Skip to content
We'll be happy to help. Call Us Today: +1800-222-9876

Tâm học yếu lược là phần nội dung do tác giả Tâm Học chọn lọc theo kiến giải riêng của mình… Do thấy kiến thức ở nhiều kinh , sách , bài giảng bị lặp lại nhiều quá. Nội dung chưa phải là chân lý chỉ có tính chất tham khảo.

 

Thuyết nhân quả nghiệp báo

NGŨ LUẬT THIÊN NHIÊN (PAÑCA NIYĀMA)

 

Đây xin kể về “Ngũ luật thiên nhiên”: utu niyāma – định luật về thời tiết (nóng, lạnh); bīja niyāma – định luật về giống chồi, mầm và tế bào; kamma niyāma – định luật về nghiệp báo; citta niyāma – định luật về tâm thức; dhamma niyāma – định luật về quy phạm hay các Pháp. (Năm định luật thiên nhiên này mà các “Thần giáo” cho là “Đấng tạo hóa” hay là “Thượng Đế”).

Giải rằng:
1. Định luật về thời tiết (utu niyāma): là định luật liên quan đến sự tiến triển các vật chất không có cơ thể (inorganique) như hiện tượng mưa, gió, thời tiết nóng, lạnh, xuân, hạ, thu, đông tự nhiên thay đổi. Mai, liên, cúc, đào tuần tự đua nở theo mùa tiết của nó, tự xoay tròn như kim đồng hồ. Định luật này có ai hay máy móc nào sai khiến không? Nó có tính chất tuyệt đối đối với ta không? Không – Vì nếu nhờ sự luyện tập cơ thể ta cũng có thể thoát ra khỏi vòng chi phối của nó. Như mùa đông trời lạnh thấu xương. Nhưng có người nhờ sự luyện tập yoga mà họ có thể nằm khỏa thân trong tuyết giá mà họ vẫn không hề lạnh – hoặc có người đi trên lửa mà họ không hề thấy nóng bỏng.
2. Định luật về giống chồi, mầm và tế bào (bīja niyāma): là định luật về sự tiến triển của những vật chất hữu cơ (organique) như cây cỏ, hột giống và những vật có tế bào. Do định luật này mà giống nào sinh ra giống nấy, lúa do hột lúa mà ra, vị ngọt do đường mía, mật mà ra, luật trống mái tế bào và phần tử genes trong sự thọ thai cũng do định luật này chi phối. Bīja niyāma cũng không phải là một định luật bất cưỡng lại. Ta cũng có thể xoay chuyển, kiểm soát nó được. Như trong cách trồng tỉa, ta cũng có thể chấp cành cây này qua cây kia để đổi phẩm chất hoặc số lượng của giống ấy được.
3. Định luật về nghiệp báo (kamma niyāma) là định luật hành vi và quả hay là “nhân quả”. Nhân gieo thì trổ quả. Nhân tốt đem lại quả tốt, nhân xấu đem lại quả xấu, đó là sự tự nhiên phải trổ sanh ra như vậy chớ không do ai thưởng phạt cả. Kamma niyāma tự nhiên có năng lực tác động mà không cần đến sự kích thích. Muốn hay không muốn bên ngoài đây là định luật chung của vạn vật trong vũ trụ.
Ta thường nói “thủy lưu tại hạ”, nước chảy xuống chỗ thấp, bởi chất nước luôn luôn tìm kiếm cho được sự quân bình, bằng phẳng không cần một máy móc hay nhân vật nào chỉ huy hay sai khiến, luật nhân quả cũng vậy, đã có nhân thì có quả như trả lại sự quân bình không thể tránh được, cũng như không thể ngăn hay tránh không cho nước chảy xuống chiều thấp trước khi nó đến mức quân bình như sự tự nhiên xoay vần của mặt trời và mặt trăng vậy.
Kamma niyāma không phải là một định luật bất cưỡng mà ta có thể chuyển hướng nó được (gọi là chuyển nghiệp). Tuy rằng trong khắp cõi sa bà này không có một nơi nào mà ta có thể tránh khỏi sự tác động của nghiệp báo, nhưng ta cũng không phải bắt buộc thọ lãnh trọn vẹn. Những cái gì mà ta mang theo trong cái nghiệp của ta từ người đê hèn, độc ác cũng có thể trở nên một bậc đạo hạnh, thanh cao. Luôn luôn ta có thể trở thành một cái gì, mà cái ấy tùy sự hành động và tư tưởng của ta. Mỗi lúc ta có thể trở nên tốt hơn hay là xấu hơn. Dầu cho người tội lỗi nhất cũng không nên tuyệt vọng (như đệ tử của ĐĐ. Ca-Diếp vì không thu thúc mà phải ra đời làm nhiều điều tội lỗi phải bị đức vua bắt được và đem ra pháp trường xử trảm, trong khi đưa ra pháp trường nhờ Đại đức Ca-Diếp đến nhắc nhở mà người để tử đổi liền tư tưởng ác xấu và thất vọng nhờ niệm đề mục tham thiền rồi đắc thiền dùng thần thông bay lên hư không thuyết pháp cho đức vua nghe và sám hối tội lỗi xin được xuất gia tu hành trở lại). Hoặc người có đạo hạnh cao nhất cũng không nên cẩu thả ỷ lại (như tích đức Bồ tát tu hành rất trong sạch đã đắc thiền và được đức vua thỉnh vào đền thọ thực mỗi bữa, vì dể duôi mà phải đứt thiền hành dâm với hoàng hậu). Như vậy tốt hay xấu chỉ do một tích tắc tư tưởng và hành động mà thôi.
Ai biết được nghiệp của mình đã tàng trữ bao nhiêu xấu, bao nhiêu tốt? Nếu suy theo sự hành động hiện tại mà ta suy đoán ngay cái quả thì ai dám nghĩ rằng một người như Aṅgulimala là một tên giết người không gớm tay mà lại đắc quả A-la-hán trong kiếp ấy. Như vậy định luật nghiệp báo ta có thể chuyển được do sự tinh tấn tu tập của ta.
4. Định luật về tâm thức (citta niyāma) như lịch trình diễn tiến của tâm thức, sự sanh, sự diệt của tâm niệm, những tác động của tâm, những hiện tượng của thần giao cách cảm, viễn cảm, hồi thức, huệ nhãn, huệ nhĩ, tha tâm thông .v.v. đều thuộc về citta niyāma cả.
5. Định luật về quy phạm hay các pháp (dhamma niyāma) như hấp dẫn lực, nhẹ bay lên, nặng rơi xuống, nhẹ hút vào nặng, dị chất phản ứng, như âm dương tương phản, như hiện tượng lạ lùng xảy ra trong lúc Bồ tát giáng sanh .v.v… và các định luật tương tợ trong vũ trụ cũng nằm trong định luật này.
Như đã giải trên, năm định luật vừa kể thì tất cả hiện tượng vật chất, tâm lý, luân lý đều có thể xoay chuyển được tùy theo sự cố gắng và khả năng của ta. Còn nếu như theo các thần giáo thì cho rằng: năm định luật ấy là Đấng Tạo Hóa hay là Thượng Đế đã an bài cách nào ta phải chịu như cách ấy thì ta mặc nhiên tự mình làm mất sự cố gắng và tự chủ của mình. Như vậy thì phải chịu hoàn toàn thất vọng vì ỷ lại hay quá tin tưởng vào kẻ khác.

 

Tổng hợp các câu chuyện liên quan đến nhân quả, nhân duyên

Những câu chuyện này được Tâm học sưu tầm từ nhiều nguồn kinh điển Nikaya , các câu chuyện nghe được qua nhiều bài pháp trên mạng , những câu chuyện có thật trong lịch sử … dân gian , truyền miệng và đời sống hằng ngày… Tâm học sẽ phân tích tính xác thực trong đó để phân loại cái nào có thật, cái nào bị thêu dệt nhiều . cái nào được dựng ra với mục đích phương tiện.

1; Câu chuyện kinh điển Nikaya

2. Câu chuyện đời thực

3. Câu chuyện dân gian

4. Câu chuyện lịch sử

5. Từ Trung Quốc 

6. Trong các tác phẩm của danh tăng cư sĩ

7. Phương tiện

8. Qua báo chí , mạng truyền thông

 

Câu chuyện nhân duyên

Sức mạnh của nghiệp

Nhân quả trong đời

Đoán số cải mệnh

Phúc báo thiện nghiệp

Ác báo lãnh khổ

Nhân quả nhãn tiền

Hành động lặp lại

Luân hồi có thật

Tiền kiếp Đức Phật

Tiền kiếp khác

Oan gia trái chủ

Oan oan tương báo

Câu chuyện nhân hồi

Thêm Heading của bạn tại đây

Hits: 576

Website chia sẻ kiến thức , những tâm đắc về đạo Phật , cổ nhân xưa của 1 cá nhân ( không phải tổ chức , chùa ) . Mọi ý kiến đóng góp, khiếu nại xin gửi về hòm thư [email protected] . Điều khoản , nội quy

Wiki Tâm Học
Copyright 2020 @ Thiết kế bởi DragonKnightMT