Thangka – Bản đồ tu tập dẫn đến giác ngộ


Thangka là gì ?

 

Thangka chỉ có duy nhất trong Phật giáo Kim Cương thừa. Đó là một bức họa hay một bức tranh thêu được làm từ vải lanh, vải bông hay lụa có thể tiện mang đi lại được; những bức họa này, thường được treo trong tự viện hay bàn thờ của một gia đình và được các vị lama mang theo trong các lễ hội. Các khoáng chất khác nhau tạo màu nền cho vải và nguyên liệu từ thực vật tạo màu cho bóng của hình vẽ. Các bức Thangka có thể họa chân dung đức Phật hay các Bậc Thượng sư, hoặc những sự kiện trong cuộc đời của các Ngài. Thangka luôn có hình chữ nhật; những Thangka hình vuông thường vẽ Mandala. Các bức Thangka được phân loại dựa vào màu nền và có vai trò như là những vật phụ trợ và nhấn mạnh đến thiền định.

 

(Thangka A Di Đà lớn nhất vùng Himalaya trong Đại Pháp hội Naropa 2016)

 

Thangka là phương tiện hỗ trợ trực quan

 

Hội họa Thangka được thể hiện dưới dạng gothang (tranh thêu, đính, hoặc dệt bằng lụa) và trithang (tranh vẽ). Chủ đề hội họa Thangka thường là chư Phật, Bản tôn trong tư thế thiền định, các Bậc thượng sư, thánh chúng,Mandala… Điểm quan trọng trong thực hành tu tập Kim cương thừa là quán tưởng, và do đó những hình tượng nghệ thuật Thangka là phương tiện hỗ trợ trực quan cho con đường tu tập đến giác ngộ. Người xem cần nghiên cứu Thangka cho đến khi trở nên quen thuộc với từng chi tiết. Tuy nhiên, không phải hình ảnh của các vị Bản tôn trên Thangka mà hình mẫu vị Bản tôn do hành giả quán tưởng trong tâm – một hình mẫu sống động ba chiều – mới là đối tượng của thiền định. Hình ảnh trực quan phức tạp trong các bức vẽ Thangka được sử dụng như một “bản đồ tu tập” để hành giả có thể đọc và làm quen với các trạng thái tích cực của tâm ở các mức độ nhận thức vi tế.

 

(Thongdrol Phật Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn tại Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên)

 

Họa sĩ vẽ tranh Thangka thường khởi đầu tranh bằng việc vẽ chủng tử tự của vị Bản tôn. Trong quá trình sáng tạo, các họa sĩ thiền quán về vị Bản tôn để có được những mối liên hệ ý nghĩa và hình ảnh sâu sắc với đối tượng vẽ. Tiếp đến họa sĩ vẽ bầu trời, tượng trưng cho việc các sắc tướng xuất hiện từ bầu trời tính không… Họa tiết cuối cùng là điểm nhãn (vẽ đồng tử) giúp tạo thần sắc sinh động cho tác phẩm.

 

Thangka luôn có một mẫu thiết kế chuẩn bao gồm những phần sau:

 

1) Đây được coi là cánh cửa, phần gốc rễ hay đôi khi là nguồn gốc. Hình chữ nhật tượng trưng cho biển tính và con đường đạt đến giác ngộ.

2) Phần khung vải phía trên và phía dưới phần “cửa” tượng trưng cho thập địa của sự thành tựu nội chứng thanh tịnh và đại giác ngộ. Ngoài ra, còn tượng trưng cho con đường dẫn đến giác ngộ và yếu tố địa đại.

3 và 4) Phần khung vải bên trái và bên phải tượng trưng cho Phật giáo Kim cương thừa cũng như trình độ chứng đạt trí tuệ và tâm linh cao hơn của một hành giả (3) hay một bậc Thượng sư (4).

5) Phần khung vải nằm ngang phía trên cùng tượng trưng cho cảnh giới chư thiên, nơi chúng sinh khi hết phúc báo sẽ bị rớt xuống những cõi thấp hơn.

6) Phần khung bên trong bao xung quanh các hình ảnh họa tiết chính có màu cầu vồng đỏ và vàng tượng trưng cho vầng hào quang phát ra từ vị Bản tôn.

7) Phủ ngoài bức thangka là một lớp vải để bảo vệ bức thangka khỏi những cái nhìn của những người ngoại đạo và tránh môi trường ô nhiễm như khói bụi. Thông thường lớp vải này được cuộn lên tượng trưng cho lọng báu che chở cho chúng sinh khỏi đau khổ và phiền não.

8) Hai dải lụa tượng trưng cho tràng phan chiến thắng, thường được làm nặng thêm bằng cát (7) để tránh cho bức thangka khỏi xê dịch và do đó luôn giữ bức thangka được phẳng.

9) Tay cầm – thường làm bằng vàng, bạc hay ngà voi – là những đồ trang trí. Chúng được nối bằng một thanh ngang để giữ bức thangka không bị nhàu nát.

 

Theo truyền thống Kim Cương thừa, việc kiến tạo ra một bức Thangka là một nghệ thuật hình ảnh thường bao gồm các nghi lễ và thực hành thiền định.Quá trình tạo nên này có thể mất nhiều năm. Những bức thangka là hàng loạt sự sáng tạo của tinh thần, của mắt, của tay, và của niềm cảm hứng vô ngã vị tha đến từ những thiện hạnh giác ngộ. Di sản thangka không những chỉ tạo niềm hỷ lạc cho người xem mà còn tạo niềm cảm hứng tâm linh giác ngộ và sự gia trì linh thiêng từ những hành giả đang trải nghiệm sự nội chứng tâm linh, đánh dấu trí tuệ nghệ thuật Mật thừa, mở ra những hình ảnh và sự chuyển hóa vô hạn của đời sống.

 

 





Nguồn : Source link

Hits: 34

Trả lời