Hành giả cần phụng sự xã hội thực sự chứ không chỉ cầu nguyện và thiền định


Nếu những hành giả tâm linh cứ lừa dối mọi người thì mọi người có thể mất niềm tin vào các bậc Thầy chân chính. Việc này sẽ làm tổn hại đến hoạt động công hạnh của các Ngài. Khi không còn nơi để thực hành công hạnh trên thế giới này, các bậc Thầy tâm linh đã thành tựu năng lực tự do lựa chọn sinh tử dạy rằng các Ngài sẽ nhập Niết bàn. Đến lúc đó chúng ta giống như bầy trẻ mồ côi không còn người chỉ cho con đường đạo đúng đắn. Ai trong chúng ta cũng đều biết trên thế gian không hề có an vui thực sự mà chỉ có khổ đau, song thay vì tu học để được hạnh phúc an vui từ tâm, chúng ta lại dành cả đời để mưu cầu hạnh phúc hư vọng.
Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, trẻ em và ngoài trời

Vậy chúng ta tìm cầu hạnh phúc trong tâm như thế nào? Điều này chỉ có thể thực hiện bằng việc đi theo con đường tâm linh dưới sự hướng đạo của một bậc Thầy tâm linh thực sự. Vì thế, việc các hành giả và các bậc Thầy tâm linh chân chính không còn tại thế sẽ là một mất mát tổn thất to lớn cho toàn thế giới. Khi nói đến con đường tâm linh ở đây, tôi đang nói đến Đạo Phật. Nghiên cứu cho thấy các tôn giáo khác cũng có quan điểm, hành vi và phương pháp thực hành thiền đem lại lợi ích cho xã hội. Chừng nào chúng sinh không bị tổn hại mà lại được lợi ích thì tôi thấy các tôn giáo không mấy khác biệt. Thật khó đạt được sự hài hòa về đức tin giưa các tôn giáo nếu chỉ giữ quan điểm cứng nhắc. Nhìn vào lịch sử chúng ta đều thấy những khác biệt quan điểm đã không đem lại nhiều lợi ích.
Trong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang cười, ngoài trời

Những khác biệt về quan điểm tồn tại ngay giữa các Phật tử chứ chưa nói đến quan điểm khác biệt giữa những người theo Đạo Phật và các tôn giáo khác. Vì thế tôi luôn chia sẻ rằng cuộc sống sẽ thuận lợi hơn nếu chúng ta giữ quan điểm của bản thân là nội dung thực hành bí mật, việc thiền là thực hành bên trong và hoạt động là thực hành bên ngoài. Đạo Phật dạy chúng ta không làm tổn hại đến chúng sinh, và trong đạo Thiên Chúa hay đạo Hindu cũng có nhiều người hiến dâng cả đời mình để chăm sóc cho người nghèo, người đau ốm và những người tàn tật không còn nơi nương tựa. Khi thấy những công hạnh diệu kỳ của họ, tôi rất hoan hỷ và cầu nguyện những người thực hành thiện nguyện đó được trường thọ, mạnh khỏe và thịnh vượng.

Là Phật tử, chúng ta thường tìm chỗ an tĩnh để tu tập thực hành, thiền định cầu nguyện vì lợi ích của khắp thảy chúng sinh. Dĩ nhiên việc thực hành này đem lại lợi ích. Nhưng để phù hợp với thời đại, tôi thỉnh cầu các Phật tử học cách đóng góp thực tế bằng bất cứ việc gì bạn có thể làm để hỗ trợ cung cấp lương thực, thuốc men, quần áo, chỗ ở và giáo dục cho người nghèo khó, hoặc chỉ đơn giản như giúp đỡ cứu trợ các động vật bị bỏ hoang.

(Trích ấn phẩm “Tự Truyện Pháp Ký” – Tác giả: Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa)





Nguồn : Source link

Hits: 30

Trả lời