Nếu được lựa chọn, Bạn muốn trở thành vị vua như thế nào?


Tâm giống như một vị vua trị vì một vương quốc, được gọi là Tâm vương. Mỗi khi vị Vua-tâm quyết định điều gì, tham muốn liền vận hành ngay tức khắc và cuốn theo sự sai bảo của nó. Chúng ta chỉ là nô lệ của vị Vua này, vì thực chất tâm là chủ thể quyết định mọi điều. 

Thân và Tâm vốn không tách rời nhau mà chúng nương tựa, tương tác, hỗ trợ cho nhau. Một cách tương đối, tổ hợp thân tâm có thể được cho là tồn tại ở cả ba cấp độ: thô lậu, vi tế và rất vi tế.
CẤP ĐỘ THÔ LẬU
Thân thô lậu là thân bằng đất, nước, gió, lửa như máu, thịt, da, xương, ngũ quan,… Tương ứng với đó là tâm thô lậu ở mức độ nhận thức của năm giác quan mang tính thô lậu, hạn chế về sự vật hiện tượng.

 


Hình minh họa thân vi tế

 

CẤP ĐỘ VI TẾ
Ở cấp độ vi tế, thân vi tế chính là thân Kim cương bao gồm các kinh mạch, khí năng lượng và các giọt tinh chất (hay còn gọi là minh điểm) tồn tại ở trong các kinh mạch. Sau khi đã thành thục thực hành nhuần nhuyễn nền tảng Phật pháp, các pháp tu mở đầu, tịnh hóa và tích lũy công đức ở giai đoạn Phát triển, đến giai đoạn Thành tựu là giai đoạn mà hành giả mới được phép thụ nhận các mật pháp, mới được tìm hiểu thêm và thực hành trên thân vi tế hay thân Kim cương.
Tương ứng với thân vi tế là tâm vi tế. Tâm vi tế gồm có hai khía cạnh nhị nguyên: phiền nãothanh tịnh. Do vô minh chấp ngã nên tâm thức chúng ta từ vô thủy đến nay bị nhiễm ô phiền não che mờ. Có sáu loại phiền não căn bản là tham, sân, si, mạn, nghità kiến. Nhưng rộng ra thì có tổng cộng tám mươi loại tâm sở phiền não.

 

 

Tám mươi tâm sở này đều là quân tướng và thần dân của một vị vua – đó là Tâm vương. Song, Tâm vương lại hòa đồng theo sự vận hành của vô minh chấp ngã và nương theo đó. Vì thế, Tâm vương giống như một vị vua trị vì mọi xúc tình bên trong chúng ta, nó chỉ huy chúng ta đưa ra những nhận định, đánh giá và hành xử một cách ngu ngốc, còn chúng ta thì cứ răm rắp tuân theo. Và cứ như vậy chúng ta tạo nên thế giới quan của riêng mình. Tâm tạo nên tất cả: nó đánh giá “tốt” hay “xấu”, bảo rằng điều này “đáng tiếc”, thốt lên “tôi xin lỗi”, “tôi hài lòng”, “thật tuyệt vời”… Nó tạo ra đủ các cảm giác, mọi xúc tình ham muốn, tham luyến và theo đó, nó khiến chúng ta đôi khi muốn khóc, đôi lúc lại muốn cười, có lúc muốn cất lên tiếng hát hoặc muốn chìm trong giấc ngủ… Nếu bạn quán chiếu sâu hơn, để ý hơn bình thường đến sự phát khởi và vận hành của xúc tình phiền não, bạn sẽ nhận thấy chúng đều nảy sinh từ tham muốn.

 

 

Điều này rất rõ ràng. Lúc nào cũng vậy: “tôi muốn điều này/ tôi không muốn điều kia”, “tôi không muốn việc này xảy ra/ tôi muốn việc kia diễn ra”. Luôn luôn có một hố sâu ngăn cách giữa hai thái cực, giữa cái chúng ta muốn được và cái chúng ta không mong muốn. Một hố sâu khiến chúng ta điên đảo: chúng ta tạo nên cả một thế giới quan từ sự khác biệt này, đó chính là thế giới của riêng chúng ta. Chẳng ai khác có thể thực sự thâm nhập được vào diễn biến kịch bản nội tâm của chúng ta. Chủ đề chính của kịch bản này luôn xoay quanh “tôi muốn/ tôi không muốn” và đây thực sự là mối bận tâm lớn nhất của cả cuộc đời ta. Muốn và không muốn đều là những phạm trù bao hàm tham muốn.
Như vậy rõ ràng tham muốn là năng lực chính của tâm chúng ta: nó giống như động cơ chính của cả một cỗ máy, kéo theo mọi thăng trầm. Mỗi khi vị Vua-tâm quyết định điều gì, tham muốn liền vận hành ngay tức khắc và cuốn theo sự sai bảo của nó. Chúng ta chỉ là nô lệ của vị Vua này, vì thực chất tâm là chủ thể quyết định mọi điều. Thế nhưng trong một vương quốc, nếu vị Vua trị vì là người tốt, toàn thể con dân có thể tuân theo và hưởng lợi từ mọi quyết định của Vua, còn nếu vị Vua không phải là bậc minh quân, nếu Vua chẳng biết mình đang làm gì và mình phải làm gì thì thần dân sẽ phải tự xoay sở để có thể tồn tại được. Tôi cho rằng tâm của chúng ta nằm trong nhóm thứ hai. Sai lầm lớn nhất của chúng ta là tuân theo vị Vua này trong mọi quyết định từ vô thủy tới nay. 

 

 

TÂM VI TẾ
Cấp độ thứ ba của Tổ hợp Thân – Tâm là Thân – Tâm rất vi tế, là Tịnh quang bất khả phân với Thân rất vi tế. Đây là phần quan trọng nhất và vi tế nhất mà mọi hữu tình đều có.  Ở cấp độ này, tính nhị nguyên giữa thân và tâm không còn nữa. Đây là khi giọt bất hoại hay còn gọi là tâm năng lượng bất khả phân với quang minh, là thực tại vi tế nhất, căn bản nhất của một chúng sinh vượt qua sự nhị nguyên về thân và tâm. Nó bao gồm năng lượng tinh xảo nhất, nhạy bén nhất, sống động và trí tuệ trong vũ trụ. Tổ hợp này vượt qua mọi mô hình bản năng tham, sân, si; vượt qua tất cả nhị nguyên nên nó bất khả ngôn và bất khả tư nghì. Đó chính là Phật tính hay là Pháp thân của hết thảy chư Phật.

Trích từ ấn phầm BARDO – BÍ MẬT NGHỆ THUẬT SINH TỬ, Drukpa Việt Nam biên dịch và phát hành, 2014





Nguồn : Source link

Hits: 30

Trả lời