Đạo Phật Với Con Người


MỤC LỤC

Lời tựa
Lời đầu sách

PHẦN THỨ NHẤT

Khái niệm về con người 
I Danh nghĩa con người :
Con ngườimột sinh vật
Con người thuộc về loài động vật
Con người là loài động vật cao hơn cả
II Sự cấu tạo con người

Quan niệm về nhất thần
Quan niệm về tiến hóa
 Quan niệm về nhân duyên sinh
III Đặc tính con người

Tư tưởng linh lợi
Năng lực dồi dào
Hành động quả cảm
IV Giá trị con người

Giá trị hơn muôn loài
Giá trị trong xã hội loài người
Giá trị trong sự tiến hóa
PHẦN THỨ HAI

Phương pháp làm người
I Rèn luyện thân tâm:
A Rèn luyện về tâm trí:
Biết định tâm
Biết nhẫn nhục
Biết học hỏi
Biết suy nghiệm
Biết lập nghiệp
Biết vụ thực, thường xuyêntrung đạo
Biết nhân quả
Biết tri túc
Biết sửa đổi
Biết trong sạch
Biết đạo từ bi bình đẳng
Biết trao dồi trí tuệ
Biết tinh tiến
B Rèn luyện về thân thể
Cần biết vận động
Biết cách hô hấp
Cần biết cách ăn uống
Cần biết ngủ nghỉ điều hòa
Cần tắm giặt sạch sẽ
Cần được nơi ở
Nên suy nghĩ và làm việc điều độ

II Hiểu biết nghĩa vụ
Nghĩa vụ cha mẹ đối với con cái
con cái đối với cha mẹ
người chồng đối với người vợ
người vợ đối với người chồng
thầy giáo đối với học trò
học trò đối với thầy giáo
anh em, họ hàng đối với nhau
bạn bè đối với nhau
chủ nhân và tôi tớ đối với nhau
công dân đối với quốc gia
con người đối với xã hội
con người đối với tín ngưỡng
III Cứu cánh giải thoát

Hiểu biết lý vô thường
Hiểu biếtvô ngã
Thực hành Giới, Định, Tuệ
A Thực hành Giới học
B Thực hành Định học
C Thực hành Tuệ học
D Thực chứng sự, lý giải thoát .



LỜI TỰA

… Nhìn sâu vào thảm trạng của nhân loại, nếu ai là người còn có chút lương tâm, tất nhiên không khỏi bùi ngùi, cảm động. Đã có sự cảm động, hẳn là phải được phát hiện ra bằng công việc làm “cho vui, cứu khổ”, tùy theo hoàn cảnhnăng lực của mình.

Kinh Hoa Nghiêm nói: “Dùng sức lực của trí tuệ, thuận theo tâm tính của chúng sinhcon người – mà làm việc lợi ích” – việc lợi ích thực tế cho con người thời nay bằng cơm ăn, áo mặc rất cần, nhưng chưa hẳn là đầy đủ. Muốn đầy đủ không chi bằng đem chân lý áp dụng vào phương pháp rèn luyện con người, khiến cho con người an định được thân tâm, hiểu rõ được đặc tính, giá trị của con người, nhận chân sự tương quan, tương duyên giữa con người với con người, giữa con người với muôn sự, muôn vật và, biết làm trọn nghiã vụ của con người, mới có thể đem lại hạnh phúc chân thật và hoà bình vĩnh viễn được. – Vì, chân lý không hiểu biết, tâm địa không an hoà, mong gì thiên hạ hòa bình, nhân dân an lạc?

Đại đức Tâm – Châu có lẽ đã hiểu thấu tâm Bi – Nguyện rộng lớn của chư Phật, nhận rõ chân lý của đạo giáo, hiểu biết nghiã vụ mình và rung cảm trước sự đau khổ của chúng sinh, nên mới soạn ra cuốn “ĐẠO PHẬT VỚI CON NGƯỜI” này?

ĐẠO PHẬT VỚI CON NGƯỜI, nếu đem so sánh với biển Pháp mênh mông của Phật Giáo, nó mới chỉ là một giọt nước rất nhỏ; nếu đem so sánh với những áng văn chương tuyệt diệu thì chắc chắn nó chưa có vinh dự. Nhưng với tấm lòng HOẰNG PHÁP LỢI SINH, với sự cố gắng của bổn phận và sự khéo léo xếp đặt, diễn tả khiến hợp với sự lợi ích thiết thực của con người, thời kể cũng đáng được tán thán công đức.

Tôi thành thật ghi đây lời “tuỳ hỷ”.

Viết tại cố đô Thăng Long, Phật lịch 2497 ( 1953 ) 
GIÁM LUẬT 
Giáo hội Phật Giáo Ninh Bình 
Hòa thượng THÍCH THANH THIỆU 

 
LỜI ĐẦU SÁCH

Các bạn thân mến,

Trước khi đặt bút soạn cuốn sách này, tâm tôi hồi hộp, óc tôi rộn ràng, đem lại nhiều nổi thắc mắc muốn được giải quyết, nếu đặt tôi vào địa vị khách quan: “Con người là con người, là tiếng gọi thông thường của xã hội loài người, có chi khó khăn mà phải tìm hiểu? Trong chiến cục hiện tại, con ngườiích lợi gì nếu đặt để con người vào phạm vi đạo phật, vì con ngườiđộng vật ưa hoạt động, mà đạo Phật lại ưa tĩnh mịch?”

Nhưng, hồi lâu những nổi thắc mắc ấy bị tiêu tan và đem lại cho tôi một giải pháp ổn định, quyết tín bởi ánh sáng của chân lý, cùng những nguồn tư tưởng của các bậc danh nhân. GOBLOT nói: “Một thực sự coi như đã được giảng giải, khi nào người ta biết rõ được định luật chi phối thực sự ấy”. Vâng, thực sự phải thế, tất nhiên con người cũng phải thế, có đâu giản dị hóa như người ta tưởng tượng. Và?chắc chắn nó phải là một vấn đề quan trọng, nên ông ROOSEVELT mới nói: “… Ông ấy đã hơn là một nhà Bác học, vì ông ấy đã là một người với tất cả ý nghĩa của nó”. Đức Phật dạy: ” Con người là hơn cả… Hết thảy kết quả giác ngộ đều được bởi thân con người ”.

Và, ngay như bà Hội trưởng hội ái hữu Phật giáo Pháp cũng nhận : “Người theo đạo Phật là người đang tiến bước trên đường thanh tịnh hoàn toàn…” Như thế, con người đâu phải bị ngạt thở, bị thoái hóa, nếu con người đứng trong đạo Phật. Hơn nữa, theo lời Bác sĩ Migô tuyên bố : “Chiến tranh đã gây bao đau đớn cho nhân loại và còn gieo ở ngay đấy mầm mống của những ác chiến tương lai”, thì càng chứng tỏ sự cần thiết của đạo Phật đối với vấn đề giải cứu con người, giải cứu bằng phương pháp làm cho con người hiểu biết địa vị, giá trị mình hơn hết, khiến cho con người biết tôn trọng sự sống, quyền sống của con người trên nền tảng hòa bình. “Hòa bình chỉ có thể bảo vệ bằng tinh thần Từ bi, Hỷ xả của đạo Phật”.

“Là Phật tử phải nghiêng tai bên những trái tim hấp hối. Phải đặt bàn tay thân ái vào những vết thương rỉ lệ, rỉ máu của loài người; phải dừng chân bên cạnh tiếng kêu van của những linh hồn u uất trong tha ma. Trước những cảnh tượng điêu tàn, tang tóc, trước những khổ ải bi đát, não nùng mặc dầu là tiếng rên rỉ của con vật bé nhỏ trong đêm khuya, người Phật tử phải đem đến bàn tay an ủi, mà dòng máu trong gân là máu của Như Lai, máu của đạo Từ bi, bình đẳng”. Bởi những lẽ ấy, hòa theo tiếng gọi thiêng liêng của nghĩa vụ, đã là duyên khởi cho cuốn ĐẠO PHẬT VỚI CON NGƯỜI ra đời, mong góp một phần rất nhỏ vào lòng thương rộng lớn.

ĐẠO PHẬT VỚI CON NGƯỜI, đem lại sự hiểu biết chính đáng về danh nghĩa, sự cấu tạo cùng đặc tínhgiá trị con người, làm cho con người trực nhận chân nghĩa để xứng đáng là chủ nhân ông, là trung tâm điểm của xã hội loài người.

ĐẠO PHẬT VỚI CON NGƯỜI, hướng dẫn con người biết cải tạo đời mình bằng phương pháp rèn luyện tâm trí, thân thể, và hiểu biết nghĩa vụ mình đối với gia đình, quốc gia, xã hội, hầu đáp lại cho con người một kết quả là biết sống trong đời sống an lạchạnh phúc.

ĐẠO PHẬT VỚI CON NGƯỜI, cống hiến con người một phương châm giải thoát chân thật, đem lại sự ích lợi cho mình, cho người và kiến tạo một nền tảng hòa bình vĩnh viễn trên sự đổ vỡ tang thương của xã hội.

Paul Adam viết:

“Bao kẻ đi tìm trong quá khứ
“Vạn pháp huyền vi của cuộc đời
“Bao kẻ tìm trong ngày sẽ lại, 
“Cành hoa chớm nở đượm mầu tươi, 
“Nhưng, ngươi nên hãy hóa lòng ngươi, 
“Thành đỉnh trầm trong cảnh lặng thôi”. 
Nhìn ngày đã qua, ngó ngày sẽ lại, nắm lấy ngày nay, thì con người cũng chỉ thấy mình là con người. Con người đứng trong khoảng giữa của vũ trụ vô thủy, vô chung và, con người cũng đều bị thất vọng trong mơ ước, trong định luật vô thường, nếu con người không biết tìm nơi con người.

Kinh PHÁP CÚ THÍ DỤ nói : “Chiến thắng một vạn quân không bằng tự thắng mình. Tự thắng mình là chiến công oanh liệt nhất”.

Đời là cuộc chiến đấu không ngừng. Chiến đấu cho bản ngã nhỏ nhen, chiến đấu cho dục vọng ích kỷ và, do đó nó đã đem lại cho con người bao kinh nghiệm trong thất bại đau đớn… vì, con người không tự thắng được mình một cách hoàn toàn.

Nếu các bạn muốn thưởng thức chút hương thơm trong sạch sẳn có nơi các bạn . Nếu các bạn muốn chiến đấu cho chân lý, cho đạo đức, cho lẻ sống thanh cao, cho hiểu biết vô thượng thì cuốn sách nhỏ này cũng sẽ là một nén hương trầm, một cơ khí nhỏ, trợ lực phần nào cho các bạn đạt tới sự mong muốn chân chính và mỹ mãn.

Với nhu cầu cần thiết cho tinh thần, với sứ mạng cao cả của đạo Phật, tôi không ngần ngại tài ba kém cỏi, hoàn cảnh khói lửa và thời gian ngắn ngủi trong một tháng trời nồng nực của tiết cuối Hạ đầu Thu, soạn ra cuốn sách này. Và, bởi những điều kiện trên, tôi tin chắc rằng nó không sao tránh khỏi nhiều khuyết điểm đáng tiếc. Tôi thành thực trông mong các bậc cao minh hỷ xả và chỉ giáo. Mong các bạn vui vẻ nhận nơi đây tấm lòng thành thực và thân ái của tôi.

Viết tại Hà Nội, đầu Thu năm Quí tỵ (1953) 

THÍCH TÂM CHÂU

Source: thuvienhoasen



Nguồn :
Source link

Hits: 19

Trả lời