Trả lời 1 loạt các câu hỏi trong 1 comment mang nhiều tính cà khịa trên fb của tui

Thứ 1 , t chỉ trả lời dưới tư cách là 1 cá nhân , 1 người thich tìm tòi chân lý ( ở góc độ chính là 1 cư sĩ Phật giáo , không phải tu sĩ ) .. Kiến thức còn hạn hẹp và bập bõm nên chỉ mang tính chất tham khảo , trao đổi và chia sẻ quan điểm.

Có lẽ dưới phần trích dẫn cũng là vấn đề của rất nhiều người thắc mắc kể cả người đã và đang theo 1 tôn giáo , hoặc người theo chủ nghĩa vô thần , không tin có kiếp sau , không tin vào nhân quả và luân hồi. Viết dưới dạng văn nói , và văn viết ( không dựa trên tài liệu , chủ yếu nhớ được gì thì viết như vậy để đỡ mất thời gian ; người đọc nên tìm hiểu thêm)

Người xấu , người tốt , ma quỷ … đều do con người tự quy định với nhau . Nếu con người là động vật cấp cao , vậy những loài động vật khác thì sao ??? Có tốt xấu gì ko hay vấn đề chỉ là sinh tồn : ăn và bị ăn . Có kiếp sau ko , có kiếp trước ko , chết đi có thành ma ko … Rồi chúa , rồi phật , mục đích của tôn giáo là gì ? Là 1 đức tin với cùng chung mục đích : làm cho con người ta hướng thiện ( làm việc tốt , bỏ việc xấu ) 1 câu chuyện rất châm biếm , 1 sát thủ người Nga ko tin vào chúa , mỗi khi giết 1 người , hắn đều cho nạn nhân của mình 30 phút để cầu nguyện . Và câu nói cuối cùng với nạn nhân luôn là : Chúa ở đâu , sao ko đến cứu m ? Rồi chuyện chết đi sẽ ra sao ? Nếu còn linh hồn , là ma thì bao nhiêu tỉ năm nay , bao nhiêu người chết , ai cũng làm ma thì chỗ đâu chứa hết được ? Có giả thuyết hợp lý hơn là luân hồi , là đầu thai vào đứa trẻ khác . Thế đứa trẻ mới sinh ra có ý thức ko , nếu là luân hồi , sao ko giữ nguyên ý thức từ kiếp trước hay vẫn phải bố mẹ dạy dỗ , đi học … Rồi còn nhân quả , gieo nhân nào gặt quả ý , ý nghĩa ở đây vẫn là sự hướng thiện . Tại sao cứ phải hướng hiện nhỉ , sao cứ phải phân ra việc tốt việc xấu . Đơn giản thôi đó là khi chúng ta có suy nghĩ , tư duy ( thứ tồn tại trên động vật cấp cao ) . Thì nếu ai cũng làm việc xấu : cướp , giết … thì loài người sẽ tuyệt chủng . Thế nên mới cần luật pháp để duy trì trật tự đấy . Thiếu gì những người tham ô , làm việc xấu , có nhiều tiền .. sống sung sướng đến cuối đời , thậm chí đến đời con cháu vẫn còn GIÀU , thì nhân quả ở chỗ nào ? Rồi những người hiền lành , cả đời chẳng hại ai vẫn tai nạn giao thông , vẫn ung thư … thì tại ai ? Nghe có vẻ tiêu cực , thế thì làm việc tốt làm gì nữa ? Con người có 2 phần : thể xác và tâm hồn , cụ thể tâm hồn ở đây là suy nghĩ . Nuôi thể xác thì là ăn uống , tập luyện … Còn nuôi tâm hồn là làm sao cho mình cảm thấy thoải mái , dễ chịu . Thì việc làm người tốt ở đây cũng vậy , đôi khi làm 1 việc tốt ko cần trả ơn , nhưng thực ra trong tâm đã thấy vui . Còn khi làm việc xấu sẽ thấy cắn rứt rồi sinh ra hoang tưởng , ma quỷ báo thù . Chốt lại vấn đề : Mỗi người chỉ sống 1 lần , ko hồi sinh , ko kiếp sau thì sống như nào để mình hạn chế ít phải có cảm giác HỐI HẬN nhất . Trước khi làm 1 việc , nghĩ : thành công được gì , thất bại mất gì , nghĩ đến cái mất trước . Quan trọng là mình nghĩ gì chứ đừng quan trọng mọi người nghĩ gì . Với mọi người chưa chắc là tốt nhưng với mình có thể là tốt . Có ai đi chọn người yêu , chọn vợ mà đi hỏi người khác : thấy e này thế nào , xinh ko , yêu ko rồi lấy cho mình đâu ???? Được cái câu chốt chuẩn , viết linh tinh vãi , sống đến tuổi này lần đầu tiên nghe : NGHIỆP LỰC =)) Nghiệp thì là nghiệp chướng , lực chắc là động lực à hay sức lực , năng lực =))

  1. Người xấu , người tốt , ma quỷ … đều do con người tự quy định với nhau .

Cái này cũng đúng , thế giới được con người chia ra làm 2 mặt nhị phân ( đẹp – xấu , thiện – ác , chánh – tà, yêu – ghét , bạn và thù..).. Nhưng đều do con người quy định với nhau thì cũng chưa chắc , vì mấy ai xấu mà nhận là mình xấu , mấy ai làm sai mà biết mình sai. Thường thì cứ đối nghịch với mình thì đều là xấu , đều là đối tượng ghét cần phải loại bỏ.

Mỗi một hành động thường mang cả 2 tính chất tích cực và tiêu cực … Tích cực ( có lợi cho mình và đám đông) nhiều thì gọi là hành động tốt ; mà tiêu cực ( có hại cho nhiều người và ngay cả bản thân ) thì gọi là hành động xấu , tội lỗi ( hoặc 1 nghiệp xấu)

2. Nếu con người là động vật cấp cao , vậy những loài động vật khác thì sao ??? Có tốt xấu gì ko hay vấn đề chỉ là sinh tồn : ăn và bị ăn

Phần trả lời dựa trên hiểu biết về đạo Phật là chính . Trên Trái Đất này có 2 dạng chúng sinh : chúng sinh hữu tình ( con người, các loài vật , những loài có cảm xúc ..) , chúng sinh vô tình ( cỏ cây hoa lá, sỏi đá ..) . Cũng có chỗ gọi chúng sinh là hữu tình , còn đất nước gió … là vô tình .. (Đi sâu nữa thì miên man luôn).

Thường thấy, sự sinh của những loài hay cá thể này lại được duy trì từ sự chết của những loài hay cá thể khác. Con lớn và khỏe ăn thịt các con bé ; có con ăn thịt để sống , có con ăn cây cỏ để sống , cây cỏ lại hấp thụ xác chết của loài vật côn trùng để sống .. Cá ăn kiến , nhưng kiến cũng ăn cá ( những con cá yếu gần chết, xác chết của cá làm mồi cho kiến).

Để tồn tại cho bản thân buộc phải giết hại ăn thịt những loài khác , đó cũng là quy luật ở cõi này.( cõi tức là nói về hành tinh này – Trái Đất) . Trong kinh Phật giáo ( Phật giáo Đại thừa) có nói cõi này là ” Ngũ trược ác thế” , hiểu nôm na là cõi khổ , ác. Nhiều người nhận thức thấy việc đó là ác , họ tìm đến những nguồn thức ăn gây ít tổn hại hơn ( nhất) đối với các loài , cá thể khác : chỉ ăn xác chết, chỉ ăn cây cỏ, ăn hoa quả ăn lá và giảm nhu cầu về ăn uống đến tối đa. Trong đó cũng có phần gọi là xuất phát từ sự nhân từ với loài khác, cá thể khác; đồng thời cũng là nhân từ với chính mình ( vì biết đâu mình cũng có thể sẽ là nạn nhân , con mồi của những cá thể khác).

3. Có kiếp sau ko , có kiếp trước ko , chết đi có thành ma ko …

Phật giáo và khá nhiều tôn giáo khác, bao gồm cả tin ngưỡng dân gian Việt Nam ( các nước Đông Nam Á, Trung Quốc) đều tin rằng có kiếp trước , có kiếp sau ..Phật giáo gọi đó là luân hồi.

Theo Phật giáo nói chung thì có ít nhất 6 nẻo luân hồi ( gọi là lục đạo luân hồi )- Trời , người , atula ,ngã quỷ , súc sinh , Địa ngục.. những chúng sinh ở các cõi đó có sự hạnh phúc ( sướng khổ) khác nhau… Được sắp xếp như cõi trời là hạnh phúc nhất, xong đến cõi người , rồi atula ( cõi atula có quyền năng gần ngang với con trời nhưng không được xem lại cõi có hạnh phúc, thua cả cõi người) , súc sinh là các loài vật cùng sống với con người ở hành tinh này.. Ngã quỷ là nẻo luân hồi khổ ( tham quá thành quỷ , chịu nhiều đói khát và thiếu thốn) , Địa ngục là nơi mà chỉ có đau khổ ( do những việc làm xấu , do sân hận gây ra)

Chết đi có thành ma không?

Câu này Phật giáo cũng không có câu trả lời chính thức ? Ma hay linh hồn được người trong dân gian gọi , thì Phật giáo Đại thừa gọi là thân trung ấm , 1 hình thức chuyển tiếp giữa tâm thức người ( vật , thường ám chỉ con người) với 1 nẻo luân hồi khác.. Phật giáo Đại thừa cho rằng sau 49 ngày là tối đa linh hồn ( thân trung ấm ) sẽ đi đầu thai chuyển kiếp… Còn với khá nhiều quan điểm của các thầy Phật giáo nguyên thủy cho rằng không có giai đoạn đó, tùy theo nghiệp và tái sinh luôn … Tuy nhiên giữa các thầy trong Phật giáo nguyên thủy ở VN cũng có những quan điểm khác nhau về điều này..Có thầy cho rằng có ma , có thầy cho rằng ma là dạng nẻo luân hồi ngã quỷ ( thai sanh hoặc hóa sanh).

Nhìn chung hình thức “Ma – linh hồn” được người dân gian cho rằng có , và phổ biến đặc biệt ở Trung Quốc.

4. Rồi chúa , rồi phật , mục đích của tôn giáo là gì ? Là 1 đức tin với cùng chung mục đích : làm cho con người ta hướng thiện ( làm việc tốt , bỏ việc xấu )

Tôn giáo xuất hiện ở hành tinh này có nhiều mục đích, và có nhiều tôn giáo có lịch sử lâu đời.

Tôn giáo có tôn giáo tốt , không tốt ; có quan điểm thế giới quan , giáo lý , sinh hoạt khác nhau. Và chưa chắc tất cả các tôn giáo đều có mục đích hướng thiện. Có 1 số tôn giáo ( xem phim thấy Bạch Liên giáo hay Hồng Liên giáo mục đích của họ lật đổ chế độ , phản Thanh phục Minh , hoặc truyền bá mê tín, ma mị) .Tôn giáo phần lớn đều sử dụng đức tin là gốc , phải tin thì mới theo , nói mới dễ hiểu .

Thời xưa, tôn giáo ngoài mục đích đưa con người về chung 1 nếp, văn hóa ; còn có vai trò giúp giai cấp thống trị trong việc cai trị đất nước ( như Nho giáo – Khổng và Lão) . Cái này là theo hiểu biết của tui , đúng sai quý vị tự tìm hiểu. Nho giáo đặt cao vai trò của giai cấp thống trị trong chế độ phong kiến “Coi vua chúa như cha mẹ”.

Tôn giáo và chính trị thường song hành cùng nhau trong lịch sử loài người , ở cả những nước lớn nhỏ, thuộc các châu lục khác nhau.

Nói chung nếu nói tôn giáo lấy đức tin , hay lòng tin là gốc ; thì khoa học hay chủ nghĩa duy vật cũng cần có lòng tin.. Chứng minh nguồn gốc loài người , nhà khoa học này nói thế này, rồi vài năm sau lại tìm ra nguồn gốc khác không phải vậy ; Rồi có thật là có thời kỳ khủng long ở các kỷ Ura , kỷ phấn trắng không, những nghiên cứu khảo cổ đó có chính xác không … đều phải dựa vào lòng tin. Có những thứ có thể sờ tận tay , thấy tận mắt; có những thứ buộc người khác phải tin.

Ngay cả việc Trái Đất có hình cầu , mà giờ vẫn có nhiều bộ tộc cho rằng đó là 1 mặt phẳng , bên trên là chúa trời.. theo như đọc ở 1 số trang web về khoa học Trái Đất là khối cầu lồi lõm , thậm chí giống hình thoi hơn.

5.Mục đích của đạo Phật có phải chỉ là hướng thiện?

Theo t thì không nhé , nếu đạo Phật chỉ hướng thiện thì Đức Phật đã không phải bỏ ngai vàng đi xuất gia tìm đạo. Làm 1 vị vua, có tương lai thống trị Ấn Độ , sau đó ban hành đạo luật tốt giúp con người sống thoải mái hơn , hướng thiện hơn. Không phải điều đó tốt hơn là làm 1 người tu sĩ , phải đi khất thực , thiểu dục và chỉ có 1 chút ít tài sản ( về y và bát , ngoài ra còn thuốc men đủ dùng). Việc làm vua và ban hành luật , cai trị dân tốt Đức Phật cũng làm rất nhiều kiếp rồi ( theo các câu chuyện tiền thân) và cho rằng điều đó không thật hiệu quả , làm vua rồi bị đọa Địa ngục , đọa xong lại lên trời hưởng những phước báu do công đức phước đức làm vua tạo ra… Thời gian ở Địa ngục thì quá là khổ ( trong 1 bài kinh thuộc tiểu bộ kinh Nikay).

Mục đích của đạo Phật là giác ngộ , là giải thoát ; thoát khỏi luân hồi … vì còn ở luân hồi là còn khổ, dễ bị rơi vào nẻo luân hồi xấu ( Ngã quỷ, súc sinh , Địa ngục)/

Câu thứ 5 thì Phật tử và người tin vào đạo Phật sẽ thấy hợp lý hơn.

6. 1 câu chuyện rất châm biếm , 1 sát thủ người Nga ko tin vào chúa , mỗi khi giết 1 người , hắn đều cho nạn nhân của mình 30 phút để cầu nguyện . Và câu nói cuối cùng với nạn nhân luôn là : Chúa ở đâu , sao ko đến cứu m ?

Câu này liên quan đến đạo thờ Chúa ( chắc là Thiên Chúa nhiều hơn) . Cũng chỉ biết là đạo Thiên Chúa cũng là 1 đạo tốt, tôn giáo tốt có tính hướng thiện cao. Liên quan đến vấn đề cầu khấn thần linh , để thoát khỏi những hiểm họa khó khăn trong kiếp người. Đạo Thiên Chúa cũng có khá nhiều mâu thuẫn như : Chúa có quyền sinh sát , tạo ra con người ,ban phước giáng họa .. Không biết giờ họ đổi chưa thì chịu. Theo Phật giáo thì ngay cả Đức Phật cũng chẳng có quyền hành như vậy. Đức Phật không thể ban phước giáng họa cho chúng sinh , hay ưu ái với hàng Phật tử của mình. Đức Phật độ người con Phật bằng những lời dạy về nếp sống , cách đối xử với đồng loại , với huynh đệ , với các loài khác 1 cách hài hòa , an lạc. Đức Phật dạy cho các đệ tử các phương pháp để đạt giác ngộ , thấu hiểu chân lý , sống tốt đời đẹp đạo. Lời dạy của Đức Phật được chia thành “Chân đế” ( những lời dạy hướng dẫn để thoát khỏi sinh tử luân hồi , thoát khỏi sự cám dỗ của ngũ dục) và “Tục đế” ( những lời dạy để hàng đệ tử có sức khỏe, có trí tuệ đạt được đời sống an lạc , hạnh phúc ngay trong kiếp sống con người).

Nói ” Đức Phật không thể ban phước ,giáng họa cho ai. Tất cả là do nhân quả của mỗi người , đã gieo nhân thì ắt gặp quả ( nhờ duyên) .” Đức Phất có thể ban phước chứ , những lời dạy đó đem lại kiến thức , mở mang trí tuệ cho con người .. Mà kiến thức và trí tuệ cũng là những dạng phước báu.

Ở câu chuyện châm biếm trên thì chỉ có thế dùng quan điểm mà trả lời thôi. Người bị hãi (nạn nhân) nếu không trốn chạy , hay tìm cách chống lại được tên sát nhân kia , thì nên cầu xin nó , biết đâu nó tha cho ; như vậy sẽ hiệu quả hơn vì có vẻ như tên sát nhân có hiềm khích với “Chúa” rồi . Cầu nguyện khéo nó hành cho khổ hơn , khác gì chọc tức cơn giận của nó. Nếu đã tới số phải chết rồi , thì cho dù nó có tha cho thì cũng bị chết dưới 1 hình thức khác . Nhân duyên , ân oán của con người không hẳn chỉ do đời này, mà còn do nhiều đời trước ( ví dụ đời trước hại nó nên giờ “nghiệp lực” dẫn dắt khiến “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa” , đi đâu cũng gặp nó để tạo cho nó có cơ hội “thịt” mình. Đối với tên sát nhân kia có ngon thì hại tổng thống Nga, hay Mỹ xem ( có cầu chúa , hay làm đủ mọi cách cũng khó mà động được vào sợi lông chân của mấy ổng đó). Trong lịch sử nước Mỹ thì từng có 1 2 vụ , tổng thống bị ám sát.

Tóm lại trả lời cho câu này cũng phải dựa vào học thuyết nhân quả nghiệp báo … Cũng có những nhân dạng như đầu tiên , ban đầu nhưng ít lắm.Thường là tích lũy những nghiệp xấu , gặp duyên ( gặp thằng sát thủ đấy ) rồi tạo ra 1 quả báo xấu đến với bản thân.

Khi Đức Phật còn tại thế thì bản thân ngài cũng không cứu được việc dòng họ Thích bị giết hại bởi vua Tỳ Lưu Ly. Việc này được lý giải là do quả bảo của dòng họ Thích trong 1 kiếp xa xưa đủ duyên đến thời trổ quả ( cái quả báo này quá lớn , phước của dòng họ Thích không đủ để giảm nhẹ nó).

7. Có giả thuyết hợp lý hơn là luân hồi , là đầu thai vào đứa trẻ khác . Thế đứa trẻ mới sinh ra có ý thức ko , nếu là luân hồi , sao ko giữ nguyên ý thức từ kiếp trước hay vẫn phải bố mẹ dạy dỗ , đi học …

Theo những gì trả lời ở những câu trên , sau khi mất đi con người không nhất là sẽ đầu thai trở lại thành 1 con người … Mà nó còn ở nhiều hình thức khác (trời, atula , người , ngã quỷ, súc sinh ( chó mèo ….) , địa ngục

Luân hồi được khá nhiều tôn giáo giảng giải , tuy cách giải thích và đưa những ví dụ , lập luận khác nhau nhưng đều gói gọn ở sự chuyển tiếp của các kiếp sống .. Có khá nhiều bài viết của khoa học chứng minh luân hồi – nhân quả là có thật ( search google) .. Những đứa trẻ có tính bạo lực ở độ tuổi 18 20 thường khỏe mạnh , nổi trội hơn đám bạn cùng chăng lứa. Chúng thích bắt nạt đánh đập kẻ khác, nhưng rất nhiều ( phần lớn) trong số đó ở tuổi 4x thì lại yếu , mắc nhiều chứng bệnh khó chữa… Trong khi những người hiền lành , có đời sống tích cực thì lại hoàn toàn khỏe mạnh và bệnh tật không thể đeo bám được họ. 1 ví dụ về cùng 1 ly nước cùng 1 khoảng thời gian không gian, 1 người nói giong thân thiện thì ly nước trở lên trong và tinh khiết. Còn người khác với tâm trạng phẫn nộ, những lời lẽ sân hận ly nước trở nên đen…

Những câu chuyện về trường hợp giống nhau đến khó tin ( giống người trong lịch sử) được đăng trên nhiều trang báo có tiếng. Những thần đồng có khả năng làm toán, ca hát , chơi nhạc , luyện võ giỏi hơn người lớn cùng nghề tập luyện lâu năm.. Những câu chuyện kể về tiền kiếp , nhớ lại những hình ảnh mà đời sống này chưa xảy ra… và đến tận nơi đúng với mô tả do nhừng gì người đó nói..

+ Những lý do con người không thể nhớ lại và không nên nhớ lại đời trước.

Cuộc đời khổ nhiều vui ít, có nhiều thứ chúng ta mãi mãi muốn quên đi ; bênh tật, những đau thương mất người thân, những câu chuyện ngoại tình ám ảnh .. Ngay cả chỉ trong 1 quãng thanh xuân ngắn ngủ họ đã bị ám ảnh và không chịu được.. Vậy nhớ những điều đó có ích gì cho họ.

Có người đến bữa ăn tối qua ăn gì còn chẳng nhớ, những bạn học ân nghĩa thời trẻ cũng quên tuột … chạy theo những đam mê và những mối quan hệ , quan tâm mới… Làm gì còn thời gian mà nhớ.

Khi già rồi, thân thể , não bộ bị hạn chế, chứng lú lẫn của những người già ( những người hồi trẻ chạy theo đam mê dục vọng khi già càng lú khỏe, hơn những ng sống giản dị, tình nghĩa).. Ngay đến tên mình còn không nhớ, con cháu cũng quên béng , nhầm đứa nọ đứa kia… Nhìn vào cái gương còn chẳng nhận ra đó là mình ở trong gương…

Đó là ví dụ về ngay cả còn ở trong đời này họ đã quên tuột do bị giới hạn bới thân xác ( ngũ ấm) , thời gian , không gian , các mối quan hệ , các điều cần lưu tâm.. Vậy làm sao mà khi đến đời sau họ nhớ được đây , khi với 1 thân xác mới ( may mắn là còn là người chứ vào làm mấy con chó mèo , bị thịt mỗi khi nhà có giỗ có tiệc thì còn thảm nữa).

+ Tất cả những gì xảy ra trong các kiếp, con người đều có thể nhớ lại… chỉ là họ có khả năng đó không.. Có 1 khái niệm gọi là tàng thức “a nại da thức” , giống như 1 bộ nhớ của máy tính khổng lồ , ghi chép rất nhiều kiến thức, trải nghiệm , kinh nghiệm, những thứ đã xảy ra trong các kiếp sống cũ.. Ở Phật giáo thì có các vị tu chứng quả đặc biệt là A La Hán có khả năng đó… Phương pháp chính có lẽ vẫn là thiền định.

1 ví dụ khác , tại sao nhiều đứa trẻ kon lại có khả năng sử dụng máy tính , rồi các loại máy móc thế hệ mới ; trong khi nhiều người lớn ( bố mẹ , ông bà họ) thì chịu. 1 đứa con thông minh giỏi giang lại sinh ra từ cặp vợ chồng lạc hậu ( nếu mà nói di truyền thì ai chấp nhận được).

8. Rồi còn nhân quả , gieo nhân nào gặt quả ý , ý nghĩa ở đây vẫn là sự hướng thiện . Tại sao cứ phải hướng hiện nhỉ , sao cứ phải phân ra việc tốt việc xấu . Đơn giản thôi đó là khi chúng ta có suy nghĩ , tư duy ( thứ tồn tại trên động vật cấp cao ) . Thì nếu ai cũng làm việc xấu : cướp , giết … thì loài người sẽ tuyệt chủng . Thế nên mới cần luật pháp để duy trì trật tự đấy . Thiếu gì những người tham ô , làm việc xấu , có nhiều tiền .. sống sung sướng đến cuối đời , thậm chí đến đời con cháu vẫn còn GIÀU , thì nhân quả ở chỗ nào ? Rồi những người hiền lành , cả đời chẳng hại ai vẫn tai nạn giao thông , vẫn ung thư … thì tại ai ? Nghe có vẻ tiêu cực , thế thì làm việc tốt làm gì nữa ?

Khoa học có thuyết : khi chúng ta tác động vào thế giới 1 lực thì thế giới sẽ trả lại chúng ta 1 lực tương tự như vậy…

Tốt xấu chỉ là cách đánh giá, nghiệp báo sẽ trả lại những quả phù hợp với những nhân đã gieo. Cái gọi là động vật cấp cao cũng là do con người, đặc biệt là các nhà khoa học quy định thôi. Khái niệm này chỉ được chấp nhận ở con người sống trên Trái Đất .. Việc gieo những việc làm ác như đánh người , chiến tranh chắc chắn sẽ gây tổn hại đến con người và các loài vật ( chiến tranh tốn nhiều sức người, sức của , nó giống như chơi cờ bạc ăn tiền là không tạo ra sản phẩm , mà lại phá hủy những thành quả của kẻ khác, thứ thu được luôn ít hơn những thứ nó vốn có).. Cho dù có nhân quả do tự nhiên đem lại hay không thì chiến tranh là nhân , con người bị giết hại , thiên nhiên của cải bị tàn phá vẫn là kết quả… Nhân quả trong Phật giáo có phạm trù rất rộng, nó vừa là nhân quả do diều kiện thời tiết, do việc làm nỗ lực đúng cách tạo ra thành quả, do nghiệp báo kết quả của các hành vi tạo tác. 1 người sử dụng ma túy sẽ gây ra những hậu quả : đem đến sự tổn hại về thân gầy yếu, cơ thể suy nhược ; sự tổn hại về tài sản do phải đem của cải đánh đổi , sự tổn hại về tinh thần cho chính người đó, cho gia đình và xã hội; gây ảo giác cho chính bản thân người sử dụng; bạo lực khi hành vi không được thực hiện không tìm được khoái cảm do thiếu thuốc , thèm khác không được gây ra sân hận ( bạo lực).. Đó cũng là nhân quả đó ,cái đó thấy được ngay tác hại không cần phải học thuyết gì xa vời cả.

Thiếu gì những người tham ô , làm việc xấu , có nhiều tiền .. sống sung sướng đến cuối đời , thậm chí đến đời con cháu vẫn còn GIÀU , thì nhân quả ở chỗ nào ? Rồi những người hiền lành , cả đời chẳng hại ai vẫn tai nạn giao thông , vẫn ung thư … thì tại ai ? Nghe có vẻ tiêu cực , thế thì làm việc tốt làm gì nữa ?

Cái này phải nhìn đời thật lâu , trải nghiệm quan sát thật lâu , suy ngẫm về bản thân và người khác mới thấm dần được.. Xem những câu chuyện lịch sử , tham quan đều bị ghét và phần lớn đều bị xử tử tịch thu tài sản ( Hòa Thân) ( Tần Cối) – Trung Quốc..Chết rồi vẫn bị dựng xác dạy để chặt đầu , cướp và tịch thu tài sản. Ngoài ra có nhiều trường hợp bị những bệnh hiểm nghèo mà y học kể cả thời hiện đại vẫn phải bó tay..

Như ở câu 1 : Một việc tốt đến mấy thì nó cũng có vài giá trị xấu .. Một việc xấu đến mấy thì nó cung tạo ra 1 vài điểm tích cực cho cuộc sống… 1 a chiến sĩ gây được công lao lớn cho đất nước ,thì cũng gây ra khá nhiều cảnh mất chồng , mất con cho những người mẹ , vợ hậu phương bên địch. 1 con người không ai hoàn toàn tốt, không ai hoàn toàn xấu. 1 tên cướp giết người cướp của , nhưng đôi khi vẫn là 1 người chồng tốt, 1 người con hiếu. Ngược lại 1 người bên ngoài đối xử với mọi người rất tốt , nhưng với vợ con cha mẹ thì chưa tròn.

Nhân quả khách quan nó xét rất nhiều góc độ , ích lợi và tác hại đói với bản thân người đó, người xung quanh , đồng loại ; các con vật và cả môi trường sinh sống nữa.. Chặt cây phá rừng có đi làm từ thiện thì đó vẫn được xem là việc không tốt.

Do tạo nhiều ân đức, những việc tốt có ích , phước báu còn rất nhiều nên người đó được làm quan sống cuộc sống nhiều tài sản… Phước nhiều đời vẫn còn , tội tham ô những việc làm xấu ít hơn cho nên chưa thể trổ quả ngay được. Người nghèo đa số là do đời trước thiếu những nhân lành, phạm vào 1 vài ác nghiệp mà phước không đủ chống. Nghèo thì phải sống thật lương thiện vì có phạm tội nhỏ nhiều khi phải chịu hình phạt lớn hơn so với mức mà luật pháp quy định ( xem phim cổ trang Trung Quốc và kinh nghiệm của con nhà nghèo thời bây giờ).

Việc tin vào nhân quả , những việc tốt sẽ được đền đáp, tin vào đời sau sẽ khiến con người sống tích cực hơn ,xóa bỏ được những hành động , suy nghĩ ngu si gây khổ cho mình , người khác ở đời này và đời sau nữa.

Sống trên đời gần như ai cũng có bệnh , có đau khổ và lo lắng ; người giàu cũng lo lắng về sức khỏe còn nhiều hơn người nghèo. Đa phần những người giàu họ có tư duy tốt hơn, biết hoặc vô tình tạo ra những nghiệp tốt như từ thiện . Người nghèo bị chìm vào nghiệp chướng , nợ đời trước quá nhiều , nhiều khi bị ủ bệnh từ nhỏ không có tiền chữa, đến khi phát hiện ra bệnh cũng quá nặng r.. Hơn nữa, người nghèo phải làm những việc cực khổ , phải lo nghĩ nhiều, phải làm những việc gây ác nghiệp lớn : như sát sinh, thậm chí là trộm cắp. T chỉ nói nhân quả khách quan ,còn nhân quả công bằng không t không dám nói.

9 .Con người có 2 phần : thể xác và tâm hồn , cụ thể tâm hồn ở đây là suy nghĩ . Nuôi thể xác thì là ăn uống , tập luyện … Còn nuôi tâm hồn là làm sao cho mình cảm thấy thoải mái , dễ chịu . Thì việc làm người tốt ở đây cũng vậy , đôi khi làm 1 việc tốt ko cần trả ơn , nhưng thực ra trong tâm đã thấy vui . Còn khi làm việc xấu sẽ thấy cắn rứt rồi sinh ra hoang tưởng , ma quỷ báo thù .

Cái này cũng đúng , nhìn chung các tôn giáo , người không tho tôn giáo, hoặc tín ngưỡng dân gian cũng cho rằng có 2 phần thể xác và tâm hồn.

Thân thể và tâm hồn là 2 phần riêng nhưng có liên quan mật thiết với nhau, thân thể khỏe mạnh thì tâm hồn sẽ thăng hoa , phấn chấn.. thân thể đau ốm thì tinh thần khó đạt an lạc , những cơn đau kèm sợ hãi nổi lên.. Trước đây không có dịch covid , mắc những bệnh k truyền nhiễm , t có thể an tâm tư mua thuốc hoặc điều chỉnh sinh hoạt để tự điều phục..Nhưng giờ mà dính vào bênh truyền nhiễm đó, không đi bác sĩ không đi cách ly là có tội với Đất nước…chắc chắn lo sợ sẽ xuất hiện, bị phạt , bi chửi. 1 tinh thần , tâm hồn héo úa sẽ khiến cho cơ thể khó hấp thụ chất dinh dưỡng, tạo ra nhiều độc tố trong các bộ phận nội tạng như gan , thận , phổi , tim ( do các cảm xúc tiêu cực phẫn nộ, sợ hãi , lo lắng sinh ra).

Không hẳn là chỉ làm việc xấu cũng sinh ra hoang tưởng ma quỷ báo thù , mà kể cả đam mê dục lạc, chìm đắm vào chơi bời ( kể cả không gây hại cho ai), thủ dâm tự sướng 1 mình … cũng gây ra các cảm giác sợ hãi… Đó là nghiệp báo của những hành động trên tác động lên tâm… có biết cũng vẫn bị.

10. Chốt lại vấn đề : Mỗi người chỉ sống 1 lần , ko hồi sinh , ko kiếp sau thì sống như nào để mình hạn chế ít phải có cảm giác HỐI HẬN nhất . Trước khi làm 1 việc , nghĩ : thành công được gì , thất bại mất gì , nghĩ đến cái mất trước . Quan trọng là mình nghĩ gì chứ đừng quan trọng mọi người nghĩ gì .

Việc không tin nhân quả – luân hồi , không tin vào quả báo của nghiệp ; đạo Phật gọi là đoản kiến – tà kiến. Đây là quan điểm nhận thức sai lầm, dẫn đến rất nhiều hành động sai lầm. Giáo lý của đạo Phật rất chắc chắn , vững vàng không phải muốn bẻ là bẻ được , kể cả giáo sư và trên giáo sư.. Cao tăng , ẩn sĩ cư sĩ từ xưa cũng có rất nhiều người có học thức uyên bác; về tranh luận biện tài có thể khiến cho những học giả ngoại đạo, những người tự cho mình có kiến thức sâu rộng phải cứng họng… Ngày nay kiến thức được phân chia thành rất nhiều loại khoa học , xã hội … từ khoa học và xã hội lại phân chia thành nhiều các lĩnh vực nhỏ rồi nhỏ hơn nữa… 1 vị tiến sĩ hay phó giáo sữ ở lĩnh vực này đôi khi chỉ có nhiều kiến thức ở lĩnh vực đó thôi.. Không giống như thời xưa , ở thời phong kiến nho giáo lấy đạo đức làm chuẩn mực và thước đo.. Chọn người chọn phải có đủ tài và đức. Nho giáo thì hồi nhỏ thấy các phim trẻ kon phải học bài Tam Tự kinh , đều là rèn luyện đạo đức trước.

Đời sống xã hội ngày nay cực kỳ phức tạp , 1 việc làm sai , 1 thiếu xót có thể gây ra nhiều khó khăn cho những chặng đường tiếp theo.. Nếu không học cấp 1, sao lên cấp 2 , 3 rồi Đại học .. Đối với người bình thường thì xin việc có việc làm để kiếm được tiền nuôi thân là mục tiêu hàng đầu. Xã hội phân hóa thành nhiều kiểu , không theo 1 loại văn hóa nhất định , vì không đồng nhất nên rất khó đưa ra quyết định , và phân biệt đúng sai. 1 cô gái có thể thản nhiên cùng lúc qua lại chat chit với nhiều 1 lúc ngay cả khi có người yêu. 1 người ngay cả khi có chồng hoặc vợ vẫn tìm thú vui bền ngoài và không cho rằng đó là tội lỗi. Phong kiến là cổ hủ , nhưng nó cũng có rất nhiều truyền thống văn hóa tốt có thể giúp cho đời sống gia đình tránh khỏi khác nhiều lục đục không đáng có ( Nho giáo).

Những vấn đề này nó lan man nên không nhắc tới.

11.Với mọi người chưa chắc là tốt nhưng với mình có thể là tốt . Có ai đi chọn người yêu , chọn vợ mà đi hỏi người khác : thấy e này thế nào , xinh ko , yêu ko rồi lấy cho mình đâu 

????

 Được cái câu chốt chuẩn , viết linh tinh vãi , sống đến tuổi này lần đầu tiên nghe : NGHIỆP LỰC =)) Nghiệp thì là nghiệp chướng , lực chắc là động lực à hay sức lực , năng lực =))

Theo Phật giáo , học giáo lý nhà Phật thì gần như tất cả mọi việc đều có nguyên do, cùng 1 thời đại nhưng có người lận đận có người vẫn hạnh phúc. Cùng dịch Covid nhưng có người vẫn làm giàu , đa số thì chịu thất nghiệp , thu nhập giảm 2/3

Nghiệp lực là khái niệm có trong Phật giáo , nó có trong các tôn giáo khác không thì không biết. Khái niệm nghiệp lực xuất hiện nhiều ở Phật giáo Đại thừa và nó thường đi kèm với nguyện lực.. Nghiệp lực mang cả 2 yếu tố là tích cực và tiêu cực, nhưng phần lớn thường được hiểu theo tiêu cực. Tiêu cực cũng có thể gọi như là nghiệp chướng.

Cũng chỉ lấy những ví dụ để có thể thêm chút hiểu biết về nghiệp lực ( chỉ tương đối nên tự tìm hiểu thêm).

Trong truyện Kiều , Nguyễn Du có viết : Đã gieo lấy nghiệp vào thân xin đừng trách trời gần trời xa ( đây là nghiệp chướng là ác nghiệp) … Ví dụ 1 người phải chịu cảnh sống trong lo sợ bị người khác làm hại , thì cho dù có trốn biệt xứ thì vẫn gặp những khác ( không quen biết) làm hại thôi. Hoặc đã có nợ thù hằn với người nào đó, thì trốn tận chân trời rồi cũng có lúc gặp lại người kia hoàn trả lại mối nợ cũ. Cổ nhân có câu ” Không phải oan gia bất thành phu phụ” câu này chỉ đúng theo nghĩa tiêu cực , cho rằng vợ chồng đến với nhau là do làm hại để trả nợ… Ngoài ra có câu ” Lưới trời lồng lộng tuy thưa song khó lọt”.

Những ví dụ về nghiệp lực theo nghĩa tích cực

+ Câu chuyện về Phật sống Tây Tạng, trong các lần phải trốn chạy sự tấn công truy đuổi của chính quyền TQ , thì có những câu chuyện rất khó tin: Bom đạn đều chỉ đánh vẹ đường không chạm được vào người của ngài… Đó có thể là nghiệp lực do thiện nghiệp lớn , nghiệp báo mạnh nên bom đạn không làm gì được .. Cũng có thể gọi là Phật lực.

+ Câu chuyện của Hư Vân thiền sư về 2 chiếc trực thăng của lính Nhật gần chùa.. Nhật Bản vốn là kẻ thù xưa của Trung Quốc, người Trung Quốc không ưa người Nhật , kể 1 cách trung lập.. Các thầy giảng pháp , tu tập trong chùa, lính Nhật tưởng rằng có Cách mạng nên trực thăng bay qua thám thính.. Cuối cùng 2 chiếc trực thăng tự đâm vào nhau phát nổ. Từ đó lính Nhật có thám thính cũng chỉ bay cách chùa rất xa.

+ 1 câu chuyện khác trong Tiểu Bộ Kinh hay Tạp A Hàm gì đó có nói về 1 tỳ kheo nhỏ tuổi. Được kể rằng lửa cũng không thể đốt cháy, sói không thể làm hại do các thiện nghiệp đời trước.1 lần nọ khi 1 số vị tỳ kheo xin Đức Phật vào rừng làm Phật sự. Đức Phật có cho vị tỳ kheo nhỏ tuổi đó đi cùng , và nói rằng điều đó sẽ tốt cho các vị kia. Các vị kia có thắc mặc hỏi rằng : tỳ kheo nhỏ đó đi chỉ quẩn chân chúng con , chúng con phải lo cho hắn chứ hắn sao giúp được gì cho chúng con. Phật đáp : nhờ đi cùng tỳ kheo nhỏ đó các ông mới được bình an , do nghiệp lực của thiện nghiệp vị đó rất lớn, ma quỷ thú dữ sẽ không thể làm hại các ông.

Viết đến đây lúc nào chỉnh sửa lại sau… Vì 1 friend trên facebook có comment như vậy ( friend nhưng cũng k có giao lưu lần nào) … Có thể sẽ có vài phần k đúng , nhưng nếu ai đó Phật tử có đọc qua thì đừng có tâm là ” t đang phá hủy làm ảnh hưởng xấu đến đạo Phật.

Hits: 31

Trả lời