác ngộ”   

Tương kỳ chư pháp suy mạt hiện thời, cùng chúng sinh tương ngộ chốn nơi này, cùng nhau cùng hứng chịu chung cám cảnh…, chênh vênh trên biển sinh tử, tù túng trong rừng mê che chắn, thâm nhiễm tam độc tham/sân/si. Cộng thêm tu học với rừng kinh sách nguỵ tạo ngày càng dày đặc che chắn lối đường xưa, đường về xa ngút ngàn trùng vinh/nhục… Nay chúng ta sẽ cùng nhau từng bước từng bước tự chủ và tri kiến, cùng tỉnh giác đồng tâm đồng lọc lựa,chắt chiu tìm nhặt lại từng chiếc lá bồ-đề trong nắm tay của Như Lai đã lựa trao ngày ấy… Đồng tâm đồng tinh cần ươm mầm hoa giới hạnh, đồng cùng đan kết nên hoa tràng chánh pháp, dần khai hương ưu-đàm diệu pháp liên hoa, vi diệu hoá hỉ pháp vị đẳng hòa chuyển lưu thời mạt pháp…

Luôn là người Khất Sĩ

Trầm lặng giữa rừng mê

Tìm nhặt lá Bồ-đề

Kỳ mạt pháp giải mê…

Sau khi bức ảnh (H1) được công bố nảy sinh nhiều nghi vấn… Học Phật chánh tông là phải luôn tinh cần vận dụng trí tuệ đối chứng lọc lựa truy tìm ra sự thật, không vội cả tin, nhắm mắt gật đầu, tín mê mù quáng… Hãy cùng chọn lọc đối chiếu truy chứng (trạch pháp giác chi) qua lại những kinh điển mang ngữ nghĩa tương đồng, đồng kết hợp đối chiếu phân tích những di tích phật giáo cổ xưa nhất để giúp sáng tỏ sự thật… Trên tinh thần khoa học khách quan, chúng ta hãy cùng nhau giải toả những nghi vấn về chân dung Đức Phật H1 một cách thiết thực, trực chỉ vào đối tượng/đối tác và cùng nhau dần hiểu đúng sự thật đồng cùng bảo vệ sự thật nhé…

Nghi vấn 1:  Gương mặt giống như người Tàu, người Mông Cổ, Nepal hơn, không có vẻ là người Ấn Độ?

Giải nghi:  Chúng ta hãy cùng đối chứng lại lịch sử khảo cổ nói về quá trình bộ tộc SakyaThích-ca di cư từ Trung Á sang Ấn Độ, vào thời điểm TK VI TCN một số ít đến định cư ở LumbidiLâm-tỳ-ni và Tây Tạng như phần lược sử đã dẫn ở trang 137. Như vậy, bộ tộc SakyaThích-ca ở thời điểm ấy kiểu hình/kiểu di truyền đã được thuần chủng Ấn Độ (Ấn hoá) hoàn toàn chưa? Dọc biên giới Ấn-Tạng thuở ấy là vùng cao nguyên Hi-mã-lạp-sơn cách xa đồng bằng, cư dân sống quanh khu vực đó đa phần là du mục, tướng mạo dày dặn, mạnh mẽ, linh hoạt, mắt dài một mí, mày mỏng,… Mặt khác, xét về góc độ nhân chủng học/xã hội học: thời điểm TK VI TCN xã hội Ấn Độ là thời kỳ tiền đồ sắt, mật độ dân cư thưa thớt, giao thông trắc trở (biên địa), phân bố nhiều khu tự trị (quốc độ) rải rác khắp nơi (khoảng hơn vài chục quốc độ)tựa như Bắc/Trung/Nam của nước ta phân chủng Mường, Mán, Tày, Thái, Chàm, Dao, Hmông, Êđê, Girai, Mèo, Nùng, Hoa, Khmer,…thuở xưa vậy-> ngôn ngữ/văn hoá/tập tục/tôn giáo cũng đa dạng theo… Bộ tộc Sakya di cư đến sống rải rác ở vùng Lumbidi vào thời TK VI TCN chắc nào đã có thể thuần gien cùng với những cư dân ở vùng đồng bằng no ấm(mắt tròn hai mí, mày nở,…) không? Đồng cùng đối chiếu thêm với những di tích như (H2), (H3), (H4)- những cổ tượng TK II, II phật giáo (vùng Gandhāra cận giáp bắc tây bắc Ấn Độ) – đều có khuôn mặt hao giống, ta nhận thấy thế nào về khuôn mặt, đôi mắt, mái tóc ấy so với (H1)? Từ đó ta dễ dàng suy ra…

Nghi vấn 2:  Râu tóc xồm xoàm, không giống như các tỳ-khưu Phật giáo phải cạo râu tóc?

Giải nghi:  Hãy cùng đối chứng thêm những di tích cổ từ TK II về trước . Thưở xưa, đầu tóc búi tròn cao, mang ý nghĩa thể hiện sự thông thái, tôn quý, bậc đại thượng trí, vị đạo hạnh bậc nhất,… Vì vậy cho nên một số vị đạo sư, các tu sĩ đương thời, các bậc học sĩ, các vị vương tôn, quan quyền,… đều có xu hướng đội tóc giả hoặc nón (mão/mũ) chóp/chỏm để thể hiện… Cũng có một số chi phái tôn giáo tư kiến bắt buộc tu sinh phải cạo sạch râu tóc lúc mới bắt đầu nhập môn tu học (cạo/nhổ sạch gốc rễ vô minhmàu đen của râu, tóc!) – thị tướng phân biệt tu/vô tu, trước/sau, cao/thấp – sau quá trình tu học được ấn chứng thọ ký thành đạo, sẽ được phép búi tóc cao và trở thành vị đạo sư tiếp kế…

Riêng Đạo Sư Cồ-đàm thì bất chấp thân tướng, diện mạo, trang phục, đầu tóc phải như thế này thế nọ mới gọi là tu, là đạo hạnh, là trí tuệ, là vị Đạo Sư hay Bậc Thượng Tôn hình thức… Ngài cho rằng tất cả những hình thức tôn tạo bề ngoài kia, thảy đều là ngũ uẩn trần xí, tứ tướng ngã/nhân/chúng sinh/thọ giả hư vọng, là pháp hữu vi vô thường/bất tịnh… Có gì đáng để sở hữu?

Screen Shot 2018-05-23 at 14.47.08.jpg
Screen Shot 2018-05-23 at 14.47.16.jpg
Screen Shot 2018-05-23 at 14.47.26.jpg

Từ những tư liệu khảo cổ trên cho thấy rằng trong đoàn thể tu học giác ngộ (Tăng-già Mâu-ni) thời đó hầu như mọi người (những tỳ-kheo/giác giả) đều để nguyên râu tóc, các giác giả chân chínhtâm vô tướng tu  không hề bận tâm với hình thức và dáng vẻ bề ngoài thể hiện tính phân biệt: tu/vô tu, hạnh/vô hạnh, hành/vô hành, giới/vô giới,… mất thời gian vô ích cho việc thường xuyên chỉnh trang đầu, tóc, râu, mặt, tay, chân, thân tướng, y trang thọ giả đúng như những gì trong nội dung 16 của Trung Giới đã nêu-> càng khiến thủ hữu tướng tu đặc dị, niệm niệm ngấm ngầm tăng khuếch tự ngã tướng …  -> sanh thân kiến tập đế khổ ngày thêm chồng chất mãi…niệm niệm tư lương/hệ phược thân/đầu tướng niệm, mâu thuẫn cơ bản pháp tu tứ niệm xứ mà đối tượng chánh niệm niệm xứ thân bất tịnh/thọ thị khổ/tâm vô thường/pháp vô ngã quán!… Do đó, nếu thủ chấp trước tướng hằn sâu lầm lẫn, giác kiến tư hành sai phạm cơ bản như vậy thì sao thoát khỏi Dukkha? Thuở xưa, có một số rất ít tu sinh từ nhiều chi phái của những tôn giáo khác nhau đến gia nhập cùng tăng-già mâu-ni để tu học giác ngộ, một số đã từng quen nếp sống ưa thích (Ái) búi cao tóc, hoặc cạo bỏ râu tóc hoặc bôi màu đầu/mặt/thân bởi tính đặc thù tôn giáo giáo điều trước tướng, niệm niệm thủ hữu trí tuệ thượng thừa  (búi tóc nhô cao), thường năng nhổ bỏ gốc rễ vô minh ví như màu đen kia của râu tóc hiện hữu (cạo trọc dầu)…hoặc không mặc y phục (loã thể) thủ hữu tướng thân trần tự tại…hoặc số khác khoát y trang màu sắc đặc dị thủ hữu tướng thượng nhân cao quý… Tập nhiễm tín ngưỡng giáo điều truyền thống cùng những định kiến cố hữu đã từng hằn sâu tận vào tâm khảm các tín đồ thời xưa, khiến họ chưa thể dễ dàng xả ly được ngay liền những tướng tu lập dị đã từng thọ nhiễm trước đó… Ví như trước thời nhà Thanh/Trung Quốc, truyền thống nam nhân đầu tóc để dài/y trang cổ rộng, sang thời nhà Thanh truyền thống nam nhân đầu cạo nhẵn chừa bím đuôi/y trang cổ hẹp, nếu tự trang đầu/thân ngược lại sẽ bị xem là Thân Minh/Phản Thanhbị chém đầu… Và tập quán/truyền thống kia đã từng hằn sâu vào ý thức hệ xã hội/cá nhân cộng sinh trong suốt quãng thời gian dài… Ngày nay, ra đường nếu thấy người như vậy thì mọi người sẽ gọi đó là dị nhân đúng không?… Thực tế hơn, ở Việt Nam ta vào khoảng thập niên 60 về trước bước ra đường thân mặc đồ ngắn/đầu đội nón bảo hiểm sẽ bị mọi người xem là người dị thường, ngược lại về sau này là bình thường… Và chính do những tập nhiễm tập tục thói quen tiếp dẫn (truyền thống) định hình tư tưởng hệ xã hội kích hoạt định kiến bảo thủ [Hiệu ứng quán tính sinh học sinh hình học tác ứng]…

Chánh tri kiến về tướng đầu/thân trong định kiến xã hộitôn giáo, chính trị, văn hoá nói chung và định kiến tướng tu trong việc tu học giác ngộ nói riêng, đối với đối tượng phàm phuhạng người sống buông lungkhó thể tự chủ thoát ra liền được, nhưng với nhóm người thiện trí/hiền trísống luôn tự chủ và tri kiến thì thấy rất rõ ràng và cũng rất dễ dàng giải thoát tư tưởng hệ cùng truyền thống/tập quán… Không giải thoát được tướng đầu/thân thời Minh sao thoát được sang thời Thanh, để được công nhận…gọi là người của nhà Thanh? Không giải thoát được tướng đầu/thân thời xưa sao thoát được sang thời nay gọi là người hiện đại? Tỉnh ngộ ra, tính đáo cuồng điên dại suốt bao niên đại cũng tại bởi lập dị tướng đầu/thân!.. Cũng vậy, nếu không tỉnh ngộ được tướng thân/đầu đều là pháp hữu vi bất tịnh vô thường, thì sao gọi là tu giác ngộ? Không giải thoát được tưởng tướng đầu/thân ô trọc, thì sao gọi là tu giải thoát? Sao gọi là tỳ-kheo/giác giả chân chính của Tăng-già Mâu-ni? Sao gọi là đệ tử của Đạo Sư Cồ-đàm? Đó là sự thật.

Trở lại vấn đề còn thủ chấp thân/đầu tướng khởi tu tu đối với những chúng sinh chưa được khai giác tri kiến, bởi họ chưa vượt qua được ái lực truyền thống/tập quán tín ngưỡng đã tập nhiễm hằn sâu, nên rất khó thể thấu quán chánh niệm hành thành hạnh giới… Thuở ấy, cùng với lòng từ bi rộng mở vô biên của Đạo Sư Cồ-đàm đối với tăng-già mâu-ni. Ngài luôn cảm thông thấu hiểu, sẵn sàng dang rộng vòng tay vô ngại đại bi đón nhận mọi tín chúng khắp muôn nơi mà không hề phân biệt tôn giáo, giai cấp, kẻ trước/người sau… Ngài luôn tận tâm tận tụy giáo hoá chúng sinh trên tinh thần bình đẳng, bất phân biệt, không cấm đoán, áp đặt mọi người phải miễn cưỡng tuân thủ, không tôn tạo huyễn hoặc, giáo điều giới luật hình thức, mà không hiểu rõ bản chất cốt lõi (Tâm/Tánh) của giáo pháp… Trong những nội dung Tiểu/Trung/Đại Giớiđã thể hiện quá ư là rõ ràng điều cơ bản này đúng không? Mặt khác,tínhcốt lõi/bao hàm (Tâm/Tánh) của giáo pháp giác ngộ là tâm vô trụ tướngNgã/Nhân/Chúng sinh/Thọ giả, tuệ tri đến tột cùng(bát-nhã ba-la-mật-đa)thật tướng chư pháp là vô tướng, kiến chư tướng phi tướng tức kiến Như Lai, Ly nhất thiết chư tướng tức danh Chư Phật,…thì đối với tướng mạo đầu/thân – báo nghiệp hiện mang này – thảy đều là pháp hữu vi thọ giả thì cớ sao phải trụ nhân: cạo/lột/quấn/đắp?..

Tính trọng yếu của giáo pháp giác ngộ luôn là tự chủ tự giác tự tha tự tại thì cớ sao phải trụ/cột mãi tướng đầu/thân?… Nhắc lại, tài sản của người Khất Sĩ chân chính chỉ duy nhất 3 y phấn tảo và một bình bát bằng vỏ gáo dừa không gì khác hơn, thì dao cạo, dầu bôi láng mang theo người để xử lý râu, tóc bề ngoài kia phân biệt tu/vô tu, hạnh/vô hạnh, hành/vô hành…có đúng như thế không? Cũng vậy, răn đe người phạm tội bằng cách cạo trọc đầu bôi vôi, đột lỗ, ấn/khắc/xăm dấu,…có chắc rằng sẽ khiến cho tội phạm ấy không còn phạm tội được chăng? Đầu hói có nói lên người trí tuệ không? Đầu trọc có lọc được trọc ô không?…

“Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng”

“Nhất thiết hữu vi pháp,

Như mộng, huyễn, bào, ảnh,

Như lộ diệc như điện,

Ưng tác như thị quán”

Trong Kinh Pháp Cú 264 liễu nghĩa rất rõ ràng:

Người vọng ngữ và phá giới, dù cạo tóc, đắp y cũng chưa phải là Sa-môn, huống còn chất đầy  tham dục, làm sao thành Sa-môn?”

Khôngphảiđầucạo nhẵn,     Thân tham dục đắp y

Miệng nói lời thêu dệt                  Sao gọi là Sa-môn?

Về ngữ nghĩa thân tướng đắp yphấn-tảo/cà-sa chúng ta đã từng hiểu rất rõ ở những phần trước rồi, tương tự tướng đầu búi tóc hoặc cạo nhẵn (cạo trọc) hoặc đội mũ/mão hóa trang dị biệt…như đã vừa phân tích, người tu học giác ngộ luôn cần phải hiểu đúng sự thật “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng” (Những gì còn có tướng thảy đều là vọng tưởng hư hoại).

Lời dạy của Tổ Đạt-ma:

Nếu thấy được rằng tâm mình là Phật, chẳng cần phải cạo bỏ râu tóc, đắp y, dù là tusĩ tại gia cũng vẫn là Phật. Nếu không thấy tánh, cạo bỏ râu tóc, đắp y vẫn là ngoại đạo” [Thiếu Thất Lục Môn Yếu Chỉ/Đệ lục môn Huyết mạch luận]

Lời dạy của Tổ Huệ Năng:

Này các thiện tri thức, nếu như muốn tu hành, tại gia cũng được, không cần phải ở chùa. Nếu như ở chùa mà không tu, thì có khác chi những người ở Tây phương mà tâm địa độc ác…” [Pháp Bảo Đàn Kinh, trích bản dịch cố HT.Thích Mãn Giác]

Nghi vấn 3:  Đeo bông tai, một loại trang sức, trái nghịch với giới luật tỳ-khưu?

Giải nghi:  Trong nội dung 16 chi phần Trung Giới đang phân tích là đối với các vị đạo sư, hàng thượng tôn đã thọ thí cung dưỡng của tín chúng vẫn còn dùng các đồ trang sức<->thọ dụng thêm tài vật(đồ trang sức). Trong giới luật tỳ-khưu là tam y nhất bình/bất nhiễm thế tục Nhìn lại H1 thấy tai đeo bông: Một là vẽ thêm (tượng ngữ hoa diệu âm thanh nhĩ); Hai là tài sản có trước (kỷ vật gia bảo), khác với tài sản thọ nhận về sau của tín chúng, tuy nhiên trạch cứu về trình độ mỹ thuật TK I TCN thì bông đeo tai kia là không thật. Có chăng đó chính là tượng ngữ nhặt cánh hoa rơi kết cùng cọng cỏ dại khô giữa rừng mê kia, đồng khế giải giáo nghĩa VănNghe họcTư duyTuChỉnh sửa  hay Nhĩ thức thọ pháp hoa/Giải nhĩ tặc phạm ác giới. Đồng thời, hoa tai tròn nhỏKý ngữ tinh hoa diệu âm miền tĩnh lặngmang ngữ nghĩa người trí giả trầm lặng/khiêm cung (Mâu-ni) là người luôn lắng nghe muôn loài kể cả cỏ cây hoa lá kia và luôn thấu hiểu…

Screen Shot 2018-05-23 at 14.50.44.jpg

Nghi vấn 4:  Trong kinh điển, mặc dù có đề cập đến Ngài Phú Lâu Na, nhưng không thấy nói Ngài có tài hội họa, vẽ chân dung?

Giải nghi: Ngay cả nội dung Kinh Kim Cang, chúng ta đều biết có lúc ghi là này Xá-lợi-phấtTrí tuệ đệ nhất, có lúc ghi là này Tu-bồ-đềGiải Không đệ nhất. Tên nhân vật có quan trọng bằng ngữ nghĩa chánh pháp cần hiểu không? Ảnh do Phú-lâu-na hay do ai vẽ có quan trọng bằng sự thậtvề Đức Phật Cồ-đàm không? Hình ảnh kia do ai vẽ? Vẽ từ thời điểm nào? Vẽ như thế nào?  Vẽ bằng vật liệu gì? có quan trọng bằng sự thấy biết đúng, thấu hiểu đúng sự thậttrong Phật ngôn: “Ta là Phật đã thành và chúng sinh là Phật sẽ thành bình đẳng như nhauvàlý nghĩa bao hàm:“Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng”cùng tuệ tridần được minh bạch không?…

Nghi vấn 5: Ấn Độ vào thời đức Phật chưa chế ra giấy để viết hay vẽ?

Giải nghi:  Vật liệu dùng để ghi chép, vẽ hình thuở xưa sử dụng là da, lá bối (thiếp gỗ ghép), sau cùng là giấy. Điều mà chúng ta cần tri kiến rộng hơn, cũng có thể H1 là do người đời sau tiếp nối vẽ lại từ ảnh gốc đã kinh

trải qua bao nhiêu thế hệ lưu truyền, những vật chất tạo hình kia đều là hợp tướng hữu vi (vô ngã tướng) gồm: da/gỗ/giấy/mực/bút/người vẽ, tất cả đều tuân theo luật vô thường là hư hoại mục nát theo thời gian là hiển nhiên. Điều quý giá nhất mà chúng ta cần phải biết đó là sự thật luôn phải là sự thậtvà cùng nhau bảo vệ sự thật

Nghi vấn 6: Vào thời Đức Phật cho đến khoảng 500 năm sau khi Ngài nhập diệt, người Ấn Độ không có truyền thống vẽ hay tạc tượng các vị đạo sư. Để tưởng nhớ hay để tôn kính Ngài, họ chỉ nắn, tạc hoặc khắc vào đá hình bánh xe Pháp hoặc hình cây và lá bồ đề. Đến khi đoàn quân Hy Lạp xâm lăng và định cư tại miền Tây Ấn, nghệ thuật tạc hình của Hy Lạp mới được truyền vào Ấn Độ, và từ đó, có hình tượng đức Phật.

Giải nghi:  Chỉ mỗi một di ảnh giúp nói lên sự thậtgiúp mọi người cùng tỉnh thức trên con đường tu học, cùng nhận ra sự thật thời mạt pháp rẫy đầy sắc tướng ngụy tôn ngụy tạo, mê hoặc biết bao chúng sinh vô tội… Với bậc đạo sư thuyết pháp đệ nhất Phú-lâu-na đồng thời đã đắc chứng A-la-hán dễ dàng nhìn ra kiếp nạn thời mạt pháp, cần phải giúp đời sau sáng tỏ vượt qua…cũng vậy sau khi Phật vừa nhập Niết-bàn giữa Phú-lâu-na và Ma-ha-ca-diếp từng bất đồng về việc linh động (khế cơ) trong cách tu khổ hạnh tương đối/tuyệt đối đối với những tu sinh mới nhập môn – giới hòa đồng tu – trong tăng-già mâu-ni thời ấy, thì việc khế truyền mỗi một di ảnh đồng giúp nói lên sự thậtcũng là ý nghĩa vậy…

Nghi vấn 7: Tìm tòi trên mạng về các cổ vật Phật giáo trưng bày tại các viện bảo tàng Anh quốc, chưa bao giờ tìm thấy hình vẽ này, cũng chưa bao giờ tìm thấy một hình vẽ nào của đức Phật – trên giấy hay trên vải – trong thời kỳ cổ xưa đó tại Ấn Độ.

Giải nghi:  Đối với mỗi một di ảnh quý hiếm và vô cùng nhạy cảm, dễ gây hiệu ứng phấn kích đám đông sùng tín – tâm trí lập trình bảo lưu hằng hữu – do bất đồng chánh kiến… Tương tự như những di tích khai quật về Chúa Giê-su cũng vậy, mà tính tồn tại và phát triển tôn giáo trong cộng đồng phật giáo/thiên chúa giáo, tâm trí bảo tồn (tâm bảo) hằng hữu (định kiến kiên cố)/tận tâm khảm luôn gắn liền với bao truyền thuyết tôn sùng tín/kính ngưỡng tính siêu nhiên/siêu nhân xuyên suốt hàng ngàn năm và ngày càng rộng lớn khắp thế giới. Vì vậy, bảo tàng Luân-đôn/Anh có nên duy trì trưng bày công khai những di ảnh vô cùng nhạy cảm dị ứng tín ngưỡng truyền thống như đã nêu hay không?

Mặt khác, chúng ta có tìm thấy sự phản hồi nào của bảo tàng Luân-đôn/Anh đính chính rằng di ảnh (H1) trên là chưa hề tồn tại ở đó chăng?…

Điểm lại vào thời kỳ trước và sau khi Đức Phật ra đời (đản sinh), bộ tộc SākyaThích-ca định cư nhiều nhất ở vùng GandhāraCàn-đà-la, rải rác ở LumbiniLâm-tỳ-ni sát biên giới Ấn-Tạng (xem lại bản đồ cổ ở mục đầu), Đạo Sư Cồ-đàm được sinh ra từ nơi đó, chân đất kinh hành (bộ hành niệm xứ/không dùng xe cộ), tự hành đối diện với mọi hiểm nguy, gian khó lặn lội xuyên núi rừng/vượt sông suối…trải qua suốt 49 năm khất thực/độ sanh không ngoài các nơi (quốc độ) gần vùng Bắc-Tây-Bắc Ấn Độ…luôn là người trí giả thầm lặng khiêm cung (mâu-ni) độ sanh vô ngã/tướng, tóc để dài không trau chuốt, y phấn-tảo/cà-sa, sắc diện bình thường bình dị bình đẳng như bao người bình thường (chúng sinh) khác, không cố tình tạo dáng vẻ bề ngoài dị biệt để người khác nhận ra Ngài, luôn thường nhắc nhở: Thấy Pháp[-> Chánh/Tánh giáo pháp/Chư Pháp]tức thấy Như Lai[->Chư tướng Phi Tướng]… Mặt khác, ở ngoài vùng Phật thuyết pháp/vùng cách xa bắc-tây-bắc Ấn Độ thì tìm đâu ảnh vẽ thứ 2, ngoài mỗi một ảnh vẽ(khế giáo giải nghi hậu lai mạt kỳ)của ngài Phú-lâu-na thuở ấy? Tìm đâu những di tích của nhân vật lịch sử – Đạo Sư Sĩ-đạt-ta Cồ-đàm – xuất xứ từ bắc-tây-bắc Ấn Độ ngoài vùng bắc-tây-bắc Ấn Độ với độ chuẩn xác hơn? Ví như tìm đâu di tích của nhân vật lịch sử Hai Bà Trưng xuất thân từ miền bắc Việt Nam với độ chuẩn xác hơn ngoài vùng Mê Linh thuộc bắc Việt Nam?…

Screen Shot 2018-05-23 at 14.51.46.jpg

Hits: 66

Trả lời