GG : Kinh Sợ Hãi Khiếp Đảm – Kinh Trung bộ Nikaya

1. Ý nghĩa: “thừa tự pháp” là thực hành phạm hạnh qua đời sống viễn ly, sống ở nơi xa vắng trong các rừng, núi. Bản kinh số 4 trình bày rõ những ai có thể sống đời sống viễn ly, và những ai không thể. Kinh cũng nêu rõ lý do có thể và không thể.

a) Những người có thể sống đời sống viễn ly:

– Đã chứng định hoặc không vướng vào 10 ác nghiệp (hay 3 nghiệp thân, khẩu, ý bất tịnh).

– Người thực hành tốt Chánh ngữ, Chánh nghiệp và Chánh mạng.

– Người đã chế ngự Ái dục.

– Người đã loại trừ sân tâm, ác tâm, hại tâm.

– Người đã đoạn trừ “Ngũ cái”.

– Người đã chế ngự “Bát phong” (được, mất, khen, chê, thị, phi, danh vọng, lợi dưỡng).

– Người tinh tấn và có trí tuệ mạnh.

b) Ngược lại với hạng người trên thì không thể sống đời sống viễn ly. Nếu hạng người này dấn thân vào nếp sống độc cư, viễn ly thì tâm sẽ trở nên rất sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện tâm sẽ khởi dậy.

2. Đức Thế Tôn khi còn là vị Bồ tát là vị có đầy đủ điều kiện tâm lý để sống viễn ly. “Ngài là vị hữu tình không có si ám, sinh ra ở đời vì hạnh phúc cho muôn loài, vì an lạc cho muôn loài, vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài Người”. Ngài đã mở đường nêu cao đời sống viễn ly để thành tựu phạm hạnh: thành tựu Tứ sắc định và thiền quán để đi vào Tam minh, chứng đắc Chánh đẳng Chánh giác.

3. Sau khi giác ngộ Phật quả, Đức Thế Tôn vẫn tiếp tục đời sống viễn ly trong núi, rừng không phải để đoạn trừ các lậu hoặc mà vì “hiện tại lạc trú” (để có đầy đủ sức khỏe hoằng đạo) và vì “thương tưởng chúng sanh trong tương lai” (nêu cao nếp sống viễn ly).

Xem thêm : https://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung-gg-004.htm

Lời tác giả : giữ giới , thanh tịnh thì sinh ra định , và từ định chế ngự sợ hãi .

KINH TRUNG BỘ : “4.KINH SỢ HẢI KHIẾP ĐẢM” – TT.THÍCH TUỆ HẢI giảng giải lần thứ MƯỜI MỘT 25.6.2020

Hits: 45

Trả lời